Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ở nhà tầng vẫn phải lo ăn

Thứ hai, 10:20 10/08/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Những bước chuyển mình đầu tiên ở 4 xã miền núi từ khi sáp nhập về Hà Nội đã phần nào mang lại sự thay đổi cho bộ mặt Thủ đô, đó là điều đáng mừng, là những thành công không thể phủ nhận.

 
Nhưng ở nhiều nơi khi những mái ngói cũ kỹ nhanh chóng được thay thế bằng các ngôi nhà cao tầng hay thậm chí là cả biệt thự, chủ nhân của chúng lại phải lo ăn từng bữa.
 
Không còn đất, chơi cả ngày
 
Cách trung tâm Hà Nội chừng 15km, từ đường cao tốc Láng – Hoà Lạc rẽ xuống con đường dẫn vào xã An Khánh, huyện Hoài Đức, vẫn còn lổn nhổn những ổ gà. con đường đất đỏ ghồ ghề bụi mù mịt vào những ngày nắng nóng và lầy lội vào những ngày mưa. Phía đầu xã, lác đác những ngôi nhà cao tầng xen kẽ nhà cấp 4 lụp xụp, nhưng đi sâu vào trong mới thấy nhiều nhà cao tầng san sát nhau, trong đó có những toà nhà rộng lớn, lừng lững như các biệt thự ở khu Hồ Tây.
 
Toàn xã An Khánh có 5 thôn thì 4 thôn “ngập” nhà cao tầng; còn duy nhất thôn Yên Lũng là chưa có nhiều nhà tầng do thôn này đang trong giai đoạn chuẩn bị... thu hồi đất. Cả xã có 833 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì 4 thôn có nhiều nhà cao tầng là những thôn đã bị thu hồi toàn bộ diện tích canh tác. Tiền đền bù đất ở 4 thôn này được người dân tung vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm nên trông bề ngoài bất kỳ ai cũng nghĩ đây là một khu dân cư giàu có.
 

Hy vọng có việc làm nguội tắt khi dự án khu Công nghiệp chuyển thành khu đô thị. (Ảnh: N. Đào)

 
Ông Nguyễn Huy Hoàn, phụ trách Phòng Văn hoá - Xã hội UBND xã An Khánh cho biết, mỗi ngôi nhà được xây dựng ở đây có giá từ vài trăm triệu tới trên tỷ đồng. Còn số tiền xây dựng “villa” thì hầu hết người dân lấy từ tiền đền bù đất nông nghiệp. Không ít gia đình trong thôn An Thọ hiện giờ đã phải bán các vật dụng trong căn nhà đắt tiền để lấy tiền chi tiêu hàng ngày. Nhiều người sau khi nhận tiền đền bù đất còn mua được ô tô nhưng bây giờ cũng đều phải bán đi, chỉ còn lại vài nhà có ô tô còn “trụ” lại được.
 
Bà Nguyễn Thị Nhuận ở thôn An Thọ chép miệng bảo: “Không còn đất để canh tác, lại không có việc làm nên phần lớn chỉ ăn chơi cả ngày thì làm sao có tiền được. Còn tiền đền bù thì nhiều người dốc sạch ra làm nhà và mua sắm, bây giờ chẳng có việc gì kiếm ra tiền nên nhiều nhà ở nhà tầng phải đi đong gạo từng bữa”. Vựa lúa An Khánh bây giờ chỉ còn là ký ức, còn người nông dân thì luẩn quẩn lo ăn từng bữa.
 
Nguy hại hơn, ngay cả phần đất dịch vụ 10% (diện tích đất người dân được nhận lại từ khu công nghiệp để làm đất dịch vụ - đây là điều kiện để người nông dân sau khi bị thu hồi đất có thể kiếm sống), cũng bị những người dân ở đây bán đi.
 
Ông Hoàn lo ngại: “Không có việc làm, tệ nạn xã hội sẽ phát sinh, thậm chí bây giờ nhiều người dân hiền lành đã lao vào nghiện hút. Thời gian tới chúng tôi sẽ phải thống kê lại số hộ nghèo và vấn đề là trong đó sẽ có cả những hộ đang ở nhà ba tầng”. Không còn đất canh tác, đất dịch vụ cũng bán nốt, nhiều người trông chờ vào Cụm công nghiệp An Khánh được phê duyệt từ năm 2001 sau khi hoàn thành sẽ có việc làm. Thế nhưng, hy vọng này cũng đã đi... mất hút, khi quy hoạch này chính thức chuyển thành dự án xây dựng khu đô thị vào năm ngoái.
 
