Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật chuyện trao nhầm công chúa cho tổng thống "vương quốc kim cương"

Chủ nhật, 19:00 27/01/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Sài Gòn vào cuối năm 1969, đầu năm 1970, đã xảy ra một sự kiện chấn động dư luận khi Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Jean Bedel Bokassa (lên nắm quyền từ cuộc đảo chánh năm 1966) đã thông qua Tòa đại sứ Pháp nhờ chính quyền Sài Gòn cũ tìm đứa con rơi trong thời gian ông ta đi lính Pháp sang Việt Nam.

Chính quyền Sài Gòn cũ đã tích cực tìm kiếm và “phát hiện” ra đứa con rơi của Tổng thống Bokassa ở Xóm Gà (Gò Vấp) là một cô gái và đưa sang Trung Phi.
 
Sự thật chuyện trao nhầm công chúa cho tổng thống "vương quốc kim cương"  1
TT Bokassa về sau là hoàng đế Bokassa.
 
Câu chuyện được báo chí Sài Gòn cũng như nước ngoài khi đó đã ca ngợi như một câu chuyện cổ tích về tình cảm giác gia đình. Nhưng ngay sau có một người khác đã đã xuất hiện và nhờ công luận đánh tiếng “trả danh phận công chúa” về cho mình. Câu chuyện “công chúa thật, công chúa giả” theo đó cũng trở thành một sự kiện sôi động khắp Sài Gòn thời bấy giờ nhưng sau đó bị chính quyền Sài Gòn cũ bưng bít nên nó được truyền tai nhau như giai thoại.

Để có một góc nhìn rõ ràng hơn về câu chuyện “công chúa thật, công chúa giả”, phóng viên đã tìm gặp lại những “nhân chứng sống”, những nhà báo đã từng trực tiếp tham gia vào sự kiện tìm con rơi cho tổng thống Bokassa, những người họ hàng của cô “công chúa lọ lem” hiện đang còn sinh sống ở Việt Nam hiện nay, hay những thông tin chưa từng công bố về người làm chủ hôn cho tống thống Bokassa và “bà phu nhân chân đất” người Việt.
 
Người đàn ông với tập hồ sơ “nguy hiểm”

Theo đó, câu chuyện bắt đầu vào một buổi trưa cuối năm 1969, nhà báo Nguyễn Việt trong Ban Thư ký tòa soạn của nhật báo Trắng Đen- một tờ báo có số lượng phát hành khá lớn của Sài Gòn lúc bấy giờ đang ngồi trực tòa soạn để chờ xử lý tin giờ chót trước khi quyết định cho báo lên máy để in. Bất ngờ, lúc ấy có một người đàn ông khoảng trên 50 tuổi, vẻ như công chức bước vào tòa soạn gặp nhà báo Nguyễn Việt, nôn nóng lên tiếng đòi gặp ông chủ bút của báo.

Người đàn ông nhìn Nguyễn Việt như để dò xét, khi có vẻ tìm được sự tin cậy ở nhà báo này nên ngồi xuống ghế đối diện, lên tiếng hỏi: “Chú là nhà báo, chắc nắm rõ vụ cô gái lai da đen tên Baxi ở xóm Gà được cho là “công chúa” lạc ở Việt Nam do chính quyền tìm được và đã gửi qua Cộng Hòa Trung Phi cho tổng thống Bokassa nhận làm con chứ?... Cái cô Baxí- Ba tú gì đó không phải là con gái của ông Bokassa đâu chú ơi, họ đưa…đồ giả cho ông tổng thống ấy rồi!”.

