Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm điệu ví, dặm

Chủ nhật, 13:00 27/05/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Vùng quê Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, vốn nổi danh với các làn điệu ví, dặm.

Nhưng cuộc sống hiện đại với sự xuất hiện của nhiều loại hình nghệ thuật đã khiến không ít người chẳng còn mặn mà với những câu hò ví dặm. Rất may, vẫn còn người đắm đuối với làn điệu quê hương…
 

 Bà Út và chị Xoan ôn lại những kỉ niệm trong những lần đi diễn và đoạt giải. Ảnh: Hồ Hà

 
Ký ức một thuở…

Cùng với 45 câu lạc bộ dân ca, ví phường vải là một nét đẹp văn hóa truyền thống có bề dày hàng nghìn năm của xứ Nghệ. Nhân dịp kỉ niệm 122 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ CHí Minh, bên cạnh Lễ hội làng Sen, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã có chủ trương tổ chức liên hoan dân ca, ví dặm xứ Nghệ lần thứ nhất. Đây là dịp để Nghệ An quảng bá với bạn bè trong nước và ngoài nước hình ảnh quê hương mình thông qua những làn điệu hát ví dặm, là dịp để bồi dưỡng các thế hệ nghệ nhân dân gian nòng cốt trong các câu lạc bộ dân ca. Đây cũng chính là bước quan trọng tạo tiền đề vững chắc có tính thuyết phục cao về khoa học để UBND tỉnh Nghệ An lập hồ sơ trình UNESCO công nhận dân ca ví dặm là Di sản Văn hóa phi vật thể.


Không ai còn nhớ hát ví phường vải của xứ Nghệ có tự bao giờ, chỉ nghe các cụ cao niên trong làng Kim Liên kể lại rằng: Ví phường vải là làn điệu dân ca độc đáo xứ Nghệ. Phường vải xuất hiện cùng với nghề quay xa kéo sợi dệt vải của người nông dân xưa, được hát theo lối ứng đối.

Ở cái  tuổi " xưa nay hiếm" nhưng cụ Trần Văn Tư- xóm Trù 1, Kim Liên, Nam Đàn là một trong những nghệ nhân hiếm hoi có công lưu giữ và truyền dạy hát ví phường vải. Cụ bảo: Trước kia, lời ví phường vải thường có các ông đồ bổ sung, chỉnh sửa, sau này tùy theo những sự kiện mà nội dung cũng được thay đổi theo cách trẻ học già, già dạy trẻ. Nói rồi cụ lấy hơi cất giọng: "Nhất vui là cảnh Kim Liên. Cảnh đà có cảnh, người tiên có người...", rồi: " Sáng trăng ngồi gốc cây mai. Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình. Ra về nước mắt trông chừng. Ngóng truông truông rậm, ngóng rừng rừng xa...". Giọng cụ đã khàn và run nhưng vẫn cuốn hút lạ kì.

Trong câu chuyện với chúng tôi, những đêm trăng ngày xưa của mùa kéo sợi lại hiện về. Thuở mảnh đất này còn có nghề trồng bông dệt vải, cậu bé Tư ngày ấy mới hơn 10 tuổi đã theo anh chị đi hát ở phường vải của bà Hoàng Thị An như sống dậy. Say câu hát từ thời thơ ấu, đau lòng khi thấy câu ví một thời gian dài chìm vào quên lãng bởi loạn li, chiến tranh, vậy nên dễ hiểu khi cụ Tư hồ hởi, phấn khởi đến thế nào lúc hay tin  hát ví dặm "thức dậy", kể từ khi có Đề án "làm sống lại tiếng hát phường vải Kim Liên" (Năm 1990- nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Cũng như cụ Tư, Nghệ nhân Hoàng Thị Út ( 90 tuổi) khi ôn lại một thời đam mê với hát ví phường vải, cụ hoạt bát hẳn lên. Nghệ nhân cao hứng cất lên mấy làn điệu cho chúng tôi nghe và cắt nghĩa tường tận, nhịp, phách, tiết tấu, âm tiết mỗi làn điệu.  "Nếu điệu ví cất lên nghe man mác, bâng khuâng, xao xuyến, day dứt, ân tình thì điệu dặm thiên về tự sự giãi bày, nỗi niềm và có kết cấu hoàn chỉnh một trường đoạn", cụ Út nói: “Ngày trước, tôi cũng đã từng dạy nhiều người  hát phường vải lắm, những mong nó không bị rơi vào lãng quên. Thế nhưng do mải lo miếng cơm manh áo nên hầu hết họ đã vào Nam kiếm sống. Đến hôm nay thì nhiều đứa không muốn hát "điệu hát quê mùa" này nữa!”- Cụ ngậm ngùi.

