Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thí sinh lạnh nhạt với khối C

Thứ năm, 13:28 16/06/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Chưa bao giờ khối C lại "thê thảm" như năm nay khi mà số lượng thí sinh đăng ký dự thi chỉ chưa đầy 5%.

Vài năm gần đây, các ngành khoa học xã hội nhân văn đã mất dần vị trí trong "bảng xếp hạng" ngay từ khâu định hướng nghề nghiệp đầu tiên là đăng ký dự thi Đại học của thí sinh. 
 

Theo thống kê, số lượng thí sinh ở Hà Nội đăng kí thi khối C là 4,44%, ở TPHCM thậm chí chỉ có 1,4%. Ảnh: Chí Cường

 
Ngành "dễ kiếm tiền" lên ngôi
 

Số lượng học sinh đăng kí thi khối C càng ngày càng ít, ra trường họ luôn đối mặt với nguy cơ không có việc làm. Nhiều người muốn có việc thì phải làm trái nghề với chi phí "lót tay" xin việc hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nếu xin được việc đúng chuyên ngành như văn học, ngôn ngữ học, giáo viên văn thì lương cũng ba cọc ba đồng.

Theo thống kê, số lượng thí sinh ở Hà Nội đăng kí thi khối C là 4,44%, ở TPHCM thậm chí chỉ có 1,4%. Tính trên cả nước thì con số cũng không chạm nổi ngưỡng 5%.
 
Thực tế, các ngành khoa học xã hội nhân văn từ mươi năm lại đây đã không còn vị trí đầu bảng như trước nữa. Ngành này bị "đánh đồng" bởi những "lý thuyết sáo rỗng" dạng "học vẹt", là chỗ cho những người "cần cù bù thông minh", thậm chí bị cho là ngành mà ở đó hiếm có người tài thực sự theo đuổi.

GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học thì cho rằng việc học môn Văn trong nhà trường hiện nay hiệu quả thấp, học trò chỉ học theo dạng đối phó với thi cử. Thậm chí, một số tác phẩm trong sách giáo khoa chưa hướng vào giáo dục thẩm mỹ và các giá trị nhân văn. Những ngành học tự nhiên lên ngôi nhờ tâm lý "sính" khoa học thực tế. Tuy nhiên, vài năm lại đây, những ngành khoa học cơ bản như toán, lý, hóa... cũng có nguy cơ " thất sủng", khi những chuyên ngành "tri thức thực dụng" như ngân hàng, tài chính, kinh tế, ngoại thương lấn sân và chiếm ngôi đầu bảng trong tuyển lựa ngành nghề của học sinh, sinh viên. 

Số lượng học sinh đăng kí thi khối C càng ngày càng ít, ra trường họ luôn đối mặt với nguy cơ không có việc làm. Nhiều người muốn có việc thì phải làm trái nghề với chi phí "lót tay" xin việc hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nếu xin được việc đúng chuyên ngành như văn học, ngôn ngữ học, giáo viên văn thì lương cũng ba cọc ba đồng. Những nghề nhanh chóng sinh lời, thu nhập cao đang trở thành "mốt" được giới trẻ và cả phụ huynh lao theo. Em P.A, học sinh trường THPT Đống Đa- Hà Nội cho biết: "Em đăng ký thi vào Học viện Tài chính  bởi học xong dễ kiếm việc, thu nhập cao chứ nếu học khối C sau này biết xin việc ở đâu, chẳng lẽ cứ ăn bám bố mẹ mãi".

Nền móng văn hóa, đạo đức "rệu rã"!

Vị giáo sư đầu ngành văn học Phong Lê cho rằng: “Khi xã hội quay lưng lại với văn chương nghệ thuật thì có nghĩa nền móng văn hóa và đạo đức bị rệu rã". Quay lưng với khối C là sự quay lưng với các giá trị làm người như về tâm hồn, nhân cách, là sự coi rẻ hoặc gạch bỏ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại. Điều này thể hiện sự mất cân bằng trong xã hội bởi một xã hội lành mạnh bao giờ cũng phải cân đối giữa vật chất và tinh thần, giữa kinh tế và văn hóa.
 
Cũng theo phân tích của giáo sư Phong Lê: Ngoài những nguyên nhân khiến học sinh quay lưng với khối C như trên thì còn một nguyên nhân quan trọng mà lỗi từ ngành giáo dục. Ngay từ việc thi cử của các môn khối C bấy lâu nay chỉ cần thuộc bài, làm theo văn mẫu là được điểm cao. Thậm chí nhiều khi có sự sáng tạo đột phá về cảm xúc, tâm hồn, khác với "mẫu" là bị loại ngay. Sách giáo khoa thì ít thực tiễn hiện tại trong khi xã hội phát triển vượt bậc từ lâu.

