Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thất kinh chuyện qua đường

Thứ hai, 16:58 25/11/2013 | Xã hội

Chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực tế người đi bộ băng qua đường thật không dễ dàng với mật độ xe cộ dày đặc trên đường phố.

Thất kinh chuyện qua đường 1
Người đi bộ phải đi thành nhóm để có thể qua đường - Ảnh: Bạch Dương

Sợ hơn... vác súng ra chiến trường

Não bộ phải xử lý như một cái máy, tự tránh anh nào đang vừa lái xe vừa nhắn tin điện thoại, chú ý anh nào vừa chạy vừa kiếm số nhà, đoán hướng bác nào bị che chắn tầm nhìn không thấy mình… để quyết định đứng im, chạy, nhảy, đi thụt lùi hay từ từ tiến tới.

Những chỗ không có đèn tín hiệu thì còn dễ sợ còn hơn là vác súng ra chiến trường

Ông Duke Godwin

Vừa được chúng tôi dẫn qua giao lộ Thủ Khoa Huân - Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), ông Duke Godwin (đến từ Thụy Sĩ) thở phào: “Hình như vạch kẻ đường của bạn chỉ vẽ để trang trí. Dù có đèn tín hiệu hay không, xe cộ vẫn liên tục lưu thông nên chúng tôi không thể nào đi sang được đường bên kia”. Ông Duke Godwin cho hay trước khi sang VN du lịch, ông đã lên mạng tìm hiểu, học kinh nghiệm về chuyện... đi bộ ở VN.

Tuy nhiên, sau 2 tuần ở TP.HCM và Hà Nội, vị khách từng đi du lịch nhiều nước trên thế giới đúc kết: “Ở VN, chúng tôi không có nhiều chỗ trống trên vỉa hè để đi bộ. Thỉnh thoảng còn phải xuống lòng đường đi chung với xe cộ. Còn qua đường thì thật khủng khiếp! Có người bảo: cứ bình tĩnh, hiên ngang mà đi như người VN, mọi phương tiện sẽ tránh bạn. Nhưng đừng dại dột nghe theo. Dù đèn xanh cho người đi bộ đã sáng nhưng vẫn phải quan sát tứ phía, xe máy vẫn rẽ trái, rẽ phải ào ào... Vì vậy, não bộ phải xử lý như một cái máy, tự tránh anh nào đang vừa lái xe vừa nhắn tin điện thoại, chú ý anh nào vừa chạy vừa kiếm số nhà, đoán hướng bác nào bị che chắn tầm nhìn không thấy mình... để quyết định đứng im, chạy, nhảy, đi thụt lùi hay từ từ tiến tới. Những chỗ không có đèn tín hiệu thì còn dễ sợ hơn là vác súng ra chiến trường. Sơ sảy một chút là có thể chết trong vòng vây xe cộ đen kịt đến nghẹt thở”.

Ngày 23/9 vừa qua, ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) băng qua đường tại khu vực có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1) thì bất ngờ bị một người điều khiển xe máy tông vào khiến ông té ngã ra đường. Ngay lúc đó, một xe máy khác chạy hướng ngược lại không tránh kịp tiếp tục đụng vào ông. Hai cú va chạm liên tiếp khiến ông Blankenstein bị thương khá nặng, cổ không thể cử động.

Đặc biệt, vụ tai nạn xảy ra với bà Miyamoto Michiko (50 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) vào chiều 30.9 quá thương tâm. Bà Michiko (bị khuyết tật) đi xe buýt đến khu vực trung tâm, rồi định đón thêm một tuyến xe buýt nữa về nhà ở Q.7. Khi đến Trạm điều hành xe buýt Bến Thành, bà Michiko xuống xe chống nạng đi bộ qua đường nhưng bất ngờ bị trượt té xuống đường. Đúng lúc này một chiếc xe buýt vừa trả khách xong chạy tới không thắng kịp đã cán qua người khiến bà Michiko tử vong tại chỗ.

Thất kinh chuyện qua đường 2
Qua đường đúng vạch xe cộ vẫn không nhường đường - Ảnh: Bạch Dương

Những lo lắng, bất an của nhiều người nước ngoài khi đến VN về vấn đề giao thông ở những TP lớn với lượng phương tiện đông đúc là có cơ sở. Mỗi khi bước chân ra đường, nỗi ám ảnh rủi ro tai nạn luôn rình rập bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Vì vậy, mới có chuyện du khách kháo nhau rằng nếu du lịch mạo hiểm chưa đủ thì cứ đến VN mạo hiểm với giao thông!

