Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thân làm tội đời

Thứ sáu, 23:27 31/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Dù thực lòng không muốn nhắc đến, song chuyện trẻ con đến trường vẫn cứ làm nhiều người nhức nhối, lo lắng và cả tốn kém.

Năm nay, do ảnh hưởng của tâm lý “heo vàng” từ 6 năm trước nên trẻ con vào lớp 1 tăng cao hơn bình thường. Điều đó, khiến các trường tiểu học trên cả nước quá tải chỗ học cho con trẻ.

Ở các đô thị lớn, chuyện chạy trường, chạy lớp đã rầm rộ từ cả tháng nay. Có tin cho biết ở nhiều trường, chuyện chỉ tiêu trái tuyến, thậm chí cả đúng tuyến đã an bài, cho dù còn lâu mới đến ngày tuyển sinh. Đi cùng với đó là tin đồn tiền triệu để chạy trường.

Thực hư chuyện tiêu cực, chạy chọt thế nào, chưa ai dám tố cáo, mà mọi người cứ mặc nhiên mà thừa nhận. Nhưng thực tế thì sức ép là có thật, bởi có trường tại Hà Nội đã tuyên bố, chỉ tuyển học sinh có sức khỏe loại A. Nghĩa là, các cháu có sức khỏe kém hơn tiêu chuẩn ấy sẽ ...thất học, bất kể các tiêu chí về tuyến, hay tiêu chuẩn khác có đạt.

Còn ở Kon Tum, có trường tiểu học đã phải dùng cách bốc thăm vào trường. Việc này, ở góc độ tích cực là minh bạch và không thiên vị thì rất tốt. Nhưng, xét ra thì đều đáng buồn, bởi vì có hơn 100 cháu, cha mẹ không bốc thăm được, thế là không được vào trường.

Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định, bất kỳ trẻ em nào, đủ 6 tuổi đều được đến trường. Thế mà bây giờ, bốc thăm trượt, hoặc sức khỏe dưới A thì không được vào trường, như thế là vi phạm luật?

Nói như vậy, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế, bình diện chung, chúng ta thiếu trường học, nhưng chắc chắn đảm bảo đủ chỗ học, dù có phải giật gấu vá vai. Để còn thiếu trường là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục. Nhưng có trường phải đặt ra tiêu chuẩn, cách thức lạ kỳ để loại học sinh thì chủ yếu do cha mẹ học sinh.

Những trường ấy thường có tiếng là tốt, là danh giá hơn trường khác nên người ta cứ đổ dồn đến xin học cho con. Chứ theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thì cũng chẳng khá hơn trường khác, như ở Kon Tum chẳng hạn. Ngay cả các trường “danh giá” ở Thủ đô, người ta cạy cục lo tìm cửa vào cho con, nhưng khối người sau đó dẫn con bỏ chạy bởi con mình không theo được, hoặc chương trình không phù hợp...

Bởi thế mới nói, trước khi trách người, cần phải nghĩ đến việc mình làm trước đã. Phụ huynh nháo nhào chạy chọt, lo lắng xin học cho con, có khi lại là nỗi khổ do chính họ tự chuốc lấy.
 
Sông Hồng
tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng nghìn bị hại tới dự phiên tòa Tân Hoàng Minh

Hàng nghìn bị hại tới dự phiên tòa Tân Hoàng Minh

Pháp luật - 13 phút trước

Từ sáng sớm nay, 19/3, hàng nghìn bị hại đã đổ về trụ sở TAND TP Hà Nội để làm các thủ tục tham dự phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh.

Hà Nội thu phí trông xe không dùng tiền mặt từ 1/4

Hà Nội thu phí trông xe không dùng tiền mặt từ 1/4

Đời sống - 47 phút trước

Thay vì mốc 1/5 như thông báo ban đầu, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các sở ngành, quận huyện thực hiện thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt từ 1/4.

Tin sáng 19/3: Cuộc sống hiện tại của nữ bác sĩ thoát chết ngoạn mục vụ cháy chung cư mini; từ 1/7, người bao nhiêu tuổi phải thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước?

Tin sáng 19/3: Cuộc sống hiện tại của nữ bác sĩ thoát chết ngoạn mục vụ cháy chung cư mini; từ 1/7, người bao nhiêu tuổi phải thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - 7 tháng sau vụ cháy chung cư, nhịp sống của bác sĩ Nhung đã trở lại như trước, hiện con nhỏ được chị gửi ở quê nhờ bà ngoại chăm sóc; Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…

Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc mưa tầm tã khi không khí lạnh tràn về

Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc mưa tầm tã khi không khí lạnh tràn về

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét do không khí lạnh tràn về. Khu vực Bắc Bộ trong đó có Hà Nội nhiệt độ thấp nhất từ 12-18 độ. Vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.

Thí sinh đặc biệt nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 hiện ra sao?

Thí sinh đặc biệt nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 hiện ra sao?

Giáo dục - 2 giờ trước

Phải chống chọi với căn bệnh viêm màng đồ bào hiếm gặp, tuy nhiên, vượt lên khó khăn của số phận và sự ham học hỏi, kết quả học tập của Giang khiến nhiều người cảm phục.

Cuộc sống hiện tại của nữ bác sĩ thoát chết ngoạn mục vụ cháy chung cư mini

Cuộc sống hiện tại của nữ bác sĩ thoát chết ngoạn mục vụ cháy chung cư mini

Đời sống - 11 giờ trước

7 tháng sau vụ cháy chung cư, nhịp sống của bác sĩ Nhung đã trở lại như trước, hiện con nhỏ được chị gửi ở quê nhờ bà ngoại chăm sóc.

Người phụ nữ bị một đối tượng chặn xe, đâm gục giữa đường

Người phụ nữ bị một đối tượng chặn xe, đâm gục giữa đường

Pháp luật - 12 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, truy bắt người đàn ông đâm gục một phụ nữ đi xe máy trên đường ở huyện Bình Chánh, TPHCM.

Tìm thấy thi thể nữ sinh thứ 3 trong vụ việc thương tâm ở Bình Phước

Tìm thấy thi thể nữ sinh thứ 3 trong vụ việc thương tâm ở Bình Phước

Thời sự - 13 giờ trước

Nữ sinh thứ 3 trong vụ nhà máy thuỷ điện xả nước đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy vào chiều 18-3.

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng cục bộ sau gió mùa Đông Bắc gây mưa rét

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng cục bộ sau gió mùa Đông Bắc gây mưa rét

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Tới cuối tuần, phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng xuất hiện nắng nóng sau đợt gió mùa Đông Bắc.

Giả danh "cảnh sát quốc tế" để cưỡng đoạt tài sản tại Hà Nội

Giả danh "cảnh sát quốc tế" để cưỡng đoạt tài sản tại Hà Nội

Pháp luật - 14 giờ trước

Cầm trên tay tấm thẻ "Cảnh sát quốc tế" giả , hai đối tượng người nước ngoài đã thực hiện các vụ cưỡng đoạt tài sản đối với du khách quốc tế trên địa bàn TP Hà Nội.

Top