Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phan Thị Bích Hằng của đời thường

Thứ ba, 14:12 09/11/2010 | Xã hội

Gác lại những bận rộn của một nhà ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng của đời thường hạnh phúc trong vai trò làm vợ, làm mẹ.

Tôi biết Bích Hằng từ khi cả hai chúng tôi còn là học sinh Trung học phổ thông. 20 năm qua, tôi ít gặp Bích Hằng nhưng luôn dõi theo cuộc sống của Hằng, cuộc sống đặc biệt của một nhà ngoại cảm.
 
Lần này gặp lại, không chỉ có Hằng mà còn được gặp cả mẹ, chị, em gái và hai cậu con trai kháu khỉnh nhân dịp Hằng đưa cả nhà đi Đại Nam (Bình Dương) chơi cuối tuần.
 

Tổ ấm hạnh phúc của Phan Thị Bích Hằng

 
Chào Bích Hằng, đã lâu không gặp, thấy Hằng bữa nay trẻ và đẹp ra rất nhiều? Mình có thể trao đổi đôi chút về cuộc sống của Bích Hằng?
 
- Rất sẵn lòng!

Là một phụ nữ, gánh trên vai trách nhiệm của một công chức nhà nước, trách nhiệm với gia đình, lại có một công việc hết sức đặc biệt của người có khả năng ngoại cảm, cân bằng cuộc sống có phải là điều quá khó?

Cảm ơn chị đã quan tâm đến cuộc sống của Hằng. Hiện nay Hằng là cán bộ của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có một gia đình với hai con trai ngoan ngoãn.
 
Chị có phải là người nổi tiếng?

Đó là “danh hiệu” mà mọi người, bạn bè hay nói về tôi. Tôi thì không nghĩ vậy, tôi chỉ là người có chút khả năng đặc biệt.

Một vài điều chia sẻ về công việc của chị ở trường Đại học?

Tôi là một người có quỹ thời gian eo hẹp nhưng luôn muốn làm tốt công việc của mình. Tôi ham học và luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên không bỏ qua bất cứ khóa học nâng cao trình độ nào do trường tổ chức, từ các khóa nâng cao khả năng sư phạm, nâng cao kỹ năng sống, nâng cao trình độ chuyên môn.
 
Chị có được ưu đãi gì từ nhà trường, nơi chị công tác, và có sự chia sẻ nào từ đồng nghiệp, khi chị còn phải thực hiện rất nhiều việc của một nhà ngoại cảm?

Rất nhiều! Tôi có quan điểm sống: Việc gia đình để lại sau cánh cổng nhà, việc cơ quan để lại sau cánh cổng trường nhưng khi đã làm việc thì làm hết sức mình. Chỉ có công việc tìm mộ liệt sỹ là đôi khi phải chen cả vào quỹ thời gian của cơ quan, của gia đình.

Cụ thể là gì?
 
Mỗi khi đi làm tôi phải mang theo một vài bộ hồ sơ liệt sỹ, nhiều khi đang làm việc phải bỏ ra ngoài để nghe điện thoại, hướng dẫn tìm mộ liệt sỹ.
 
Điều đó có ảnh hưởng đến công việc?
 
Các đồng nghiệp của tôi rất cảm thông. Môi trường làm việc của tôi là môi trường tri thức, mọi người hiểu ý nghĩa công việc tôi làm nên rất tạo điều kiện.

Việc hoàn thành thiên chức làm dâu, làm vợ, làm mẹ của chị có gì đặc biệt?

Cha mẹ là những người rất hiểu tôi, tự hào về tôi và luôn giúp đỡ tôi. Mẹ là người chia sẻ, giúp đỡ tôi nhiều nhất. Gia đình chồng tôi là một gia đình Hà Nội gốc, có nếp sống quy chuẩn, khép kín, lại có một cô con dâu liên tục phải tiếp khách bất kể giờ giấc nên lúc đầu cũng có đôi chút xáo trộn, nhưng dần rồi cũng quen, bố mẹ chồng rất cảm thông.
 
