Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ra đảo Lý Sơn nghe chuyện hải đội Hoàng Sa

Thứ bảy, 11:38 27/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Theo sử sách còn lưu giữ, từ năm 1836, triều đình nhà Nguyễn đã lập ra một đội dân binh mang tên Đội Hoàng Sa. Nhiệm vụ của đội là hàng năm dong thuyền ra đo đạc thuỷ trình, sửa cột mốc chủ quyền, thu thuế thuyền bè qua lại và đánh bắt hải sản trên quần đảo Hoàng Sa trong sáu tháng mùa biển lặng. Và ở đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều di tích gắn với hải đội huyền thoại này.

Tục thờ cúng độc đáo

Ông Phạm Thoại Tuyền, một người dân đảo Lý Sơn, là hậu duệ thứ tư của một trong những người lính Đội Hoàng Sa cho biết: “Ghe bầu kềnh càng không chống nổi với sóng lớn, nếu ra khơi có thể bị sóng lớn đánh vỡ tan. Dân binh phải đi bằng ghe câu, tuy nhỏ hơn nhưng lách sóng được. Chèo khoảng ba ngày, ba đêm thì đến quần đảo Hoàng Sa nếu biển lặng và thuận gió. Sáu tháng trên biển phải đối phó với trăm ngàn nguy hiểm, có thể mất mạng bất kỳ lúc nào. Thế nên trên mỗi thuyền câu đều trang bị sẵn nẹp tre và dây buộc, để phòng nếu có chết giữa biển thì nẹp xác rồi thả xuống nước, hy vọng xác trôi về quê nhà”.
 

Một buổi đánh bắt của ngư dân đảo Lý Sơn.

“Hoàng Sa đi có về không. Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi”, câu ca dao lưu truyền trên đảo này nói về sự nguy hiểm của những người nhận nhiệm vụ, đã ra đi là chín phần chết, một phần sống. Dù biết là đi vào cõi chết nhưng nhiệm vụ phải tuân theo, cứ đến cuối tháng hai hàng năm, 70 ngư dân lại nhằm hướng Hoàng Sa thẳng tiến. Gia đình, họ mạc làm lễ tiễn đưa, vừa là tế sống, vừa là để tế những người đã chết, vừa để thể hiện mong ước người thân của mình sẽ trở về nên cúng tế trời đất, nặn hình nhân thế mạng, đưa vào thuyền giấy thả ra khơi. Nguồn gốc lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn có từ ngày ấy để tưởng niệm những dân binh đã hy sinh vì Tổ quốc. Ngày nay, ngư dân đảo Lý Sơn gọi chệch “thế lính” đi thành “khao lề tế lính”.

Ở đảo, điện lưới chỉ có từ năm giờ chiều đến 11 giờ đêm nên các dòng họ đã phải chuẩn bị từ vài ngày trước lễ tế: sắm đồ tế lễ, thuê máy phát điện, chuẩn bị bàn ghế, đàn thờ, cắt cử người trực máy phát điện, người gánh nước, người sắp đồ lễ...

Buổi lễ được tiến hành từ chiều ngày 19 sang ngày 20 tháng hai (âm lịch) hàng năm. Vị tộc trưởng là người chủ bái khi hành lễ, còn thầy phù thuỷ đội mũ tam sơn, mặc áo dài màu đỏ là người điều hành tế lễ. Ở đảo Lý Sơn, hầu như dòng họ nào cũng có một dàn nhạc bát âm riêng, người trong họ tự chơi các nhạc cụ vào dịp tế lễ hàng năm.
 

Lễ khao lề thế lính.

Ngay từ buổi chiều, cả dòng họ đều tập trung ở nhà thờ của dòng họ mình tiến hành lễ. Trong tiếng chiêng trống rền vang, các cụ ông khăn đóng áo dài, các cụ bà khăn nhiễu áo the hầu lễ, người trẻ nét mặt thành kính đứng xung quanh xem người già tế lễ. Vào đúng nửa đêm, buổi lễ chính diễn ra. Thầy pháp đọc thần chú, làm các nghi thức bùa phép trước đàn thờ, thổi “linh hồn” vào các hình nhân và đặt vào lòng thuyền lễ có cắm nến và đồ lễ. Cuối buổi tế, con thuyền lễ mang theo những hình nhân thế mạng và đồ lễ được đẩy ra ngoài khơi, gửi cho các linh hồn bỏ xác dưới biển. Buổi lễ tế kết thúc khi trời đã gần sáng.

Không chỉ đơn giản là cúng tế lính Đội Hoàng Sa, người dân Lý Sơn ngày nay cũng coi dịp tế lễ này là ngày giỗ tổ của dòng họ, như lời ông Tuyền cho biết. Gần hai thế kỷ đã trôi qua cũng có nghĩa gần hai trăm lần giỗ lính, nhưng những người già trên đảo Lý Sơn vẫn có thể kể lại rành rọt từng chi tiết của những buổi tế lễ ngày xưa, quen thuộc cứ như chính họ đã từng sống vào thời đó.

