Hà Nội
23°C / 22-25°C

“thần dược” Sâm Ngọc Linh xứng đáng là tài sản quốc gia

Thứ sáu, 13:26 12/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 40 năm nay, ông dành hết thời gian để nghiên cứu áp dụng loại sâm Ngọc Linh do mình phát hiện để chữa những căn bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư… Ông là Dược sĩ Đào Kim Long.

Tôi hẹn gặp khi ông trở lại thăm chiến trường khu 5. Chính nơi đây, năm 1973, ông và đoàn tìm kiếm dược liệu Việt Nam đã phát hiện loại nấm nhân sâm ở núi Ngọc Linh trên độ cao 1800m. Gây ấn tượng với tôi là một cụ ông trông như ông bụt với râu dài bạc trắng, minh mẫn và hoạt bát.

- Ông đã tìm ra cây Sâm Ngọc Linh, đây có phải là tên do ông đặt? Ông đã tìm thấy “thần dược” này như thế nào?

- Cuối năm 1970, Bộ Y tế cử tôi lúc đó là giảng viên khoa Thực vật và Dược liệu của trường Đại học Dược Hà Nội vào khu V điều tra cây thuốc ở khu vực này. Năm 1972, Ban Dân y Khu V quyết định thành lập một đoàn điều tra dược liệu trên vùng núi Ngọc Linh và cử tôi làm trưởng đoàn với mục đích tìm thuốc tại chỗ để chữa bệnh cho quân, dân phục vụ kháng chiến.

Qua nhiều ngày vượt suối băng rừng tìm kiếm, ngày 19/3/1973, khi đang ở độ cao 1.500m, người học trò trong đoàn bỗng bấu vào một cây. Quả thật, đây là cơ duyên vì đó chính là “báu vật” mà mọi người tìm bấy lâu – nhân sâm đốt trúc. Đáng tiếc, tại khu vực này chỉ tìm thấy 2 sâm cây lớn và ít cây mới nảy mầm. Chúng tôi quyết định tiến theo con đường đã vạch ra theo dự kiến. Đúng 16h ngày 19/3/1973, cả đoàn vỡ òa khi bước vào giữa một vùng nhân sâm đốt trúc rộng lớn nằm về phía Tây núi Ngọc Linh.

Mọi người quyết định ở lại đây 20 ngày để thu thập mọi dữ liệu về sinh lý, sinh thái, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như các dữ kiện về hình thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán… Tôi xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây nên thống nhất gọi là sâm Ngọc Linh. Tôi đã đặt tên khoa học của cây nhân sâm này là Panax articulates KL Dao. Tuy nhiên, trong khác chiến, để giữ bí mật nên mọi người gọi là Sâm K5.

 

 

- Ngoài núi Ngọc Linh, theo ông, loại nhân sâm này có thể có mặt ở địa phương nào khác?

- Trước đó, tôi có đọc một tư liệu đề cập việc giáo sư Phạm Hoàng Hộ nhận định loại sâm này có thể mọc ở núi Langbiang (Cây cỏ miền nam Việt Nam, quyển II, 1970) thuộc nhân sâm Nhật Bản. Nhưng về địa lý, Nhật và Việt Nam không có liên hệ nhau theo thuyết lục địa trôi.

Tôi đã đi bộ dọc Tây Trường Sơn theo hướng di cư của cây cỏ Hoa Nam xuống. Tôi cũng đã đi bộ theo cả dọc Đông Trường Sơn nhưng không thấy dấu vết của cây nhân sâm di cư từ Bắc sang. Vì vậy, tôi quyết định tìm nhân sâm ở núi Ngọc Linh – ngọn núi cao nhất dãy Trường Sơn.

Trước đây, tôi đã nhiều lần đi tìm nhân sâm ở miền Bắc nên đã có kinh nghiệm về quần thể thực vật và cộng đồng sinh thái của chúng. Vì thế, tôi nghĩ mình đã đi đến tâm điểm sinh trưởng của loài nhân sâm này. Tôi đã gặp may vì đi đúng vào mùa sâm ra hoa nên đã dễ dàng phát hiện. Nếu vào mùa sâm rụng lá ngủ đông thì khó có thể tìm được.

- Loại sâm này được truyền tụng là “thần dược”, vậy có công trình nào nghiên cứu hay đó chỉ là sự đồn thổi?

- Theo một số nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, trường Đại học Y dược TP HCM, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin. Ngoài ra, trong sâm còn xác định 17 axit-amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0.1%.

