Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Nữ hoàng" hiến máu

Chủ nhật, 07:10 01/02/2009 | Xã hội

Giadinh.net - 18 tuổi, Công Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm lặn lội vào TPHCM làm thợ may công nghiệp. Một lần tình cờ bắt gặp tấm bảng “Giọt máu mạng người, mọi người đang cần giọt máu của bạn”, chị liều ghé vào xin được hiến máu.

“Lần đầu tiên hiến máu, Tâm sợ lắm nhưng nghĩ đến ba Tâm khi mổ cũng nhờ giọt máu của người khác mà sống nên...”. Từ đó trở đi, bất kể ở nơi đâu, người con gái Huế dịu dàng vẫn đều đặn làm nghĩa cử cao cả ấy...

Khi tôi hỏi: chị từng gặp lại những người mà chị đã cho máu, chị Tâm cười dịu dàng: “Từ trước đến giờ tui chưa hề một lần gặp lại họ. Nhưng thẳm sâu trong suy nghĩ, tui chỉ biết một điều: Những giọt máu của mình, gia đình mình đã cứu được tính mạng con người, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình họ. Thế là hạnh phúc rồi...”.

Từ cơn thập tử nhất sinh của ba
 

Chị Công Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm.

 
Tôi tìm đến ngôi nhà nhà số 141 Trần Huy Liệu - TP Huế trong cái lạnh một ngày chớm đông. Ông Nguyễn Phước Bửu Thanh, chủ nhà vồn vã: “Tìm Tâm phải không? Cháu gặp may đó, hôm ni nó có ở nhà chứ mọi hôm phải xuống nhà chồng ở tận đường Nguyễn Du mới gặp”. Tôi đi thẳng vào chuyện truyền thống hiến máu tình nguyện (HMTN) của gia đình. Ông Thanh cười hiền hậu: “Cứ ngồi chơi cái đã”, nói rồi ông vén bụng lên chỉ vào vết sẹo mổ ở bụng rồi bảo: “Tất cả là ở chỗ ni đây...”. Ông bắt đầu kể về cái duyên, cái cớ của đại gia đình HMTN.
 
Lúc 54 tuổi, đang làm kinh tế mới tại xã Bình Thành (huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), thì ông bị một cơn bạo bệnh ập đến được chuyển về Bệnh viện T.Ư Huế điều trị, ông Thanh nhận được thông báo phải lên bàn mổ. Trong nhà, tuy có tới 14 - 15 người nhưng không có ai cùng nhóm máu O với ông cả! Chờ ngày mổ, người ông càng lúc càng khô quắt, thiếu máu... khiến ông đứng trước cơn “thập tử nhất sinh”. “Lúc ấy, tui không đủ máu để mổ, chỉ còn nước chờ chết...”. Trong cơn tuyệt vọng, tình cờ một người bạn cũ tên Quý ghé thăm. Biết chuyện, anh Quý trở về nhà “huy động” thêm anh em, con mình lên bệnh viện cho máu để ông Thanh được sớm lên bàn mổ. Ca mổ thành công, mạng sống của ông được giữ. Kể đến đây, đôi mắt ông sáng lên tự hào: “Mấy chục năm rồi, nhưng chừ trong người tui vẫn có một phần máu của thằng bạn đang chảy đó...”. Rồi ông sai đứa cháu ngoại chạy xuống bếp gọi chị Tâm lên nhà tiếp chuyện.

Nhỏ nhắn, dịu dàng, Công Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm đặt đứa con gái ngồi trên chiếc ghế nhỏ rồi bắt đầu kể về câu chuyện của mình: “Tâm nghĩ, ai cũng nên làm việc thiện, người có tiền của họ làm kiểu khác, nhà Tâm khó thì dùng máu cứu người. Mà cứu một người hơn xây chín bậc phù đồ đó”.

18 năm, 43 lần cho máu
 

Người phụ nữ "nghiện" hiến máu cứu người và đứa con đầu lòng kháu khỉnh.

Năm 1990, khi chị đang  ở TPHCM làm công nhân may công nghiệp, một ngày được nghỉ, cô gái 18 tuổi đạp xe rong ruổi dạo chơi, tình cờ bắt gặp tấm băng rôn cổ động hiến máu cứu người. Ký ức về cơn bạo bệnh của người cha tràn về. Chị kể: “Lúc ba bị bệnh nặng, mình mới chỉ 14 tuổi, chỉ biết khóc thôi. Lớn lên, càng nghĩ về chuyện của ba càng thôi thúc mình có một hành động nào đó- dù nhỏ thôi để “trả nợ” cuộc đời”. Ý nghĩ đó đã kéo bước chân rụt rè của cô gái trẻ bước vào Trung tâm HMTN để đăng ký hiến máu và được chấp nhận. Hai hôm sau, chị bỏ làm để đi hiến máu: “Lần đầu tiên, không thể tả được cái cảm giác sợ, vừa lúc đó gặp mấy người vừa hiến máu xong mặt mũi tái nhợt, cứ nghĩ đến cái kim đâm vào ven, rồi máu chảy là cứ rờn rợn...”, chị kể. Khác với suy nghĩ ban đầu, lần hiến máu đầu tiên thật sự nhẹ nhàng mà không hề để lại sự đau đớn. Sau đó, cứ đều đặn vài tháng một lần. Bạn bè thấy vậy khuyên can chị đừng đi hiến máu nữa kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe. “Nghe những lời khuyên đó, Tâm chỉ biết cười trừ, Tâm còn vận động nhiều người đi hiến máu nữa”. Chị đã thuyết phục những người bạn làm cùng, những người cùng ở trọ đi tham gia HMTN. Chị kể: “Cũng khó lắm, có người thuyết phục một lần là họ hiểu, có người phải gặp, nói đi nói lại...”.