Những hệ lụy không dễ giải quyết...
 
Bây giờ những người nông dân An Khánh không khỏi tiếc nuối khi trước đây, sau nhiều lần lên tiếng mới được các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp An Khánh đền bù cho hơn 40 triệu đồng/sào đất. Nhưng nay khi chuyển thành dự án đô thị, đất đó được rao bán giá gốc là 19 triệu đồng/m², chưa kể có những điểm “đắc địa” tới 40 triệu đồng/m². Với 33 ha diện tích khu đô thị này, sau khi bán hết sẽ là một số tiền khổng lồ.
 
Còn những người nông dân, UBND xã đã từng phối hợp với huyện tổ chức các lớp dạy cắt may, trồng hoa cây cảnh, đi làm công nhân may thì thu nhập thấp, thanh niên bỏ nghề; học trồng cây cảnh xong thì họ cũng chỉ về nhà trồng cây chơi. Tính riêng năm 2008, cả xã có 7.924 người trong độ tuổi lao động thì có tới 5.066 người không có việc làm. Hiện cả xã có 243 hộ nghèo thu nhập dưới 320 ngàn đồng/tháng. Con số này sẽ không dừng ở đây khi những người nông dân đã tiêu hết tiền đền bù đất. 
 
Ngay cả ở 4 xã từ Hoà Bình sáp nhập về Hà Nội, bên cạnh hạ tầng cơ sở như đường, điện, trường học, y tế được thành phố đầu tư khá đầy đủ, thì nhiều người nông dân cũng gặp những khó khăn tương tự. Ở đó cũng ngổn ngang những bãi đất, đá của các công trình xây dựng khu du lịch sinh thái, biệt thự nhà vườn. Những người nông dân bị thu hết ruộng thì xoay sở tìm thuê ruộng của gia đình khác để cấy lúa kiếm thóc gạo.
 
Ông Nguyễn Văn Phức ở xóm Nhòn, xã Tiến Xuân kể, gia đình ông trước kia có 4 sào ruộng, được Cty Xuân Cầu đền bù cho hơn 9 triệu đồng 1 sào. Bây giờ không còn ruộng, gia đình ông phải vất vả lắm mới đấu thầu được mảnh ruộng 2,5 sào ở xóm bên để canh tác với mức phí là 40kg thóc/sào/vụ. Mỗi vụ được khoảng gần 2 tạ thóc, xay sát xong thì chỉ còn hơn 1 tạ gạo, mỗi năm chỉ làm được 2 vụ nên gia đình ông phải tằn tiện lắm mới đủ thóc ăn. Ông Phức lo ngại, nay mai số ruộng này cũng bị thu hồi nốt thì chẳng còn biết trông vào đâu.
 
Gia đình ông Nguyễn Văn Dung ở xóm Gò Mè, xã Tiến Xuân trước đây có 6 sào ruộng, trung bình mỗi vụ thu được 1,2 tấn thóc, chưa bao giờ phải lo đến cái ăn. Nhưng sau khi bị thu hồi hết ruộng, được đền bù vài chục triệu đồng sửa lại cái nhà dột, mua cái xe máy là hết, bây giờ phải chạy ăn từng bữa.
 
Thực tế cho thấy, nếu không có một lộ trình vững chắc và khoa học trong việc thu hồi đất, giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất, sẽ có vô số những hệ lụy không dễ gì giải quyết.
 
“Hàng trăm hecta đất canh tác bị thu lại nhưng người dân không có việc làm. Các dự án của thành phố có đề cập tới người nông dân với mục tiêu giải quyết công ăn việc làm nhưng để tạo được việc làm cho người nông dân vốn chỉ quen với cấy cày đâu đơn giản. Rất nhiều vấn đề văn hóa, xã hội, công ăn việc làm đang tạo sức ép lớn cho Thủ đô”.  
 
Ông Vũ Đức Tân, đại biểu HĐND TP Hà Nội

Lã Xưa

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 1 phút trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 13 phút trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh nhóm người nghi là cán bộ xã có biểu hiện say rượu, đánh người sau va chạm giao thông tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Con ngách nhỏ tại quận Tây Hồ, Hà Nội dài chưa đến 100m, thế nhưng lại có hàng chục căn nhà với phần cổng được thiết kế, màu sắc giống nhau, tạo nên sự nổi bật, lạ mắt, thu hút nhiều bạn trẻ tới check in, chụp ảnh.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 29/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top