Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông lùn và “kho báu” tri thức cho làng

Chủ nhật, 05:28 20/02/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Chỉ cao 1,2m, nhưng kho tri thức mà ông mang về cho làng quê thuần nông không thể đo bằng mét.

Đến giờ, ông thấy cuộc đời này thật công bằng, lấy của ông đi rất nhiều, nhưng cũng cho ông nhiều thứ, đó là nghị lực, niềm ham mê và cống  hiến...
 
Thấp chiều cao không  đáng sợ
 

Thư viện xã Tam Hồng là thư viện cấp thôn, xã lớn nhất cả nước.

 
Nằm khuất sau trong một ngõ nhỏ, ngôi nhà ông Nguyễn Xuân Tạo ở thôn Lâm Xuyên (xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) khá đơn sơ. Nhưng trên tường nhà, khách thăm sẽ "choáng" với hàng chục tấm huân, huy chương, bằng khen. Từ Huân chương chống Mỹ, chống Pháp, Huân chương Lao động, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, đến các Bằng khen của Chính phủ, giấy khen các cấp, ngành được treo dày đặc.
 
Ông bảo, mấy tháng nay căn bệnh cao huyết áp hành hạ đến phát khổ. Tuổi già (ông sinh năm 1938) cộng với bệnh tật nên chẳng làm được gì. Sức khỏe của ông vài năm gần đây giảm sút đáng kể nên công việc trông coi thư viện được xã Tam Hồng giao cho mấy cán bộ trẻ. Rồi ông vẫn say sưa kể cho tôi nghe về lịch sử xây dựng và phát triển thư viện xã Tam Hồng, từ mấy cuốn sách mục nát trong ngôi nhà ẩm thấp cho đến bây giờ là hàng vạn cuốn sách trong một thư viện khang trang.
 
Sau bao năm kiên trì giữ kho sách cho làng xã, ông đâu ngờ tên tuổi mình nay được vang xa đến thế! Nhiều đoàn cán bộ thư viện từ Trung ương đến địa phương, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều học giả ở Hà Nội, TP HCM cũng đã về tận đây gặp ông. "Nếu xét qui mô thư viện cấp thôn, cấp xã thì thư viện của tôi là thư viện lớn nhất cả nước. Thấp chiều cao thì không đáng sợ, thứ đáng sợ đối với tôi là thấp bé trình độ văn hóa và không biết vượt lên chính mình", ông Tạo khảng khái nói. Với suy nghĩ như thế, ông lao vào đọc sách rồi tự học và trở thành một thầy giáo làng.
 
Ông tham gia chiến dịch "diệt giặc dốt" và được tặng giấy "Ghi công diệt giặc dốt" của xã Tam Hồng năm 1959. Năm 1969, ông xung phong đi học trường Cao đẳng Văn hóa - nghệ thuật của tỉnh với giấc mơ trở thành nhà biên kịch. Nhưng năm 1971, học xong lớp biên kịch ông lại trở về làng. Chẳng hiểu sao hợp tác xã lại giao cho ông cái chân thủ thư.
 
Đối với ông, được nhận chân thủ thư hồi đó là một vinh hạnh, bởi cả miền Bắc đang có phong trào xây thư viện làng, đây không phải tủ sách bình thường mà là "tủ sách kháng chiến"- phong trào đã có từ năm 1946 do Bác Hồ khởi xướng. Nhưng tủ sách lần đầu ông được phân công đó chỉ vỏn vẹn có 104 cuốn các loại, lại vào thời buổi người dân lo làm kinh tế, trình độ văn hóa hạn chế nên thư viện chẳng ai ngó ngàng tới.
 
"Ông gàn" khai trí cho người dân
 

Chiếc xe đạp cùng với "ông lùn" bao nhiêu năm bôn ba tìm sách.

 
Đến bây giờ, hình ảnh một ông lùn ngồi chênh vênh trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi khắp làng trên xóm dưới giao sách báo đến từng nhà vẫn chưa phai mờ trong ký ức nhiều người dân xã Tam Hồng. Ông kể, để được thư viện khang trang 2 tầng và rộng hàng trăm mét vuông, cùng với hàng vạn cuốn sách, hàng chục đầu báo, tạp chí như bây giờ không phải là điều đơn giản và dễ làm. Đó là công sức, mồ hôi, nước mắt và cả sự tủi nhục mà ông phải vượt qua. Có người gọi ông là "gàn" khi việc mình không lo, toàn lo việc thiên hạ.
 
Khi tiếp nhận việc trông giữ thư viện, một kế hoạch được ông "phác thảo" trong đầu. Việc đầu tiên là ông đi xin sách. "Phải đi xin sách, chứ tiền đâu mà đi mua. Suy đi tính lại, tôi chọn giải pháp tốt nhất là đi những thư viện lớn, đến các gia đình giàu có, hay đến các cơ quan trong tỉnh để xin", ông kể.
 
Với kiểu làm "thủ công" như vậy, đến năm 1976, cái tủ sách sơ sài của ông đã có thêm 1.117 cuốn, bước đầu mang diện mạo một thư viện xã. Năm 1980, thư viện của ông lại được bổ sung một phòng đọc dành cho các em với 2.500 cuốn sách cùng 20 đầu báo. Tuy nhiên, đến năm 1982, trong khi hàng loạt thư viện nông thôn trong tỉnh thay nhau đóng cửa, bỏ mặc sách cho mối mọt thì thư viện xã Tam Hồng của "ông lùn" vẫn tồn tại nhờ ông tìm ra một phương thức hoạt động rất kỳ cục: 10 năm trời liền ông gánh toàn bộ sách về nhà riêng, sau đó ngày ngày lóc cóc đạp xe đi khắp làng, xã giao sách cho từng gia đình mượn.
 