Nhiều giảng viên đại học có uy tín còn cho rằng, chính sách giáo dục thời gian qua đã góp phần gây nên hậu quả chất lượng giáo viên kém hiện nay. Chính sách miễn phí, "nuôi" sinh viên và hỗ trợ phân công công việc cho sinh viên theo học ngành sư phạm đã khiến môi trường này bị gắn với câu ca: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Nhiều học sinh có lực học hết sức trung bình cộng với việc gia đình không có kinh tế, đều lao vào ngành này. Làm thày giáo dạy toán, lý thì đòi hỏi phải có kiến thức, năng lực nhưng những ngành như văn, địa, sử... thì không phải lúc nào cũng thu hút được học sinh giỏi theo học.

Giảng viên Đại học Thái Nguyên, bà Đinh Phương Liên cho rằng: "Học văn có hai loại, một là rất giỏi và yêu thích môn văn, chỉ thích học văn chứ không thích học gì khác; một loại là khó theo được các môn khác thì học văn. Nhiều năm lại đây, tình hình này cũng không được cải thiện, các em không học được toán - lý - hoá, không học được khối B, khối D... thì mới đành cố gắng học thuộc lòng để theo khối C".

Thực trạng này khiến nhiều em giỏi văn cũng không muốn theo học khối C nữa vì sợ bị đánh đồng với đa số còn lại. Một số ít vẫn theo đuổi sở trường này thì cũng chỉ hướng tới các ngành "có tiếng" như báo chí, quan hệ công chúng chứ không mặn mà với khoa học nhân văn. Điều này để lại di chứng là không ít giáo viên môn xã hội nhân văn có năng lực hết sức hạn chế mà hiện nay chúng ta đã, đang và sẽ phải chịu hậu quả.
 
G.S Phong Lê- nguyên Viện trưởng Viện Văn học:

Làm gì khi sĩ tử từ chối?
 
Muốn chấn hưng được thì không chỉ báo động suông mà phải có chính sách, cần từ 5 đến 10 năm may ra mới có sự thay đổi. Còn về lâu dài phải dựa vào cả một nền tảng giáo dục gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi đứa trẻ phải được sự giáo dục từ chính bố mẹ, coi tri thức khoa học nhân văn như của cải tinh thần, không cứ muốn theo đuổi các ngành xã hội nhân văn mới học văn.

Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi, một thứ giàu bất chấp tất cả buôn gian bán lận, không từ một thủ đoạn nào để kiếm lợi cho mình. Từ gia đình đến nhà trường, rộng ra là xã hội đều đang bị nhiễm độc bởi sự ngự trị của xu hướng làm tiền, kiếm tiền.

Khi một tội ác diễn ra, về sâu xa căn nguyên là giáo dục và đời sống tinh thần. Giáo dục từ gốc là gia đình rồi nhà trường và xã hội. Đời sống tinh thần là các giá trị nhân văn do con người tạo ra và cho con người hưởng thụ. Xã hội không có các biện pháp, chính sách kiềm chế sự phát triển nóng của cái thời thượng, đặt các giá trị về đúng chỗ. Đời sống văn hoá tinh thần bị nhiễm độc. Cái thời thượng lên ngôi, cái nền tảng bị bỏ qua, bỏ quên.
Tri thức khoa học và tri thức tâm hồn đó là đôi cánh nâng đỡ con người. Nhưng mải mê chạy theo thời thượng, chúng ta đã bỏ quên, đã coi nhẹ. “Cầm vàng mà lội qua sông” cái mất đi không thể khôi phục trong một sớm một chiều. Đó là tình cảnh bi kịch của đời sống hôm nay.

Quay lưng với khối C - đứng về lâu dài và ở tầm bao quát, đó là sự quay lưng với các giá trị làm người (tâm hồn, nhân cách), là sự coi rẻ hoặc gạch bỏ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại.

Hãy nhìn vào những tội ác diễn ra trên khắp mặt đời sống hôm nay, tìm đến nguyên nhân sâu xa của nó - chính là sự bỏ quên hoặc coi nhẹ này và như vậy- nếu để kéo quá dài mà không có cách xoay chiều để “chấn hưng” khối C thì sẽ là một thương tổn lớn cho cả một hoặc nhiều thế hệ. Mỗi cá nhân, từng gia đình và xã hội phải lường trước hậu quả đó.  
 
Giáng Ngọc (ghi)
 
Hạnh Vân
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 16 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 17 phút trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 5 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Top