Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ

Thứ sáu, 10:21 09/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ánh mắt sợ hãi khi thấy người lạ, ngồi co ro vào một góc nhà, anh Hồ Văn Lang, 41 tuổi, người con trai sống cùng cha trong rừng sâu biệt lập suốt hơn 40 năm qua như đang lạc vào một thế giới khác.

Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 1

Vật dụng tự chế của cha con ông Thanh.

Một thế giới có nhiều người, nhiều vật dụng lạ lẫm, ít cây rừng hay tiếng chim hót như nơi anh đã lớn lên…

Sau hơn một ngày được lực lượng chức năng giải cứu từ rừng sâu về với cộng đồng, người cha Hồ Văn Thanh (81 tuổi) được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tây Trà để chăm sóc sức khỏe do tuổi cao sức yếu. Còn Hồ Văn Lang được đưa về nhà của anh con bác là ông Hồ Văn Tâm (ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) ở tạm.

Vào rừng sống sau trận bom

Tiếp xúc với PV Báo GĐ&XH vào ngày 8/8 tại nhà ông Hồ Văn Tâm, anh Hồ Văn Lang nhìn với ánh mắt cảnh giác, có phần sợ hãi, miệng thì liên hồi rít thuốc lá. Tuy nhiên, anh Lang đã không bỏ chạy khi thấy người lạ như trước đó. Do sống quá lâu trong rừng sâu nên anh Lang không thể nói được tiếng Kinh mà chỉ ú ớ được vài tiếng của đồng bào mình là tiếng Cor. Nếu ai hỏi gì cũng chỉ biết nhìn với ánh mắt dò xét, lạ lẫm. Ngồi vỗ về anh Lang, ông Tâm kể về câu chuyện buồn cách đây hơn 40 năm.

Theo ông Tâm, khi anh Lang được đưa vào rừng sâu thì ông Tâm tròn 3 tuổi. Nhưng theo lời kể của cha ông Tâm thì một ngày vào năm 1972, một tiếng bom nổ lớn mà Mỹ thả xuống phát lên từ nhà ông Hồ Văn Thanh. Khi đó, ông Thanh đi bộ đội, đóng quân gần nhà nghe tiếng bom liền chạy về thì phát hiện nhà mình bị bom đánh sập chỉ còn lại đống đổ nát. Vợ và hai con trai lớn của ông Thanh cũng bị bom nổ vùi lấp. Quá đau xót trước cảnh mất vợ và hai con cùng một lúc, ông Thanh liền bồng anh Lang (khi đó mới 1 tuổi) rời làng ở xã Trà Khê trốn vào rừng sâu. Khi ra đi, ông Thanh mang theo 1 con heo nái, 2 con gà, một ít lúa giống, 1 cái xà gạc, 2 bộ đồ cho mình và 2 bộ đồ cho con.

“Từ sau hôm nhà chú tôi bị bom đánh sập, mọi người không ai thấy chú và em tôi sống ở làng nữa. Có lẽ chứng kiến nỗi đau ám ảnh nên chú tôi quyết định vào rừng sâu để sống. Sau này, khi tôi khoảng 12-13 tuổi mới đi theo cha để vào rừng sâu thăm chú và em”, ông Tâm nghẹn ngào kể lại.
 
Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 2

Ngôi nhà của cha con ông Thanh giữa rừng sâu.

Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 3

Anh Lang khi được giải cứu đưa về cộng đồng. Ảnh: TL.

 
Một mình nuôi con trong rừng sâu

Trung tâm Y tế huyện Tây Trà cho biết, do ăn uống thiếu thốn nên ông Thanh chỉ bị suy nhược cơ thể chứ không hề bị bệnh gì. Hiện ông Thanh được truyền nước và uống sữa bồi bổ, dự kiến khoảng vài ngày sức khỏe ông Thanh sẽ ổn định trở lại.

Ông Tâm kể tiếp, lần đầu tiên đi theo cha vào rừng sâu thăm chú và em, ông Tâm thấy đường đi rất hiểm trở, xung quanh cây cối rậm rạp, thú rừng gầm rú khắp nơi. Hai cha con ông Tâm phải đi bộ hơn một ngày đường mới tới nơi ở của cha con ông Thanh. Điều kỳ diệu mà ông Tâm không thể ngờ tới là để tồn tại và sống sót giữa rừng sâu, chống chọi với nhiều thú giữ, ông Thanh đã làm một cái nhà (như một cái chòi) rộng khoảng 3m, dài 4m, cách mặt đất khoảng 5m cạnh một cây rừng to lớn. Ngôi nhà được ông Thanh làm bằng thân cây nứa, mái lợp bằng lá mây và dứa, sàn nhà làm bằng cây gỗ nhỏ.

