Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quốc giỗ Hùng Vương: Nét văn hoá độc đáo

Thứ sáu, 10:00 30/03/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện đang được UBND tỉnh Phú Thọ gửi hồ sơ lên Tổ chức Unesco để được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Phóng viên Báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với GS.TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia và nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh xung quanh vấn đề này.
 

Dòng người hành hương về đất Tổ. Ảnh:?PV

 
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày rất có ý nghĩa làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo ông, ý nghĩa của ngày quốc giỗ này là gì?

- GS.TS Ngô Đức Thịnh: Đôi câu đối trước cổng đền Hùng có ghi: "Thác thủy khải cơ, tứ cố sơn quy bản tích - Ðăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn" (Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối; Lên cao nhìn khắp, trập trùng đồi núi cháu con đông). Phong tục thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương nằm trong tâm thức hướng về tổ tiên, nòi giống, cội nguồn luôn sâu nặng trong mỗi người Việt Nam.

 "Con người có tổ có tông", nếu mỗi gia đình đều có cha mẹ, có tổ tiên, ông bà, thì đất nước, quốc gia cũng có cha Rồng, mẹ Tiên, có Quốc tổ Hùng Vương. Dân gian có câu "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ". Đây là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên hệ ý thức Việt Nam từ buổi đầu của thời kỳ hình thành một quốc gia phong kiến tự chủ. Từ đó kết tinh thành huyền thoại, truyền thuyết, những ký ức lịch sử, thành một giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa, nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam.
 
- Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: Tất cả các nước có lịch sử rất phát triển lâu đời nhưng có lẽ chưa có dân tộc nào lại có ngày Quốc giỗ  đặc biệt ý nghĩa như ở Việt Nam. Đây là nét văn hóa riêng biệt của Việt Nam...

Xin hỏi GS.TS Ngô Đức Thịnh, được biết ông là một trong những thành viên đề nghị lên Unesco công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là văn hóa phi vật thể. Ông có thể cho biết cụ thể hơn?
 
- GS.TS Ngô Đức Thịnh: UBND tỉnh Phú Thọ là cơ quan đề nghị và gửi hồ sơ lên Unesco, tôi chỉ là người tham gia góp ý và phản biện.
Về việc đề xuất này, ban đầu tôi hơi lưỡng lự. Các thành viên trong Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cũng lo. Lo là vì nếu mang đi mà lỡ không được thì không hay về mặt tâm lý của hàng triệu triệu con dân Việt Nam. Nhưng tìm hiểu sâu thì thấy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của chúng ta thực sự độc đáo và rất xứng đáng. Bản chất là độc đáo rồi nhưng làm sao để Unesco hiểu nó là độc đáo thì không phải là chuyện đơn giản. Việc đề nghị Hát Xoan thì đơn giản hơn nhưng với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lại có vai trò Nhà nước ở trong đó. Thế giới chỉ công nhận là giá trị văn hóa phi vật thể khi đó là tín ngưỡng của nhân dân. Còn nếu chúng ta coi là tín ngưỡng của Nhà nước thì hơi khó để thuyết phục.

Điều này đặt ra vấn đề, chúng ta phải xác định rõ ranh giới của Nhà nước và của dân trong vấn đề thực hiện tín ngưỡng thờ cúng này. Đúng là không có Nhà nước thì không có ngày Quốc giỗ. Hiện hồ sơ đề nghị Unesco công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là giá trị văn hóa phi vật thể đã được gửi đi từ cách đây nửa năm, vào tháng 5 tới Unesco sẽ có quyết định cuối cùng.
 

 Rước kiệu dâng hương tại Lễ hội Đền?Hùng. Ảnh:?PV

 
Hiện nay ngày càng có nhiều người tìm về đền Hùng để đi "lễ", đặc biệt là trong những ngày giỗ Tổ tháng 3 hàng năm. Điều này thể hiện điều gì, thưa GS.TS?

- Điều này càng cho thấy rõ tâm thức hướng về cội nguồn của người Việt.
Đây là nguyện vọng, là nhu cầu, là tâm lý chính đáng của người dân Việt Nam. Hôm tôi đến Đền Hùng vào ngày 6/3 (âm lịch) thì biết: đã có khoảng 1 triệu người tham dự. Dự tính vào những ngày giỗ (ngày 10- 11- 12) sẽ có khoảng 6 - 7 triệu người tham gia dâng hương cầu nguyện. 