Nhà báo Nguyễn Việt ngỡ ngàng nhìn người đàn ông ngồi trước mặt mình để đoán thầm xem ông ta nói đùa hay nói thật, bởi đây là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Đang khi còn nghi ngờ thì người đàn ông bất ngờ tẩn mẩn mở một cái túi nylon, bên trong đựng một gói gồm một số giấy tờ và hình ảnh đưa cho nhà báo Nguyễn Việt rồi chậm rãi nói rõ ràng từng chữ: “Đây là giấy tờ và hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa chị tôi là bà Nguyễn Thị Huệ và ông Bokassa khi ông ấy đi lính tại Sài Gòn. Hai người sống với nhau như vợ chồng bên Tân Thuận Đông, Nhà Bè (Quận 7 bây giờ). Còn hình ảnh kia là của cháu gái tôi tên Martine, con gái của chị Huệ và ông Bokassa”.

Trước những thứ giấy tờ đã úa vàng và mấy tấm hình cũ của người đàn ông, Nguyễn Việt đã hình dung được câu chuyện sẽ rối rắm như thế nào nếu uẩn khúc này được bung ra. Vấn đề mà nhà báo Nguyễn Việt đắn đo ở chỗ, không phải là tìm ra sự thật, chứng minh giữa hai cô Baxi và Martine, cô nào là công chúa thật mà đây còn liên quan tới “thể diện quốc gia”, một vấn đề mang tính ngoại giao và biết đâu lại có ý nghĩ chính trị đằng sau thì hậu quả thật khó lường. Và khi đó thì không chỉ một nhà báo như ông mà cả toà soạn này sẽ “có chuyện với Phủ tổng thống”. Bởi lẽ, Bộ Ngoại Giao chính quyền Sài Gòn khi đó vừa công bố đã tìm ra “công chúa” Baxi, con của bà Thân ờ Xóm Gà (Gò Vấp) và đã gửi công hàm qua đường ngoại giao đến nước Cộng hòa Trung Phi báo tin cho Tổng thống Bokassa. Không lẽ Bộ Ngoại Giao chính quyền Sài Gòn lại làm một việc thiếu thận trọng nhự vậy?
 
Sự kiện chấn động dư luận 

Mọi việc càng nghiêm trọng hơn ở chỗ các báo ở Sài Gòn đã đưa tin rầm rộ sự kiện này, có báo đã chạy tít 5 cột, 8 cột và đăng cả hình ảnh “công chúa Baxi và mẹ là bà Thân”. Sau khi nghe nhà báo Nguyễn Việt báo cáo lại sự việc, ông Việt Định Phương là chủ nhiệm tờ Trắng Đen lúc bấy giờ lập tức lái xe tới tòa soạn, bỏ buổi ngủ trưa. Sau khi tiếp xúc với người đàn ông tên Sáu và xem qua giấy tờ, hình ảnh chứng minh, ông Việt Định Phương quyết định báo Trắng Đen sẽ vào cuộc đi tìm ra chân tướng sự việc. Ông Phương đich thân lái xe đưa người đàn ông tên Sáu về nhà cho biết mặt bà Huệ rồi cùng đưa cô Martine tới một nơi bí mật.
 
Sự thật chuyện trao nhầm công chúa cho tổng thống "vương quốc kim cương"  2

Ông Dương Đức Dũng - nguyên phóng viên nhật báo Trắng Đen - đang kể lại những ký ức của mình trong sự kiện công chúa vương quốc kim cương.

Sự kiện báo chí quốc tế

Khi thông tin chính quyền Sài Gòn đã tìm được “công chúa” để đoàn tụ với người cha là Tổng thống Cộng hoà Trung Phi, không chỉ các báo của Sài Gòn khi đó mà nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới Reuteur, AFP, AP cũng đưa tin. Nhiều báo cho đây là chuyện cổ tích của một “cô bé lọ lem” lai sống nghèo khổ, lam lũ sống với mẹ ở Xóm Gà (Gò Vấp) bỗng đổi đời thành “công chúa Trung Phi”, một nước nhỏ, xa tít tắp đâu đó trên thế giới, được cho là rất giàu có, nhiều mỏ kim cương. Khi dư luận chưa hết bàn tán, chưa hết cơn sốt “công chúa lọ lem” thì giờ đây, đùng một cái lại xuất hiện một người nữa tự xưng là con tổng thống Bokassa