Khi hàng ngày chứng kiến những việc tôi làm, gặp gỡ tiếp xúc với những gia đình liệt sỹ, các cụ thấy tự hào, bao nỗi ấm ức về sự phiền toái tan biến.
 
Còn ông xã, có bao giờ ông xã bị phiền lòng?
 
Có ba câu nói của ông xã vào ba thời điểm và hoàn cảnh khác nhau về công việc của tôi làm tôi nhớ mãi. Một là, khi cùng tôi đi tìm mộ ở Sông Đà, thấy thời tiết quá khắc nghiệt, đang đi nước lũ tràn về, anh nói: “Đi như thế này nhỡ có chuyện gì rủi thì ai tính công cho em?”.
 
Đến Quảng Trị, anh nói: “Vợ có đi hết cả cuộc đời cũng chưa xoa dịu hết vết thương chiến tranh, hết những nỗi đau của thân nhân liệt sỹ”.
 
Còn câu thứ ba?

Khi tôi đến Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), trước khi đi, anh nói đưa tôi đi nốt lần này, rồi về không để vợ đi xa nữa, nhưng khi tới nơi, thấy các cựu chiến binh đón tiếp nồng hậu từ sân bay, và quan trọng hơn là các cựu chiến binh cao tuổi vào rừng, đi không hề run rẩy, cuốc cật lực để tìm đồng đội, anh nói: “Nếu giữ vợ thì thấy thật xấu hổ!”. Tôi tin là anh hiểu tôi.

Các con có hiểu công việc chị đang làm?

Cô ấy nghĩ về:

Mẹ: Một thiên sứ, một Bao Thanh Thiên nhân ái mỗi khi tôi gặp vấn đề trong cuộc sống.
 
Con trai nhỏ: Thành Trung –người hâm mộ quá mức cần thiết.
 
Con trai lớn: Minh Tiến – vệ sỹ của em khi mẹ vắng nhà.

Con trai đầu của tôi được ông nội, ông ngoại chăm sóc và trò chuyện nhiều nên cháu không thắc mắc về chuyện mẹ hay đi xa, con trai thứ hai không được gần hai ông vì cả hai ông đều đã không còn, lúc còn nhỏ rất sợ mẹ mặc quần áo thể thao, nai nịt gọn gàng, chỉ thích mẹ mặc váy và đi giày cao gót, bởi với bé, mẹ mặc váy đồng nghĩa với việc sáng đi tối về.
 Có lần đang xem tivi, thấy mẹ, bé chạy lại ôm lấy tivi đòi mẹ, mọi người nói mẹ đang đi tìm mộ liệt sỹ, bé gào to: “Con không thích tivi, con chỉ thích mẹ!”. Lúc đó cháu ba tuổi. Giờ thì ổn rồi, cả Tiến – con lớn và Trung – con nhỏ đều quen và rất chịu đựng khi mẹ hay phải xa nhà.

Chị đã làm gì để bù đắp cho các con?

Mỗi khi có dịp là tôi lại đưa các con đi chơi cùng. Tôi dạy con tính tự lập.

Các con của chị được gì khi có người mẹ đặc biệt như chị?

Lòng nhân ái, tính nhân văn. Đó là những điều các cháu sớm có khi hàng ngày chứng kiến mẹ làm việc. Các cháu biết ân cần chia sẻ với những người khách đến nhà. Tất cả những người khách khi tìm đến tôi, họ đều đang hướng tới một cõi tâm linh thiêng liêng nhất, trong sáng nhất.
 
Các cháu được tiếp xúc với họ vào những khoảnh khắc ấy. Nhiều khi con trai tôi thấy những người từ vùng nông thôn ra, trông khắc khổ, các cháu hỏi mẹ có cần cho tiền người ta không. Điều đó làm tôi cảm động.
 
Còn thiệt thòi?
 