Theo tôi đây là một nét văn hoá tuyệt vời, cho thấy tâm thức của người dân luôn hướng về Quốc Tổ. Đó là điều may mắn vì chúng ta vẫn giữ được ý chí, sự gắn kết để tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc.
 

Quá trình hình thành hệ ý thức, ký ức lịch sử thời Vua Hùng là kết quả của sự vận động lịch sử, vừa là sản phẩm của văn hóa bình dân, văn hóa dân gian, thông qua các huyền thoại, truyền thuyết, các phong tục nghi lễ thờ tổ tiên của các gia tộc, dòng họ nơi thôn dã, lại vừa là sự kết tinh ý thức của văn hóa bác học của các nhà trí thức, các bậc minh quân của các triều đại.

Hiện nay những người đi lễ đền Hùng thường không được vào hậu cung để thắp hương cầu nguyện, có phải đó là lý do khiến du khách tìm mọi cách để ném tiền lẻ vào trong hậu cung dẫn đến tình trạng tiền bay lả tả khắp lối đi. Ông, bà có ý kiến gì về hiện tượng này?
 
- GS.TS Ngô Đức Thịnh: Đây là một thực tế mà chúng ta phải rốt ráo giải quyết. Vì muốn giữ trật tự nên những nhà quản lý đã hạn chế cho người dân được vào lễ nơi hậu cung, chỉ cán bộ và những người có trách nhiệm  mới được vào đó lễ. Theo tôi việc này là không nên. Được vào hậu cung là nguyện vọng tha thiết nên khi không được vào thì người dân không có cách nào khác nào nhét tiền qua khe cửa.

Hôm tôi đi lễ vào ngày 6/3 vừa rồi, một số bà con đã phải gửi tôi mang hộ tiền của họ vào đặt trong hậu cung. Chứng tỏ đây là mong muốn chính đáng của mỗi con dân nước Việt, nên khi hạn chế họ vào lễ là đã can thiệp cản trở sinh hoạt tín ngưỡng của người dân. 

Về việc này, chúng tôi đã phản ánh với địa phương. Đương nhiên những nơi tôn nghiêm như thế thì cần phải có trật tự. Nhưng làm thế nào để giữ trật tự thì các nhà quản lý, địa phương phải nghĩ, phải đưa ra phương án  giải quyết chứ không phải ra một lệnh "Cấm" là xong.

Đây là tình trạng chung trong khâu quản lý ở ta, khi không quản lý được là cấm. Cấm chỉ tiện cho người quản lý nhưng đôi khi điều này sẽ phản tác dụng.
 
- Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: Cố nhét tiền lễ qua song cửa hậu cung- Đây là một hiện tượng phản cảm. Việc làm này không toát lên được ý nghĩa gì về mặt văn hóa lẫn tâm linh của người đi lễ. Thậm chí đã làm giảm đi tính tôn nghiêm nơi hồn thiêng của cả một dân tộc.

Theo tôi để xảy ra vấn đề này là do khả năng nhận thức về việc "lễ" của một bộ phận người dân còn kém. Lỗi là chúng ta thiếu tư vấn về việc "tiên học lễ, hậu học văn". Các nhà quản lý có góc nhìn khác, xã hội học có góc nhìn khác, văn hóa có góc nhìn khác. Ba nhà này phải kết hợp, tạo điều kiện, phải nêu những nội dung cơ bản, giống như tư vấn cho người dân khi về dâng hương thấu hiểu được ý nghĩa cao cả của ngày Quốc giỗ, làm tỏa sáng tâm linh văn hóa của người lạc Việt.
 

10/3 âm lịch đã trở thành ngày trọng đại đối với người dân Việt.  Ảnh:PV

Theo tục lệ từ xưa đến này, khi về Giỗ tổ Hùng Vương, con cháu thường dâng bánh chưng, bánh dày như một việc làm  không thể thiếu. Xin được hỏi nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh, khi người dân về Giỗ Tổ, nên dâng những gì?

- Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: Theo tôi, việc dâng lễ nên tùy vào duyên cảnh của mỗi người. "Khởi duyên cảnh" -  duyên cảnh nào thì dâng cái đó. Ví dụ chị làm báo thì chị có thể dâng nghiên bút, lễ xong thì xin về với mong muốn có được bút lực tốt hơn. Tôi đã từng nói, muốn lễ đúng phải lễ đủ năm nội dung là: Tạ ơn, sám nguyện, cầu nguyện, hứa nguyện sau đó mới đến dâng lễ.