Loại sâm này đã được chứng minh có nhiều tính năng y dược “tuyệt hảo” như: có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, chống ô-xy hóa, chống lão hóa, phòng chống một số loại ung thư, bảo vệ tế bào gan. Thực tế điều trị cho thấy bệnh nhân điều trị cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, trí tuệ và thể lực được cải thiện, tăng sức đề kháng. Sâm hiệp lực tốt với kháng sinh, thuốc trị đái tháo đường, giảm suy nhược thần kinh, cải thiện sinh dục… Đặc biệt, nó có những tính năng mà sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc không có: tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, chống lo âu, chống ô-xy hóa…

- Từng có bài viết ông từng chữa thành công ung thư cho một người Hàn Quốc. Có phải sâm Ngọc Linh là thuốc chính trong cách chữa bệnh của ông?

- Trong cuộc đời làm nghề y, tôi luôn học hỏi và nghiên cứu về công năng của những cây thuốc Nam, trong đó có sâm Ngọc Linh. Tôi dùng nó như một vị thuốc để chữa bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là bệnh ung thư. Hiệu quả nằm ngoài sức tưởng tượng! Ngay cả người Hàn Quốc, Nhật Bản – nơi có thương hiệu sâm nổi tiếng – bị ung thư đã xạ trị nhiều lần đã nhờ sâm Ngọc Linh chữa khỏi. Không những thế, có nhiều bệnh nhân đến từ Châu Âu, Mỹ. Trong khi các nước tìm đến ta thì ngược lại, người Việt lại quên “bảo bối” của chính mình.

- Liệu ông có lầm khi cho rằng người Việt quên “thần dược” này, khi nó được mua với giá cao hơn nhiều so với sâm Triều Tiên, Nhật Bản. Thậm chí, nhiều người có tiền cũng chẳng mua được?

- Tôi nói thế là vì các địa phương có sâm vẫn chưa có quy hoạch bài bản trong việc nân giống và giao giống cho đồng bào dân tộc. Tôi nghĩ, nên truyền cho người dân hiểu về tác dụng của sâm, cấp giống miễn phí và gạo cho đồng bào. Đổi lại, người dân cam kết giữ sâm cho đến tuổi thu hoạch.

Nếu không có đề án bài bản để quy hoạch phát triển thì vô hình chung, ta đang đánh mất một “tài sản quốc gia” và nguồn sâm tự nhiên sẽ bị cạn kiện trong thời gian ngắn.

V.T/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Pháp luật - 13 phút trước

GĐXH – Lợi dụng trời mưa to và cơ quan đang đi nghỉ mát, Đỗ Ngọc Hà- giảng viên Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), đã đột nhập phòng kế toán nhà trường trộm gần 130 triệu đồng

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

Thời sự - 45 phút trước

Những ngày gần đây, tại tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn gần ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. CSGT Hà Nội đã có những lý giải sự việc trên.

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Xã hội - 46 phút trước

GĐXH - 17 trường thuộc khối quân đội sẽ tổ chức sơ tuyển từ nay đến hết ngày 20/5.

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Xã hội - 48 phút trước

GĐXH - Trên đường đi Hà Nội xin việc làm, Yến nói với mẹ khi nào đến nơi sẽ gọi về cho bố mẹ. Từ đó đến nay, gia đình mất tung tích của Yến.

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Giáo dục - 55 phút trước

Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, em T.H. (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã bị nhóm bạn cùng trường đánh đập hết sức dã man.

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Giáo dục - 1 giờ trước

Một bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến, từ hình học đến hàm số và thậm chí là giải tích.

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo về tử vi tháng 2/2024 âm lịch của tuổi Ngọ. Con giáp này sẽ có những sóng gió nên cần chú ý điều dưới đây.

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cứ vào ngày 5, 10, 15... âm lịch hàng tháng, chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) lại tấp nập cảnh mua bán, từ những món đồ cổ có hàng trăm năm tuổi đến những sản phẩm điện tử với giá chỉ vài chục nghìn đồng, tất cả đều có thể tìm thấy tại đây.

Mẹ nữ sinh giao gà kêu oan rồi ngất xỉu tại phiên tòa phúc thẩm

Mẹ nữ sinh giao gà kêu oan rồi ngất xỉu tại phiên tòa phúc thẩm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Quá trình xét hỏi, mẹ nữ sinh giao gà bị ngất xỉu, được kiểm tra y tế. Do các điều kiện không đảm bảo, cuối cùng chủ tọa đã phải thông báo hoãn phiên xử và chưa ấn định thời gian mở lại.

Từ tháng 3/2024, một quy định mới có hiệu lực cho những người đi máy bay đặc biệt phải chú ý

Từ tháng 3/2024, một quy định mới có hiệu lực cho những người đi máy bay đặc biệt phải chú ý

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Người dân đi máy bay cần chú ý một số quy định mới có hiệu lực về giấy tờ, thủ tục, đặc biệt là về hộ chiếu (passport).

Top