Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước ngầm nhiễm thạch tín: Dân vẫn phải sử dụng

Thứ sáu, 15:43 23/05/2014 | Xã hội

TT - Từ khi nguồn nước sông rạch bị ô nhiễm, rất nhiều người dân nông thôn ở ĐBSCL đã chuyển sang sử dụng nước giếng khoan phục vụ ăn uống, sinh hoạt.

Tuy nhiên,qua khảo sát của cơ quan chức năng tại bốn tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang cho thấy mức độ nhiễm thạch tín (asen) trong nước ngầm cao đến mức báo động.

Gây hại cho sức khỏe

Theo kết quả khảo sát của Viện vệ sinh - y tế công cộng thuộc Bộ Y tế, tại An Giang có tới 40% trong tổng số 2.966 mẫu được kiểm tra bị nhiễm thạch tín, trong đó có những mẫu bị nhiễm thạch tín toàn phần. Đa số tập trung ở huyện An Phú, Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới. Nguy hiểm nhất là 253/260 mẫu nước giếng khoan tại xã Khánh An, Vĩnh Lộc, Phước Hưng, Quốc Thái và Khánh Bình (huyện An Phú) bị nhiễm thạch tín vượt chỉ tiêu nước sạch từ 12-83 lần.

Còn tại Đồng Tháp, trong số 2.960 mẫu nước được kiểm tra thì 67% nhiễm thạch tín. Huyện Thanh Bình có tỉ lệ cao nhất với 85% số mẫu nhiễm. Trong khi đó, ở Long An lấy 4.876 mẫu nước giếng khoan, phát hiện 56% nhiễm, tập trung tại các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa, Đức Hòa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng... Tương tự, ở Kiên Giang, 51% trong số 3.031 mẫu nước được kiểm tra bị nhiễm chất độc này.

Đáng quan ngại hơn là thạch tín có mặt ở tất cả các tầng giếng khoan được khảo sát, từ tầng nông

65-130m đến tầng trung bình và tầng sâu. 

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học công nghệ và môi trường (Thụy Sĩ), Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và Trung tâm Công nghệ môi trường và phát triển bền vững cảnh báo: nếu người dân ở những khu vực này tiếp tục sử dụng nguồn nước này để ăn uống thì chắc chắn phải chịu những tác hại lâu dài cho sức khỏe do thạch tín gây ra như ở một số nước.

Giải pháp: mới chỉ là khuyến cáo!

Theo Viện Y học lao động - vệ sinh môi trường và Phòng nước và vệ sinh môi trường - UNICEF, biểu hiện bệnh liên quan tới tiếp xúc với thạch tín có trong nguồn nước hay gặp nhất là các tổn thương về da (dày sừng, biến đổi sắc tố, ung thư da), ung thư phổi, bàng quang và thận... 

Viện Vệ sinh - y tế công cộng, UNICEF khuyến cáo các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể các địa phương cần có những chính sách, biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Người dân phải được giáo dục nâng cao ý thức về vấn đề sử dụng và bảo quản tài nguyên nước cũng như ý thức về sự có mặt của thạch tín trong nguồn nước đang sử dụng.

Ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi, không kiểm tra chất lượng nước ngầm, phổ biến nhất ở vùng nông thôn. Hướng dẫn người dân một số biện pháp sử dụng nước an toàn, sử dụng các nguồn thay thế (nước mưa, nước bề mặt). Nhanh chóng tiến hành thêm các điều tra về bệnh học tại các vùng nhiễm thạch tín nặng như Đồng Tháp, An Giang để đánh giá cụ thể tác hại của thạch tín lên sức khỏe cộng đồng. Đồng thời mở rộng điều tra, khảo sát sự ô nhiễm thạch tín tại các tỉnh còn lại ở ĐBSCL để có báo cáo toàn diện về vấn đề này.

Ông Huỳnh Văn Thả, phó chủ tịch UBND huyện An Phú (địa phương có tỉ lệ nhiễm cao nhất tỉnh An Giang), cho biết huyện đã tuyên truyền rộng rãi trong dân tuyệt đối không dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Trước mắt, khuyên người dân nên sử dụng nguồn nước thay thế từ sông rạch (qua xử lý tiệt trùng) hoặc nước mưa... Còn việc lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho dân hiện giờ có lẽ “ngoài khả năng của địa phương”.

Trong khi đó, bà Lê Thị Huệ ở huyện An Phú nói: “Nhà tôi từ trước tới giờ vẫn sử dụng nước giếng này tắm giặt, ăn uống. Giờ mới nghe chính quyền nói nước nhiễm độc phải sử dụng nước khác. Nhưng biết lấy nước ở đâu để thay thế bây giờ. Nước dưới kênh đục ngầu và dơ lắm nên không dám xài nữa, nước mưa thì đâu có chỗ mà chứa!”.

Giám đốc Sở Khoa học - công nghệ An Giang Cao Văn Be khẳng định: “Tình hình đang rất bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân đang sử dụng nước giếng khoan. Chúng tôi đã gởi văn bản kiến nghị lên Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét mở rộng điều tra, khảo sát tình hình ô nhiễm, đầu tư các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm thạch tín trên địa bàn. Đồng thời tạo nguồn cung cấp nước sạch khác thông qua nguồn vốn của trung ương hoặc nguồn vốn của nước ngoài”.

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác giếng khoan diễn ra bừa bãi. Rất nhiều đơn vị, cá nhân đứng ra tổ chức khoan giếng mà không được cấp phép, nên hầu hết các tiêu chuẩn kỹ thuật giếng khoan của người dân đang sử dụng là không đạt và các tỉnh không quản lý được chất lượng nguồn nước ngầm này.

(Theo Tuổi Trẻ Online)

xahoi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 7 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 8 phút trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 5 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Top