Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quỹ đất 20% từ các dự án ở Hà Nội: “Trôi nổi” phương nào?

Thứ tư, 08:11 29/07/2009

Giadinh.net - Khi cần “đất sạch” để xây dựng nhà giá thấp ở Hà Nội, người ta mới nhớ ra, thành phố đang có một quỹ đất không nhỏ từ Quyết định 123/2001 và Quyết định 153/2006.

Nhưng quỹ đất này đã được sử dụng như thế nào và còn lại bao nhiêu thì vẫn là một câu hỏi lớn?

“Hà Nội còn 100ha đất sạch”

Liên quan đến quỹ đất 20% thu được từ các Quyết định 123/2001 và quyết định 153/2006 của TP Hà Nội, Báo GĐ&XH đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội cung cấp thông tin để phục vụ công tác báo chí. Tuy nhiên, đã hơn một tháng đến nay Báo vẫn chưa có câu trả lời dù trong suốt thời gian đó phóng viên vẫn thường xuyên liên hệ đề nghị cung cấp thông tin. Không hiểu Sở này đang gặp “khó xử” gì trong vấn đề thuộc lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý?


Để tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà tái định cư, năm 2001 Hà Nội có Quyết định 123, trong đó quy định: “Dự án kinh doanh hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở thành phố”. Đến năm 2006, Hà Nội có thêm quyết định 153/2006, sửa đổi một số nội dung của Quyết định 123. Theo đó, các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có diện tích trên 3.000m², chủ đầu tư giúp thành phố chuẩn bị mặt bằng 20% quỹ đất xây dựng nhà ở để thành phố chủ động đầu tư xây dựng quỹ nhà ở phục vụ nhu cầu chung của thành phố.

Từ khi Quyết định 123 ra đời đến nay, thành phố đã có hàng trăm dự án với hàng nghìn hecta đất được phê duyệt, cấp phép. Tức là, đến nay thành phố sẽ sở hữu một lượng không nhỏ đất 20% này.
 
Trong phiên họp giữa kỳ (tháng 4) của HĐND TP Hà Nội, báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội về thực trạng sử dụng quỹ đất 20% của thành phố cho thấy, tại các khu đô thị mới có 15 dự án đang giải phóng mặt bằng và 7 dự án đã giải phóng mặt bằng xong nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư. 24 dự án khác đã giao cho thành phố sử dụng quỹ đất 20% có diện tích là 350.554m². Nhưng điều đáng nói là số lượng này chiếm bao nhiêu phần trăm số đất 20% đã được giao và quỹ đất 20% này còn lại bao nhiêu thì lại không thấy ai nhắc đến(?!).

Trao đổi với phóng viên về chính sách phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, quỹ đất này của Hà Nội có thể còn đến 100ha. Điều này dường như mâu thuẫn với việc Hà Nội đang “kêu” thiếu đất sạch xây nhà xã hội.

Thiếu đất vì sử dụng sai?

Theo tiết lộ của một cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, đa phần đất 20% đã được thành phố cho đấu thầu, một phần khác thành phố trực tiếp làm chủ đầu tư để xây nhà tái định cư. Nhưng ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, đất này theo luật là để xây dựng nhà ở xã hội, nếu lại giao để đấu giá là không đúng. “Đấu giá rồi để xây nhà thương mại thì còn đâu đất để xây nhà xã hội, trong khi Hà Nội đang kêu thiếu đất”, ông Nam nói.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có 6,5 triệu dân, ước tính đến năm 2015 dân số sẽ tăng lên 7,2 triệu. Trong đó, số lao động hưởng lương ngân sách có nhu cầu về nhà ở là khoảng 325.000 người. Riêng lượng người có nhu cầu rất cấp bách về nhà ở chiếm tới 10%, tức là cần tới 33.000 căn hộ giá thấp. Mô hình đầu tư sẽ được áp dụng theo hình thức TP Hà Nội trực tiếp đầu tư xây dựng, hoặc thành phố sẽ giao cho doanh nghiệp quỹ đất “sạch” được định giá theo thị trường, đổi lại doanh nghiệp bàn giao lại quỹ nhà ở theo phương thức kiểm toán và lãi vay ngân hàng. Nhưng vấn đề quan trọng còn lại là thành phố có đủ quỹ đất để xây loại nhà này không?

Trên một khía cạnh khác, quy định về việc chủ đầu tư phải bàn giao lại 20% quỹ đất để thành phố phát triển quỹ nhà được cho là bất hợp lý. Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, có thể việc này vô hình trung đã đẩy giá nhà Hà Nội lên cao thêm. Khi phải cắt một phần đất giao lại cho thành phố thì các chủ đầu tư đã tính khoản chi phí này vào giá bán phần nhà còn lại của họ. Trong khi quỹ nhà giá rẻ của thành phố lại “không còn rẻ” khi đến tay những sở hữu cuối cùng. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hà Nội cần xem xét để bãi bỏ chính sách này. Với phần đất đã thu hồi từ trước đây, thành phố nên cho đấu giá theo cơ chế thị trường. Số tiền thu được sẽ phục vụ vào công tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách.
 
Đắc Kiên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hậu dính tin chia tay tình trẻ vì người thứ 3, Trương Ngọc Ánh: 'Sự tử tế đáng quý hơn sự thông minh'

Hậu dính tin chia tay tình trẻ vì người thứ 3, Trương Ngọc Ánh: 'Sự tử tế đáng quý hơn sự thông minh'

Giải trí - 5 giờ trước

Trương Ngọc Ánh đã lên tiếng đính chính thông tin có người thứ 3 chen chân vào mối quan hệ với Anh Dũng.

Cách pha trà hắc kỷ tử thơm ngon

Cách pha trà hắc kỷ tử thơm ngon

Ăn - 6 giờ trước

Trà hắc kỷ tử không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn phải chú ý pha đúng cách mới tận hưởng đúng dưỡng chất của loại trà này.

Thanh Hằng hóa 'bác tài' đưa ông xã đi chơi dịp lễ, được đối phương chăm sóc cực ngọt

Thanh Hằng hóa 'bác tài' đưa ông xã đi chơi dịp lễ, được đối phương chăm sóc cực ngọt

Giải trí - 6 giờ trước

Kể từ sau khi kết hôn, Thanh Hằng được khen ngày càng nữ tính, hiền dịu.

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 6 giờ trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 7 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 7 giờ trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Top