Hàng ngày, để có lương thực nuôi sống bản thân và con trai, ông Thanh một mình phát cây rừng làm rẫy, lấy một số hạt lúa giống mang theo gieo lên và trồng thêm sắn (mì). Đặc biệt, ông Thanh còn đi săn thêm thú rừng để làm thịt cho bữa ăn. Để có dụng cụ săn bắn, sinh hoạt và sản xuất, ông Thanh dùng một số vỏ nhôm, sắt trong khi đi phát rẫy nhặt được để chế tạo ra dao, rựa, chén… và cắt tóc, chải đầu. Riêng quần áo của hai cha con thì được ông Thanh “thiết kế” bằng lá chuối bện thành khố; dùng vỏ cây tếch dính thành tấm để mặc. Ngoài ra, ông Thanh còn làm cả áo mưa bằng vỏ cây rừng. Vào mùa đông giá rét, ông Thanh ủ lửa trong nhà và hút thuốc lá để ấm cơ thể.

Điều lạ là những vật dụng mà cha con ông Tâm mỗi lần vào thăm mang cho ông Thanh thì ông Thanh không dùng với lý do là “đồ vật của làng cũ, còn tao ở làng mới rồi nên không dùng”.

“Khi nào đi theo cha vào thăm chú và em, tôi cũng thấy nhà chú Thanh đầy thóc, mì khô. Riêng muối thì có lần thấy ông Thanh đốt tranh để lấy. Thấy cảnh cha con sống nơi xa xôi, hiểm trở, còn Lang đã lớn nên nhiều lần vào thăm, tôi nói hai cha con nên về lại làng. Thế nhưng lần nào cũng nhận được cái lắc đầu dứt khoát từ ông Thanh. Còn mỗi lần thấy người lạ, ông Thanh và con trốn vào rừng không bao giờ tiếp xúc. Và có lẽ sợ tôi dẫn thằng Lang về nên mỗi lần tôi vào, ông Thanh cứ ôm khư khư con trong lòng không bao giờ buông ra”, ông Tâm kể.

Cứ thế, năm này qua năm khác, hai cha con ông Thanh sống một cuộc sống hoang dã, biệt lập với thế giới bên ngoài. Điều kỳ diệu là sống trong rừng hơn 40 năm nhưng cha con ông Thanh không bao giờ bị đau ốm, sức khỏe vẫn bình thường.
 
Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 4

Anh Hồ Văn Lang như đang lạc vào một thế giới khác. Ảnh: PV

Thử thách khi về với cộng đồng

Theo ông Tâm, do sống quá lâu trong rừng nên cha con ông Thanh quen với cuộc sống hoang dã. Khi được đưa về hòa nhập lại với cộng đồng là một thử thách lớn đối với hai cha con “người rừng”. Từ cách đi lại, ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt… tất cả mọi thứ đều “lạ lẫm”, đặc biệt là anh Lang vì được cha đưa đi khi còn rất nhỏ.

“Cả đêm qua, Lang không chịu ngủ, chỉ ngồi ăn trầu, hút thuốc liên tục, thỉnh thoảng lại đi ra, vào còn miệng lầm bầm gì đó. Tôi sợ Lang nhớ rừng trở vào nơi cũ nên phải thức để canh chừng. Việc vận động Lang về ở nhà tôi cũng rất khó khăn, phải thủ thỉ, nhẹ nhàng Lang mới chịu đi. Sau hơn một ngày trở về, Lang vẫn ăn uống bình thường nhưng tuyệt nhiên không ăn mì tôm và bún tươi”, ông Tâm cho biết.

Được biết, hiện anh Lang chỉ giao tiếp được tiếng dân tộc Cor nhưng cũng nói bập bẹ. Vì thế, làm sao cho hai cha con “người rừng” nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, không còn tư tưởng bỏ làng vào rừng sâu nữa là bài toán khó đối với ngành chức năng nơi đây cũng như gia đình. “Hiện cha con Lang rất khó khăn khi trở về hòa nhập với cuộc sống đời thường cùng mọi người nên rất mong sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ của các ngành chức năng và người dân”, ông Tâm cho biết.

“Biết tin hai cha con “người rừng” trở về, chúng tôi đã vào thăm hỏi, động viên hai cha con cũng như người thân của họ, tặng quà và hỗ trợ 2 triệu đồng. Tôi cũng chỉ đạo UBND xã Trà Phong cử người trông chừng để tránh trường hợp anh Lang bỏ về lại rừng. Ngoài ra, huyện sẽ làm thủ tục cấp đất để làm nhà, cử cán bộ ở Trung tâm Y tế huyện chăm sóc sức khỏe cho cha con “người rừng”“.

Ông Hoàng Anh Ngọc
(Chủ tịch UBND huyện Tây Trà)

Đức Hoàng - Đức Công

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 16 phút trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 17 phút trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top