Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rầm rộ "nhờ" mạng xã hội tìm kiếm con bị bắt cóc, liệu có an toàn?

Thứ ba, 07:32 11/07/2017 | Xã hội

GiadinhNet - "Với đối tượng phạm tội lần đầu thì khi nghe thấy thông tin rầm rộ như vậy thì có thể rất hoảng sợ, hoang mang. Nhưng với những đối tượng nguy hiểm, đặc biệt là người đã có tiền án, tiền sự thì sẽ phản tác dụng...".

Sự việc bé Trần Trung Nghĩa (6 tuổi) được phát hiện tử vong nghi do bị sát hại sau 5 ngày mất tích vẫn chưa lắng xuống, bởi trước đó các thông tin tìm kiếm Nghĩa được cộng đồng mạng quan tâm và chia sẻ rất mạnh. Tất cả đều mong bé trai 6 tuổi sẽ may mắn trở về bên gia đình, rồi sẽ chuẩn bị vào lớp 1…

Thông tin Nghĩa tử vong như một cú sốc với nhiều người, cũng là sự hoang mang vô cùng đối với các gia đình đang nuôi con nhỏ. Cũng sau sự việc này, có ý kiến lo lắng cho rằng vì cộng đồng mạng lan truyền thông tin quá mạnh nên có thể dẫn tới kẻ phạm tội lạnh lùng ra tay sát hại.

Đồng thời, đây cũng là một bài học lớn, lời cảnh tỉnh cho các bậc cha, mẹ rằng họ nên và cần phải làm thế nào với truyền thông (đặc biệt là mạng xã hội) khi không may rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho rằng, việc cộng đồng mạng chung tay chia sẻ thông tin về các trường hợp này biểu hiện được tinh thần quan tâm, chia sẻ của nhiều người dân. Ông đánh giá, trong vụ việc của bé Nghĩa, kẻ ra tay sát hại cháu bé thật quá tàn nhẫn.


Bé Nghĩa trước khi mất tích. Ảnh: GĐCC

Bé Nghĩa trước khi mất tích. Ảnh: GĐCC

Đồng thời, trước ý kiến rằng với những sự việc tương tự, sự chia sẻ rầm rộ của cộng đồng mạng sẽ tạo nên áp lực lớn dẫn tới kẻ bắt cóc có thể ra tay sát hại nạn nhân, ông cho hay:

"Khi đó, có thể là bắt cóc để nhằm mục đích gì đó và sự việc lan truyền mạnh trên cộng đồng mạng sẽ khiến kẻ phạm tội phải chịu áp lực. Tuy nhiên, vì vậy mà dẫn đến hành vi sát hại nạn nhân là không thể chấp nhận được, trong khi có thể đưa ra cách giải quyết khác".

Thực tế, với trường hợp có người mất tích, nhất là trẻ em, việc cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ thông tin tìm kiếm trên mạng xã hội có hai mặt tác động: tích cực và bất lợi.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, đại úy Nguyễn Hữu Hưởng (CA TP Hà Nội) cho rằng:

Trước hết, với một sự việc bất kỳ có tính chất tương tự, được đưa ra công luận, được nhiều người quan tâm và chia sẻ thì sẽ có tác động mạnh đến các cơ quan chức năng. Thứ hai, đối với những sự việc cần kêu gọi sự giúp đỡ thì rõ ràng việc chia sẻ trên cộng đồng mạng cũng sẽ đem lại tác động tích cực rất lớn.

Tuy nhiên, với các sự việc tương tự như bé trai Quảng Bình mất tích, theo ông Hưởng thì khi mạng xã hội ồ ạt chia sẻ thông tin cũng gây tác động bất lợi không hề nhỏ:

"Đặc biệt, gần đây khi có các vụ trọng án, thông tin được chia sẻ quá chi tiết về hành vi của đối tượng, mô tả quá rõ tính chất dã man của vụ việc thì khiến dư luận rất hoang mang, đồng thời có tác động không tốt với người thân của nạn nhân".


Khu vực tìm thấy thi thể bé Nghĩa. Thông tin ban đầu nhận định, có thể bé Nghĩa đã bị sát hại sau khi mất tích. Ảnh: Trí Thức Trẻ

Khu vực tìm thấy thi thể bé Nghĩa. Thông tin ban đầu nhận định, có thể bé Nghĩa đã bị sát hại sau khi mất tích. Ảnh: Trí Thức Trẻ

Nói cụ thể về trường hợp của bé Nghĩa, theo đại úy Hưởng, khi sự việc chưa rõ ràng, chỉ cần một bài viết nhỏ và với tốc độ lan truyền cực nhanh của mạng xã hội thì các gia đình có con nhỏ chắc chắn sẽ rất hoang mang.