Năm 1994, niềm vui đến với ông khi thư viện xã Tam Hồng được khôi phục và ông lại bắt đầu nuôi tiếp giấc mơ mở mang qui mô thư viện của làng lên 10.000 đầu sách. Ngày ngày, ông xách xe đạp đi "xin" sách ở khắp nơi, từ Việt Trì về Vĩnh Yên, Hà Nội... Cảm phục trước tấm lòng của ông, người dân trong xã, nhiều người trong tỉnh ủng hộ. Nhiều tri thức học giả trong cả nước cũng gửi sách tặng ông. Tháng 6/2004, thư viện mới xây kiên cố trên vùng đất cũ được hoàn thành.
 
Đó là một khu nhà 2 tầng, rộng trên 500m² với tổng kinh phí gần 600 triệu (được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ), UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ). Từ chỗ chỉ có 104 quyển sách, chủ yếu là chỉ thị, nghị quyết, đến nay thư viện Tam Hồng đã có gần 15 nghìn đầu sách các loại, 35 tên tạp chí và 22 đầu báo cập nhật tin tức thời sự...
 
Trong hơn 30 năm làm thủ thư, mỗi năm (hai vụ lúa) UBND xã Tam Hồng trả cho ông 8 tạ thóc (khoảng 1,4 triệu đồng), tính ra mỗi tháng ông chỉ được 100.000 đồng có lẻ. Nhưng niềm say mê và nhiệt tình của ông đâu có giảm. Bao năm qua, thư viện của ông Tạo dày  lên không phải để tô điểm hình thức cho hệ thống thiết chế văn hóa xã mà đã đóng góp thật sự cho sự phát triển dân trí ở một vùng đất thuần nông này.
 
Niềm vui, vinh dự và những nỗi buồn
 
Chúng tôi đến thăm thư viện xã Tam Hồng vào ngày nghỉ nhưng vẫn có rất đông người đến mượn và đọc sách, theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày thư viện phục vụ gần 50 lượt bạn đọc.
 
Những kỷ vật và kỷ niệm trong hành trình đi xin sách về cho thư viện trong thời gian trước, có hai thứ giá trị ông luôn mang theo. Đó là chiếc đồng hồ ông đang đeo trên tay được nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Nguyễn Khoa Điềm tặng riêng cá nhân ông nhân dịp về thăm thư viện. Và một món quà mà ông xem như là kỷ niệm một thời "đi xin sách" là chiếc đài radio mà Đài Tiếng nói Việt Nam tặng ông, lúc ông đến đây xin sách cho thư viện.
 
Nghe ông kể về chuyện nghề, rồi chuyện lập gia đình cũng thú vị. Ông bảo, năm 16 tuổi ông học hết lớp 2 và cũng là lúc ông xây dựng hạnh phúc gia đình. Vợ ông là bà Phạm Thị Lê, khi đó 14 tuổi, lấy ông là do sự sắp đặt của hai bên gia đình, đến lúc cưới cả hai mới biết mặt nhau. Bà Lê đã xóa bỏ mọi mặc cảm về "người chồng lùn" chỉ đến thắt lưng mình. Thế rồi 8 người con lần lượt ra đời và bây giờ đã thành đạt ở nhiều lĩnh vực.
Ông tâm sự: "Niềm vui lớn nhất của tôi là nhìn thấy các cháu học tập chăm chỉ. Nhưng tôi cũng vẫn thấy tiếc khi không còn sức lực để đóng góp thêm nữa". Nói đến đây, giọng ông trầm xuống, nhìn xa xăm mới nên lời: "Hơn nửa đời người đóng góp công sức và tiền bạc để xây dựng thư viện, tôi không đòi hỏi thứ gì. Nhưng đến khi về nghỉ, tôi không được gì ngoài câu nói lạnh lùng của một vị lãnh đạo xã, rằng ông già ốm rồi thì trả chìa khóa mà về. Nói thật, tôi xây dựng thư viện đó chưa bao giờ nghĩ một chút tư lợi cho cá nhân mình, trước hết là cho cộng đồng chứ tôi tính công lao để làm gì? Vậy mà lúc sức khỏe suy giảm, về nghỉ mà vẫn không được câu nói mát lòng, mát dạ. Đau chứ...".
 
Nghe ông kể về bao khó khăn, vất vả để xây dựng nên một thư viện sách khang trang như bây giờ, lại nghe ông kể về nỗi đau khi phải làm "người dưng" như vậy, khiến tôi cũng chạnh lòng. Chắc chắn, không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến Thư viện Tam Hồng người ta nhắc đến ngay ông - ông lùn giữ trọn kho tri thức cho làng.
 
Khổng Tiên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Giáo dục - 18 phút trước

Để có thời gian dự đám cưới nhà hiệu trưởng, Trường Tiểu học và THCS Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình đã tổ chức dạy học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương khiến phụ huynh bức xúc.

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Giáo dục - 57 phút trước

GĐXH - Năm 2024, trường Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành mới nhất là Luật Kinh doanh và Quản trị kinh doanh thương mại điện tử.

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Xã hội - 59 phút trước

GĐXH – Công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không cần visa (thị thực) nếu đến những nơi này.

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 5 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 6 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 6 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Top