Bởi thế, ngay đầu buổi họp tại tòa sọan báo Trắng Đen vấn đề nêu lên cũng đã hết sức căng thẳng. Nó chưa gây ra cơn sốt trong dư luận thì đã gây ra cơn sốt ngay trong tòa soạn. Những người dự họp đều chuyền tay nhau hồ sơ, hình ảnh về cô Martine và tất cả đều nhìn nhận “án tại hồ sơ”, nghĩa là có thể tin đến 50%  còn 50% là nhân chứng sống và những gì sẽ được chứng minh bằng cơ sở điều tra, truy tìm căn nguyên. Có ý kiến cho rằng nhìn ở góc độ xã hội, việc Tổng thống Bokassa của nước Trung Phi vừa được Pháp trao trả độc lập đã bằng con đường ngoại giao nhờ tìm đứa con lạc loài đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, một người đàn ông có đạo đức, khiến cho mọi người xúc động, cảm kích. Đồng thời việc chính quyền Sài Gòn khi đó nhanh chóng tìm được cô Baxi ở xóm Gà, được cho là con gái ruột của Tổng thống Bokassa rồi gửi qua Trung Phi cho cha con đoàn tụ cũng là một việc đáng ngợi khen. Nhưng nếu cô Martine, con bà Huệ ở Tân Thuận Đông được chứng minh là “công chúa” thật thì có nghĩa chính quyền Sài Gòn đã sai. Cái sai ở đây lại là “thể diện của quốc gia”, báo Trắng Đen có dám khui chuyện này ra hay không?
 
Cuối cùng ông Việt Định Phương chủ nhiệm, và ông Vị Thủy, Tổng thư ký tòa soạn báo Trắng Đen đã quyết định phải tìm ra sự thật vì đây là trách nhiệm của người làm báo. Vấn đề là phải điều tra kỹ, có đủ tài liệu chứng minh và khai thác loạt bài điều tra phải hết sức khéo léo, nên có bài thăm dò trước và không nên đánh thẳng vào vấn đề cô Baxi, cứ đặt nghi vấn về cô Martine, khi chứng cứ nắm chắc trong tay thì “phát pháo”.

Sau buổi họp, từng nhóm phóng viên giỏi được tòa soạn phân công phụ trách một mũi điều tra, khai thác tư liệu, lập tức tỏa đi các hướng. Đặc biệt mũi phóng viên đi Rừng Sác lục tìm cho được hồ sơ hộ tịch xác thực nhất của mẹ con bà Huệ, đây là cơ sở để khẳng định cô Baxi hay cô Martine là con ruột của Tổng thống Bokassa. Công việc điều tra của các nhóm phóng viên tiến hành khẩn trương, sôi nổi nhưng hoàn toàn bí mật. Nhất là không ai được tiết lộ chỗ ở bí mất của cô Martine, điều này không chỉ đối phó với tin tức rò rỉ ra bên ngoài, các báo khác sẽ xúm vào khai thác làm cho báo Trắng Đen mất lợi thế độc quyền mà còn đề phòng mật vụ của chính quyền Sài Gòn lần ra chỗ ở của Martine thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Ngay ngày hôm sau, báo Trắng Đen tung ra loạt bài đầu tiên, gọi là “thăm dò” phản ứng của chính quyền Sài Gòn, báo chạy tít 8 cột “hoành tráng”: “Ba xi không phải là con gái tổng thống Bokassa-Một bà mẹ chứng minh con gái mình mới là con ruột của tổng thống Bokassa, nước Cộng hoà Trung Phi”. Bài báo này như một quả bom dư luận, Phủ Đầu rồng của Chình quyền Sài Gòn khi đó như bị điện giật…
 
Từ Kế Tường

Kỳ tới: Số phận kỳ lạ của cô công nhân bốc vác thành... công chúa Trung Phi
thuctap1
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 9 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 10 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top