Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung: Các loại hải sản ở tầng nổi đã an toàn

Thứ tư, 09:41 21/09/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Theo các Bộ TN&MT, Y tế, NN&PTNT, nước biển tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đạt quy chuẩn để tắm, nuôi trồng thủy sản. Các loại hải sản nước mặt trong khu vực nêu trên đạt tiêu chuẩn để làm thực phẩm, còn thủy sản tầng đáy thì chưa đảm bảo an toàn...

Bộ NN&PTNT cho biết đã tổ chức giám sát tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ... Ảnh: TL
Bộ NN&PTNT cho biết đã tổ chức giám sát tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ... Ảnh: TL

Nước biển đạt quy chuẩn

Ngày 20/9, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, trên cơ sở kết quả phân tích của 1.080 mẫu (tháng 5), 331 mẫu (tháng 6) và 68 mẫu kiểm chứng (tháng 8), so sánh, đối chiếu với QCVN 10- MT:2015/BTNMT về chất lượng nước biển cho thấy, về cơ bản, hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. Đối với các thông số sắt, tổng phenol và xyanua là các nguyên nhân chính gây sự cố môi trường, hàm lượng sắt và xyanua đã giảm đi đáng kể (xyanua nằm trong ngưỡng cho phép, chỉ còn một số khu vực thuộc vùng biển Quảng Bình và Thừa Thiên Huế có giá trị thông số sắt ở tầng nước đáy vượt nhẹ ngưỡng cho phép của QCVN). Đến tháng 8/2016, hàm lượng tổng phenol trong nước biển đã giảm đến giá trị nhỏ hơn giới hạn cho phép.

Về các mẫu trầm tích biển đã nằm trong giới hạn quy định. Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường nay đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tích cực. Cá kích thước nhỏ và các động vật đáy cỡ lớn trên các rạn san hô đã có dấu hiệu hồi phục tích cực với mật độ cao hơn hẳn giai đoạn trước…

Theo Bộ TN&MT, với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Formosa Hà Tĩnh và cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đã giảm theo thời gian. Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn của quy chuẩn Việt Nam 2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Hiện Bộ TN&MT vẫn đang tiếp tục triển khai chương trình quan trắc môi trường biển các tỉnh miền Trung để tiếp tục theo dõi hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, kịp thời cảnh báo nếu có dấu hiệu ô nhiễm.

Không nên sử dụng hải sản ở tầng đáy

Cũng trong ngày 20/9, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tất cả hải sản như: Cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sự dụng làm thực phẩm.

Các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý. Đề nghị UBND các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện theo công văn số 122/BYT-ATTP ngày 26/8 của Bộ Y tế, chỉ đạo Sở NN&PTNT, Sở Công Thương phân loại hải sản theo từng lô, Sở Y tế chỉ đạo lấy mẫu theo từng lô và trả kết quả cho đơn vị quản lý được UBND tỉnh giao nhiệm vụ. Chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi đã được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô không an toàn phải buộc tiêu hủy và đền bù theo quy định.

Ngư dân không nên khai thác hải sản tầng đáy

Cũng liên quan đến nuôi trồng thủy, hải sản ở khu vực từng bị ô nhiễm ở 4 tỉnh miền Trung, Bộ NN&PTNT cho biết, để phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh là nơi cư trú của các loài thủy sản thì ngư dân chưa nên khai thác tại ba khu vực biển gồm: Hòn Sơn Dương (Hà Tĩnh), cách bờ 1,5km vơi diện tích khoảng 300km2 ; Cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) cách bờ 1,5km với diện tích 330km2 ; Hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế) cách bờ 1,5km với diện tích là 160km2 . Không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như nghề lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy, khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên trong vùng biển 20 hải lý trở vào cách bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Về giám sát an toàn thực phẩm hải sản, Bộ NN&PTNT cho biết đã tổ chức giám sát tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ và lưu ý các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Thời điểm lấy mẫu là khi sản phẩm được khai thác, bốc dỡ từ tàu khai thác đưa lên bờ tiêu thụ. Tần suất lấy mẫu là 2-3 ngày/lần tùy điều kiện từng địa phương. Số lượng mẫu đại diện cho các tàu đang đưa cá lên bờ tại thời điểm lấy mẫu. Lựa chọn cá thể mẫu bảo đảm đại diện tầng đáy và tầng nổi.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện giám sát định kỳ đối với các hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo ATTP và sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện phenol và các hải sản khác ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để tiến hành giám sát, xét nghiệm.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 8 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 10 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top