Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết trên vai Mạ

Thứ năm, 10:18 26/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Cuộc đời mạ tôi trầm luân vất vả, nước mắt Mạ nhiều hơn nụ cười. Trong ký ức của tôi, Tết luôn luôn ở trên vai mạ.

 
Làng Thượng Luật quê tôi ở vùng cát biển nam Quảng Bình. Làng tôi đánh giặc giỏi lắm, có Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy bắn cháy tàu giặc những năm đánh Mỹ, nhưng làng tôi cũng rất nghèo. Khi tôi bảy tuổi thì ba tôi mất. Chị đầu đi lấy chồng, mấy anh em tôi còn nhỏ. Thế là gia đình không thuyền lưới, không có người đi biển.
 
Đã có thời gian tôi phải cầm rổ đi xin từng con cá dọc bở biển chang chang nắng gió, rồi đi mót từng củ khoai hà mà ăn. Mạ tôi quyết định chuyển sang nghề chạy chợ. Hồi đó ngoài cửa hàng mậu dịch và hợp tác xã mua bán, không ai được buôn bán tư, vì thế mạ tôi quảy hàng trên vai đi bán khắp nơi, khỏi lo ai bắt phạt.
 
Mạ buôn chè xanh, dứa, mận quân, mít xanh, mít chín... từ chợ huyện (chợ Hồ Xá, Vĩnh Linh), gánh về làng biển đổi cá cho bà con. Khi có cá mẹ lại gánh đi chợ Tréo, chợ Mai, chợ Hôm Trạm, chợ Chè ở huyện Lệ Thủy để bán. Từ làng tôi đi chợ Tréo gần 20 cây số, phải trèo động cát tới 6 cây số, gánh nặng phải đi 5 tiếng đồng hồ mới kịp giờ họp chợ, vì vậy mạ phải dậy từ hai sáng, đến tối mịt mới về.
 
Những ngày Mỹ ném bom miền Bắc, đoạn đường mạ tôi đi chợ ngày nào cũng có bom nổ. Mỗi lần nghe bom nổ đâu đó, anh em tôi lại lo thắt ruột. Bữa mô bán ế, mạ lại gánh cá, mắm vào các làng Liên Thủy, Mỹ Thủy bán cho bằng hết mới về. Nhiều bữa mười giờ đêm mạ mới về đến nhà, nhưng chúng tôi vẫn chờ để được cùng mạ ăn cơm. Ăn xong, anh em tôi lăn ra ngủ, mạ lại lui cui chuẩn bị cá mắm để sáng mai lên chợ. Khi chúng tôi thức dậy thì đã thấy nồi cơm, song cá mẹ kho để trên chạn bếp.

Vào dịp giáp Tết, mạ tôi chạy chợ liên tục. Có lần, vào ngày 26 Tết tôi được đi chợ huyện với mạ. Tôi lẽo đẽo đi bộ theo mạ vượt hơn 20 cây số Truông Nhà Hồ đến chợ. Đến chợ tôi say mê chạy theo mấy ông bán tò he, gà đất, chó bột, chân vấp phải  hàng nồi đất, vỡ mất chiếc  nồi nấu cơm của họ, mạ phải đền. Mạ mắng tôi mà nước mắt lưng tròng.

Chỉ có ngày ba mươi Tết là mạ về sớm hơn, nhưng cũng phải 4 – 5 giờ chiều. Mạ về để làm cơm cúng tất niên, chuẩn bị bàn thờ đón giao thừa. Cơm cúng tất niên thì có các món thịt xào, thịt phay, canh  bún riêu cua, còn cúng giao thừa thì có xôi, chè, con gà giò còn nguyên đôi chân để nhờ thầy xem đoán vận hạn năm tới. Mạ vừa nấu cúng vừa bán  hàng Tết chịu nợ cho bà con nghèo, vì đến gần giao thừa nhưng có nhà vẫn chưa đủ tiền sắm Tết. Anh em tôi thì lo soạn bàn thờ, thắp nhang đèn.

Làng tôi hồi đó Tết nào cũng cắm hai cây đu lớn. Từ rằm tháng Chạp, người ta đã kéo nhau vô các làng xã miền ruộng để chọn mua tre la ngà về dựng đu. Sớm mồng một Tết, thanh niên nam nữ trong làng đã chen nhau vào chơi đu, trẻ con thì  đứng xem vỗ tay tán thưởng. Nếu năm nào biển lặng thì Tết làng tôi còn tổ chức đua thuyền. Hơn chục chiếc thuyền đánh cá của các đội sản xuất được sơn lại như mới, vẽ rồng bay phượng múa. Mỗi thuyền có 16 thanh niêm lực lưỡng cầm chèo, trước mũi thuyền có một ông già đầu bịt khăn ngồi đánh sanh, hò dô rất nhịp nhàng. Cả làng đô xô ra bờ biển hò hét. Ngoài ra còn trò ném vòng cổ chai, ném quả bóng bàn vào giỏ do Đồng biên phòng tổ chức.

Chuyện Tết rất ấn tượng nữa thời bao cấp ở làng tôi là xem phim. Ngày đó ở Quảng Bình có Đội chiếu bóng lưu động số 17, họ thường về vào dịp trước hoặc sau Tết vài ngày. Mỗi lần họ về, trẻ con, người lớn các thôn Liêm Lấp, Liêm Vàng, Tây Thôn, có nơi cách xa điểm chiếu phim 17 cây số cũng đến làng Thượng  coi phim. Trước đó vài ngày, làng phải cử 12 thanh niên khỏe mạnh vượt động cát lên Quốc lộ 1A, khiêng vác máy nổ, máy chiếu cho đoàn chiếu phim, chiếu  xong lại khiêng máy lên trả. Khi đoàn phim về mạ tôi nấu cơm sớm để anh em tôi ăn đi xem. Chúng tôi ra bãi từ khi chưa tắt mặt trời để giành chỗ, dù 8 giờ tối  người ta mới chiếu.
 
Mở đầu buổi chiếu bao giờ chủ tịch xã cũng phát biểu: “Hôm nay tôi xin nói với bà con ba điểm cần quán triệt. Điểm thứ nhất là...”. Tuy nhiên trên thực tế thì ông chủ tịch nói tới hàng chục cái “điểm thứ nhất”, sáu bảy cái “điểm thứ hai”, đến khi kết thúc cái “điểm thứ ba” cũng phải mất cả tiếng đồng hồ. Sau này tôi gặp lại ông Hoài – chủ tịch xã thời đó, nhắc lại chuyện cũ ông cười khề khề nói: “Nghề chủ tịch xã là nghề nói mà, nghề nói mà...”

Sáng mùng một Tết, mạ tôi dọn mân xôi chè và mấy thứ bánh cúng ông bà, cúng ba tôi, phát áo mới cho bốn anh em, dặn không được sang nhà hàng xóm đạp đất (xông đất), lo trong năm có gì xui họ trách, rồi mạ lại quảy gánh hàng Tết lên vai, đi đến chiều tối mới về.

Cuộc đời mạ tôi trầm luân vất vả, nước mắt Mạ nhiều hơn nụ cười. Trong ký ức của tôi, Tết luôn luôn ở trên vai mạ. Cứ mỗi độ xuân về Tết đến là hình ảnh xa xưa trong tôi lại ùa về...

Ngô Minh
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top