Cho trèo qua dải phân cách?

Đèn ưu tiên: có cũng như không

Tại nhiều nước, người đi bộ được ưu tiên tuyệt đối. Cụ thể, trong khu dân cư, đường nội bộ thấy người đi bộ băng ngang đường các phương tiện giao thông đều dừng lại, nhường đường ngay; khi nào người đi bộ an toàn, xe mới tiếp tục lăn bánh. Ngoài các giao lộ có tín hiệu đèn giao thông, ở một số con đường có mật độ giao thông cao, khi muốn băng qua đường, người đi bộ có thể sử dụng trụ đèn tín hiệu có nút vỗ ưu tiên.

Ở TP.HCM cũng có khoảng gần 20 đèn vỗ ưu tiên cho người đi bộ sang đường nhưng cái thì hỏng, cái thì không ai biết mà dùng.

Không chỉ có du khách nước ngoài mà ngay cả người dân ở các thành phố lớn, mỗi khi cần băng ngang đường cũng phải nín thở. Ngoài việc đi thành nhóm, người đi bộ phải dùng mọi phương tiện có thể như giơ cao tay, vẫy nón, vẫy khăn, thậm chí có người phải thổi còi báo hiệu mới qua đường được.

Nghị định 71/2012 (sửa đổi một số điều của NĐ 34/2010/ của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) quy định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi “Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Chuyển hướng không nhường đường cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ”. Tuy nhiên, hành vi không nhường đường cho người đi bộ chưa thấy bị xử phạt.

Luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Quyền của người đi bộ được ưu tiên lưu thông khi đi trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, các phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường đã được pháp luật quy định tại khoản 4 điều 11 luật Giao thông đường bộ năm 2008. “Nhưng trên thực tế quyền này không được tôn trọng. Không ai nhường đường nên dù đi đúng vạch hay không đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cũng không khác gì nhau. Người đi bộ vẫn phải căng thẳng đầu óc, len lỏi giữa dòng xe cộ vì không ai nhường đường”, luật sư Quý nói.

Thất kinh chuyện qua đường 3
Người đi bộ hoảng hốt mỗi khi phải qua đường - Ảnh: Diệp Đức Minh

Hơn nữa, việc cơ quan chức năng bố trí phần đường dành cho người đi bộ không hợp lý, thiếu khoa học đã góp phần vào tình trạng người đi bộ vi phạm luật, qua việc vẽ vạch kẻ đường cho người đi bộ ở bất cứ đâu. Trên đường phố, đôi khi vẫn thấy những vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cho trèo qua dải phân cách vi phạm luật như trên đường Phạm Hồng Thái (Q.1), Cộng Hòa (Q.Tân Bình)...

Theo thống kê sơ bộ của Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (PC67) - Công an TP.HCM, năm 2013, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 64 vụ TNGT (giảm so với năm 2012) liên quan đến người đi bộ làm 64 người chết.

Một lãnh đạo của Đội Tham mưu (PC64) cho biết: Trước tình hình này, PC67 khuyến cáo người dân mỗi khi băng qua đường nên đi đúng phần đường dành cho đường bộ (vạch kẻ dưới đường). Tuy nhiên, có một số trường hợp người đi bộ dưới lòng đường bị TNGT tử vong là rất đáng tiếc vì do lề đường bị lấn chiếm buộc nạn nhân phải xuống lòng đường nên mới gặp nạn. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông TP.HCM, năm 2012, trong số 873 vụ TNGT đường bộ, làm 742 người chết thì TNGT liên quan đến người đi bộ có 137 vụ (16%), làm chết 126 người (chiếm 17%).

Theo thống kê của tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 491 vụ TNGT nghiêm trọng làm chết 237 người. Trong số này có 22 vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ với 15 người thiệt mạng; so với cùng kỳ năm 2012, số người đi bộ gây tai nạn và chết tăng 6 trường hợp. Còn ở Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ TNGT có liên quan giữa người đi bộ và các phương tiện cơ giới làm 14 người chết… Riêng va chạm giữa xe cơ giới và người đi bộ xảy ra hàng chục vụ làm nhiều người bị thương tật.

Theo Lê Nga (Thanh Niên Online)

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 4 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 6 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top