Xin cảm ơn ông, bà!
 
Kết tinh ý thức dân tộc
 
Năm 1470, Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên cho lập "Ngọc phả Hùng Vương", coi đó là Vua thủy tổ của dân tộc, đương thời nhà sử học Ngô Sỹ Liên đưa chuyện Quốc tổ Hùng Vương vào chính sử, mục truyện họ Hồng Bàng, phần ngoại kỷ. (Có tư liệu còn cho rằng, có tồn tại ngọc phả Hùng Vương soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (986) thời Lê Ðại Hành, hay ngọc phả khác soạn năm Hồng Phúc nguyên niên thời Lê Anh Tông?). Tuy nhiên, đến thế kỷ XV thời nhà Lê, thì Quốc tổ Hùng Vương đã được chính thức hóa trên phương diện lịch sử và được hằng năm tổ chức thờ phụng. Từ đó, trải qua thời Tây Sơn và nhà Nguyễn (tới năm 1945) cũng như dưới thời đại Việt Nam mới, dù ở miền Bắc hay miền Nam, người Việt Nam đều vun đắp cho việc thờ phụng Quốc tổ Hùng Vương.

Quá trình hình thành hệ ý thức, ký ức lịch sử thời Vua Hùng là kết quả của sự vận động lịch sử, vừa là sản phẩm của văn hóa bình dân, văn hóa dân gian, thông qua các huyền thoại, truyền thuyết, các phong tục nghi lễ thờ tổ tiên của các gia tộc, dòng họ nơi thôn dã, lại vừa là sự kết tinh ý thức của văn hóa bác học của các nhà trí thức, các bậc minh quân của các triều đại. Quá trình này là sự kết hợp của sự vận động từ dưới lên (dân gian, cộng đồng), lại vừa từ trên xuống (nhà nước, sĩ phu); đồng thời lại vừa tích tụ từ ngoài vào, lại vừa lan tỏa từ trong (trung tâm) ra. Nếu thiếu một trong các nhân tố song đôi như: trên - dưới, trong - ngoài, nhà nước - cộng đồng thì không thể tạo nên tín ngưỡng Hùng Vương với tư cách là biểu tượng cội nguồn của quốc gia - dân tộc, không thể có phong tục thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương như hiện nay.

Việc sáng tạo nên biểu tượng cội nguồn và việc tôn thờ như một tín ngưỡng, ít nhất cũng trải qua hơn 500 năm đến nay, thật sự là một kết nối lịch sử, vượt qua rào cản của các triều đại phong kiến, vượt lên trên sự khác biệt của các chế độ xã hội; vượt qua cả sự khác biệt tôn giáo, dù đó là Phật, Ðạo, Nho, các tín ngưỡng dân gian... để chỉ có biểu tượng cội nguồn là duy nhất. Ðây thật sự là giá trị văn hóa chính trị đích thực, vượt lên trên mọi thời đại và triều đại. Tất cả những điều này, từ việc xây dựng biểu tượng cội nguồn Vua tổ Hùng Vương đến những thực hành tín ngưỡng văn hóa thờ phụng, rất cần được nhân dân ta tự hào, gìn giữ và tôn vinh.

(GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam)

Võ Thủy (thực hiện)
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình trúng số lớn

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình trúng số lớn

Xã hội - 16 phút trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 cho người chơi may mắn đến từ Hàn Quốc.

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 34 phút trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 35 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Xã hội - 47 phút trước

GĐXH – Tính đến ngày 24/4 đã có khoản 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ sẽ giúp cho chủ sở hữu phương tiện nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm. Dưới đây là các cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản, lái xe nên tham khảo.

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giữa xe con với ô tô tải vừa xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh khiến 4 người thương vong.

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Thời sự - 2 giờ trước

Vụ chìm sà lan làm 5 thuyền viên mất tích, đến nay cơ quan chức năng vớt được 3 thi thể trên vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Pháp luật - 3 giờ trước

Trong lúc mâu thuẫn, Trần Nam Thanh đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ đang mang thai tháng thứ 8 rồi châm lửa đốt.

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Xe máy do nam sinh điều khiển với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, khi đi qua nút giao thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô con đang sang đường.

Top