Mộ chiêu hồn ở Lý Sơn

Ở Lý Sơn nói riêng, cũng như ở nhiều miền biển khác nói chung, ngư dân quanh năm phải chống chọi với thiên tai bão gió. Biết bao ngư dân đã phải bỏ mạng giữa biển khơi, người thân không được nhìn thấy mặt lần cuối.

Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã-Ủy viên BCH Hội khoa học lịch sử Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Hùng Vương, người đã từng nhiều lần tới Lý Sơn tìm các dấu tích lịch sử, địa chất cho biết: tục đắp mộ chiêu hồn ra đời từ quan niệm rằng đã sinh ra trong cõi đời, chẳng lẽ lại không để lại dấu vết gì trên mặt đất. Thế nên ven các bãi cát trên đảo Lý Sơn, những ngôi mộ không có xương cốt của người chết mà người ta gọi là mộ chiêu hồn, mộ gió vẫn nằm rải rác.
 

Mộ gió cai đội Phạm Hữu Nhật ở Lý Sơn.

 
“VƯƠNG QUỐC TỎI”
Huyện đảo Lý Sơn gồm hai hòn đảo nằm sát cạnh nhau: đảo Lớn và đảo Bé, tổng diện tích gần 10km2. Một con đường độc đạo chạy vòng quanh đảo lớn, ôm trọn những cánh đồng tỏi xanh bạt ngàn. Đảo có hơn 20 ngàn dân, nguồn thu chủ yếu là từ hơn 550 ha hành tỏi và gần 500 chiếc tàu đánh bắt cá xa bờ. Đảo Bé gần như không có dân sinh sống vì thiếu nước ngọt.
Ngư dân Phạm Thoại Tuyền kể lại, thường thì sau khi ngư dân ra khơi mất tích dăm ba tháng mà không có tung tích gì, người thân ở nhà sẽ phát tang. Đám tang cũng tổ chức theo các nghi thức thông thường, có cúng tế, có kèn trống, chỉ khác một điều là quan tài không có xác người mà thay bằng hình nhân thế mạng. Hình nhân này được nặn bằng đất sét trắng được lấy ở đỉnh ngọn núi cao nhất trên đảo, nơi ngày xưa từng là dấu tích của một miệng núi lửa. Trái tim hình nhân được nặn bằng đất lấy ở ngã ba đường trộn với lòng đỏ trứng gà. “Phải là đất ở ngã ba đường gần nhà, vì nơi đó đã từng in dấu chân của người đã khuất”, ông Tuyền giải thích.

Trong hàng trăm ngôi mộ gió ven đảo Lý Sơn, có một Ngôi mộ gió khá đặc biệt: Ngôi mộ gió của cai đội thuỷ quân Đội Hoàng Sa, ông Phạm Hữu Nhật – người đã nhiều lần dẫn đoàn dân binh ra trấn giữ Hoàng Sa từ gần 200 năm trước. Ngôi mộ nằm giữa bạt ngàn đồng ngô xanh mướt bên bờ cát. Thân xác đã nằm lại với biển Hoàng Sa nhưng những dòng chữ trên tấm bia đá vẫn khắc khoải quay mặt ra phía biển. Tấm bia ghi: “Suất đội, chánh đội trưởng thuỷ quân Phạm Hữu Nhật. Từ năm 1836, tuân lệnh vua Minh Mạng đã đưa binh thuyền đi xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa.

Cũng từ đây trở thành lệ hàng năm. Ông mất năm 1854 trong một chuyến đi biển ra Hoàng Sa”. Gần hai trăm năm đã trôi qua, mùa qua mùa, đồng ngô quanh mộ ông lá lại lên xanh. Nhang khói trên nấm mộ gió vẫn tháng ngày nghi ngút. Tên tuổi của ông vẫn được lưu truyền qua các đời con cháu. Ngôi mộ của ông và quần thể di tích ngày xưa như các ngôi miếu thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
 
Thế hệ con cháu Lý Sơn về hiểu về lịch sử của đảo thông qua lời kể và hương ước.

Qua nhà người tộc trưởng họ Phạm chào tạm biệt, ông Tuyền mở tủ đưa chúng tôi xem những quyển gia phả viết bằng chữ nho, giấy đã ố vàng, cùng những cuốn gia phả được đánh máy rõ ràng, bọc bìa cứng phẳng phiu. “Đời trước kể lại cho đời sau nên dân trên đảo ai cũng thuộc lịch sử đảo, lịch sử dòng họ như lòng bàn tay.

Thời nay thanh niên không đọc được chữ nho nữa nên chúng tôi đã dịch nôm các tài liệu xưa và gia phả ra chữ quốc ngữ, đã đưa những tục lệ này vào hương ước làng để con cháu đời sau nhớ lấy và thực hiện”, ông nói.
 
Mai Minh
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 4 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 5 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top