Trong những lần ít ỏi viết thư về thăm nhà, Tâm đã tâm sự với gia đình về chuyện mình hiến máu tình nguyện nơi đất khách. Đáp lại là sự động viên của gia đình về công việc, với niềm “đam mê” hiến máu của cô con gái. Trên đất Sài Gòn, chị vẫn tiếp tục bám trụ với nghề may với đồng lương ít ỏi và đều đặn tham gia hiến máu. 9 năm bươn chải, chị trở về Huế với một huy chương vàng và một huy chương bạc do Hội Chữ thập đỏ TP HCM tặng vì những thành tích trong HMTN. Chị lại tiếp tục nghề may tại nhà riêng 141 Trần Huy Liệu, và trở thành “cộng tác viên” thường xuyên của Khoa tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. Không ít lần, những bệnh nhân nghèo cần máu khẩn cấp đã đến gõ cửa nhà chị. Chị và những người thân trong gia đình dừng bất kể việc gì đang làm để đi hiến máu.

Có lần, một cô bé quê ở Quảng Bình mang bệnh tim đang nguy cấp, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng, người mẹ tìm đến nhà chị. Người mẹ có con đang đối mặt với cái chết chỉ biết khóc nấc từng hồi. Không kịp hỏi han, chị tức tốc chạy sang bệnh viện. Rất may, cô bé cùng nhóm máu với chị, nhưng chỉ một mình chị cũng không đủ lượng máu bệnh nhi này cần. Chị chạy về nhà gọi thêm 4 thành viên khác trong gia đình có cùng nhóm máu sang bệnh viện. Người bệnh được cứu sống mà chị không hề biết tên, biết tuổi: “Hầu hết những người mà tui cho máu đều không kịp hỏi tên, mà biết cặn kẽ cũng không để làm chi cả!”.

Gia đình thiện nguyện
 

Trong đại gia đình này, điều làm tôi cảm phục nhất là ai cũng say sưa, hồ hởi và rất tự hào khi kể về chuyện hiến máu và làm việc thiện. Thấy mọi người kể chuyện rôm rả, chị Công Huyền Tôn Nữ Thị Lời, chị gái của chị Tâm cho biết: “Nhà tui sống bằng nhiều nghề, như tui thì buôn bán vặt ở chợ, Tâm làm thợ may, Định đi xe ôm, Tùng làm thợ hồ... Ai cũng sẵn sàng hiến máu cứu người, tui cũng đã hiến được hơn hai mươi lần rồi...”.

Trong cái xóm lao động nghèo này, ai cũng gọi gia đình chị Tâm là “Gia đình hiến máu”. Nhà  có đến 15 người thường xuyên hiến máu đã mười mấy năm nay. Dẫn đầu là Tâm với 43 lần, tiếp theo là các anh Vĩnh Bình, Vĩnh Định, Vĩnh Tùng, các chị Lời, chị Bé và con dâu, cháu... Không chỉ hiến máu, họ còn là những người rất tích cực trong việc làm từ thiện, giúp người nghèo. Số tiền bồi dưỡng cùng với quà như chăn, màn, cặp... sau mỗi lần hiến máu cứu người, họ đều dành để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. “Chị và những người trong gia đình nghĩ nếu cứ nói chưa đủ ăn thì biết lúc mô mới giúp người khác được. Điều gì làm được thì cố mà làm thôi”, chị Tâm tâm sự. Công Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm cũng giản dị như bao phụ nữ khác. Hàng ngày, ngoài công việc chính là may quần áo, chị còn làm trầm hương để có thêm thu nhập cho gia đình. Khi tôi hỏi chị đã từng gặp lại những người mà chị đã cho máu, chị cười dịu dàng: “Từ trước đến giờ, tui chưa hề một lần gặp lại họ. Nhưng thẳm sâu trong suy nghĩ, tui chỉ biết một điều: những giọt máu của mình, gia đình mình đã góp phần cứu được tính mạng con người, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình họ. Thế là hạnh phúc rồi...”.
 
Đăng Khoa
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top