"Với sự việc của bé ở Quảng Bình vừa rồi, thay vì việc đưa tin rầm rộ như vậy (cụ thể như việc kẻ phạm tội đã sát hại cháu bé ra sao, như thế nào) thì chúng ta nên đưa ở mức giới hạn nào đó.

Khi các cơ quan chức năng xác định rõ, đặc biệt là khi đã bắt được nghi can, nghi phạm thì chúng ta đưa những thông tin đó lên thì có vẻ sẽ có những tác động răn đe tích cực hơn".

Theo ông, việc mô tả những chi tiết này không chỉ gây sợ hãi đối với người dân mà còn có thể tạo cơ hội cho các đối tượng khác học hỏi hành động phạm tội.

Về phía gia đình nạn nhân, nếu vô tình gặp phải tình huống như vậy thì cần lưu ý khi quyết định đưa thông tin lên truyền thông.

Theo ông, với các gia đình nếu không may rơi vào hoàn cảnh đó, trước hết cần phải báo cơ quan chức năng là điều chắc chắn. Thứ hai, khi cung cấp thông tin cho truyền thông cũng phải lưu ý, phải thông báo cho cơ quan đang điều tra để xem xét về việc đưa thông tin, cân nhắc xem nên cung cấp thông tin như thế nào.

"Nếu có thể, khi gặp phải trường hợp có dấu hiệu như vậy thì việc đưa tin lên công luận cũng rất tốt. Tuy nhiên, thời điểm đưa, đưa những gì thì rất quan trọng...".

Tùy từng sự việc mà cần phải có sự tư vấn của họ xem nên cung cấp thông tin gì, đưa đến mức độ nào. Bởi có những thông tin khi vô tình được cung cấp ra thì lại giúp các đối tượng đó dễ lẩn trốn hơn và sẽ ảnh hưởng xấu đến công tác điều tra".


Sự việc của bé Nghĩa và các trường hợp tương tự thường được chia sẻ rất mạnh trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều khi, phía gia đình nạn nhân lại không ý thức được liệu việc vội vã chia sẻ thông tin lên truyền thông (đặc biệt là mạng xã hội) liệu có an toàn hay không. Ảnh chụp màn hình

Sự việc của bé Nghĩa và các trường hợp tương tự thường được chia sẻ rất mạnh trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều khi, phía gia đình nạn nhân lại không ý thức được liệu việc vội vã chia sẻ thông tin lên truyền thông (đặc biệt là mạng xã hội) liệu có an toàn hay không. Ảnh chụp màn hình

Với kinh nghiệm và hiểu biết, về góc độ tâm lý tội phạm, ông Hưởng cho rằng bản thân nhiều đối tượng sau khi gây án còn quay lại để nghe ngóng và thậm chí thường xuyên lên mạng để theo dõi dư luận đang nhìn nhận như thế nào.

"Đôi khi, một phán đoán của dư luận có vẻ đang có lý, để nhiều người khác vào tham gia bình luận thì có khi lại đi lệch hướng điều tra. Cũng có khi dư luận phán đoán đúng thì đối tượng khi phát hiện ra thì sẽ có thể tìm phương thức để lẩn trốn".

Đại úy Hưởng cho rằng, một mặt, việc chia sẻ thông tin của cộng đồng có thể nghĩ rằng phải gây áp lực để người tượng phạm tội ra đầu thú, tuy nhiên nếu với các đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm thì điều này sẽ là rất tiêu cực.

"Với đối tượng phạm tội lần đầu thì khi nghe thấy thông tin rầm rộ như vậy thì có thể rất hoảng sợ, hoang mang. Nhưng với những đối tượng nguy hiểm, đặc biệt là người đã có tiền án, tiền sự thì sẽ phản tác dụng" – đại úy Hưởng nhấn mạnh.

Nông Thuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Xã hội - 8 phút trước

GĐXH - Tối 28/3, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra 2 tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật - 10 phút trước

Một người đàn ông ở tỉnh Gia Lai lên mạng tìm "của lạ" đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn nửa tỷ đồng.

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều khiển xe máy lưu thông trên QL18 đoạn chạy qua địa phận phường Yên Thanh, chị T. bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo đi cùng chiều. Cú va chạm khiến chị T. cùng xe máy ngã ra đường và bị ô tô đầu kéo chèn qua tử vong.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin phản ánh 3 cây sao đen trăm tuổi trước các ngôi nhà mới xây trên phố Lò Đúc bị chết bất thường.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 28/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Top