Tên đầy đủ: Phan Thị Bích Hằng
 
Ngày sinh: 15/2/1972
 
Cuốn sách mới nhất vừa đọc: 8 tố chất trí tuệ của người phụ nữ
 
Màu sắc yêu thích: Đỏ và trắng
 
Dòng nhạc yêu thích: Dân ca và Trữ tình
 
Sở thích: Làm thơ, ngâm thơ
Không được mẹ dành thời gian, không được vỗ về mỗi khi ngủ. Tôi bắt đầu công việc tìm hiểu hồ sơ liệt sỹ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng mỗi ngày. Tôi đóng kín cửa để làm việc, sấm nổ bên tai cũng không nghe. Các con tôi phải tự lên giường đi ngủ, từ bé! Các cháu chỉ được nghe lời ru, lời kể chuyện của mẹ đã thu sẵn trong băng cassette, đặc biệt là lúc tôi phải xa nhà.
 
Công việc tìm mộ liệt sỹ có chiếm nhiều thời gian của chị?
 
Như tôi đã nói, mỗi ngày tôi nghiên cứu hồ sơ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Còn tiếp khách thì bất kể lúc nào. Sáng nào thức dậy cũng đã có 5, 7 người chờ. Mỗi chiều đi làm về, đón tôi là một sàn dép (của những người đang ngồi trong nhà đợi gặp tôi). Lúc tôi nấu ăn, khách đứng bên cạnh, khi tôi ngồi ăn, khách ngồi bên bàn ăn.
 
Nhà tôi la liệt các loại ghế cho khách ngồi chờ, cốc chén uống nước đủ loại vẫn không đủ, không gian sinh hoạt bị đảo lộn. Lúc đầu tôi còn tiếp khách bằng nước trà, sau này chỉ có thể tiếp bằng nước suối.
 
Chị dành thời gian cho riêng mình như thế nào?
 
Tôi cũng rất chú ý đến việc chăm sóc bản thân, tôi thường dành thời gian xem tivi cùng cả nhà khi có thể. Tôi cũng thích shopping. Tôi thích sắm thời trang công sở, thời trang picnic và cả thời trang “nghĩa địa” nữa (cười!).
 
Thời trang nghĩa địa?
 
Là tôi nói vui, thực ra đó là các trang phục để tôi có thể nai nịt gọn gàng khi đi tìm mộ liệt sỹ. Đó phải là giày bệt, áo quần vải dày chống gai, đá nhọn, “kín cổng cao tường” để chống muỗi, là túi khoác tiện dụng và mũ cơ động.
 

"Tôi chỉ mơ ước, một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép"

 
Chị có thời gian dành cho bạn bè?
 
Rất hiếm, nhiều khi bị mếch lòng vì bạn bè không hiểu. Cũng đành chịu thôi.
 
Cuộc sống của chị có áp lực?
 
Có! Áp lực công việc lớn, áp lực tâm lý vô cùng  nặng nề!

Chị có bao giờ buồn không?

Không thể không buồn khi bị dư luận để ý quá nhiều và mình trở thành chủ đề của những câu chuyện trà dư tửu hậu. Bản thân quỹ thời gian của tôi có hạn, sức khỏe cũng có hạn mà nhu cầu của xã hội cần đến khả năng của tôi lại nhiều. Những người tôi giúp, được việc thì vui vẻ, không ít người chưa được hoặc không được giúp lại không thông cảm, thậm chí còn oán trách, dẫn đến suy nghĩ thiếu khách quan.

Chị mơ ước điều gì?
 
Một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép! Đó là khi không còn nhiều liệt sỹ chưa tìm thấy mộ!

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc chị sớm thực hiện được ước mơ giản dị trên!

Cùng "khám túi" nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
 
Chiếc túi nhỏ Bích Hằng hay mang theo khi đi tìm mộ
Điện thoại - Vật bất ly thân mỗi khi đi tìm mộ liệt sỹ
Sổ ghi lịch hẹn và những ghi chú cần thiết
Kính râm
Kẹp tóc rất cần thiết khi đến miền Trung và miền Nam làm việc (vì thời tiết rất nóng)

Theo Thời trang trẻ

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 11 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 44 phút trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 2 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 3 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 3 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Top