Hiện trong câu lạc bộ, người trẻ nhất là chị Xoan năm nay đã bước qua tuổi 44. Chị Xoan tâm sự:  “Niềm say mê của tôi là ví phường vải. Từ khi lấy chồng về đây, tôi đã được mẹ chồng dạy cho hát...". Hơn 20 năm, kể từ khi chị gắn bó với câu ví phường vải, chị đã có mặt ở nhiều hội diễn  văn nghệ, đã nhiều lần được nhận bằng khen. Để rồi hôm nay, hễ có thời gian rỗi là chị lại rủ thêm một số người trong làng cùng nhau tập hát để luyện giọng cho đỡ quên. Và tôi biết, đằng sau những làn điệu ví, dặm được ngân lên, da diết, sâu lắng như thể không có gì ngoài niềm đam mê.
 

 Cụ Trần Văn Tư với nỗi niềm đau đáu trông chờ...

Câu lạc bộ hát ví một thời.


Nỗi niềm người hát ví

Sinh năm 1925, ở cái tuổi như " ngọn đèn trước gió", tay run run, lần giở từng trang tư liệu quí báu về ví phường vải, nhà giáo Nguyễn Hữu Cự cho biết: Năm 1990, ông đã cùng với các nghệ nhân đề xướng chương trình " Phục hồi ví phường vải".

Sau đó, để bảo tồn hình thức nghệ thuật diễn xướng độc đáo này, chính quyền địa phương đã thành lập Trung tâm hát ví phường vải (còn gọi là câu lạc bộ hát ví phường vải) nhằm bảo tồn và phát huy ví phường vải- Dân ca xứ Nghệ, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về thăm quan quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Sau khi được phục hồi, Đội hát ví phường vải Kim Liên đã được tập hợp và biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc đón các đồng chí lãnh đạo về  thăm quê Bác. Câu lạc bộ ví phường vải Kim Liên được thành lập, có trẻ, có già, người già bày dạy cho lớp trẻ. Hơn chục thành viên hoạt động dựa trên cơ sở tự nguyện, lòng nhiệt tình. Những nỗ lực của các hội viên trong câu lạc bộ đã vực dậy loại hình dân ca độc đáo này của xứ Nghệ. Nhiều người đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân (năm 2009 có 7 người được phong tặng- PV).

Tâm huyết là thế, song họ không khỏi ngậm ngùi trước thực tế câu hát ví phường vải đang đứng trước nguy cơ mai một. Thời gian, năm tháng, các bậc cao niên lần lượt ra đi, những nghệ nhân còn lại cũng đã xấp xỉ tuổi 80. 10 năm làm chủ nhiệm câu lạc bộ, ông Cự vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở bởi hát ví phường vải vẫn chưa thể phục hồi theo đúng nghĩa. Bởi theo ông: Để hát đúng ví phường vải, bên ngoài phải có hát dạo. Sau đó là hát mời, hát hỏi, hát đố, hát tình (hát se duyên); hát tiễn hẹn trong không gian thường là ở sân vườn (hoặc sân đình) và người con gái thường đang ngồi quay xa, dệt vải. Đã có nhiều người nên duyên vợ chồng từ hát ví phường vải. Hát ví phường vải ngày xưa là vừa hát vừa quay xa, câu hát lên cao hay trầm lại đều dựa vào điểm dừng của vòng quay xa. Nhưng giờ ví phường vải không hát như thế nữa mà người thể hiện chỉ đứng hát và đi lại tự do. Những chiếc quay xa không còn được phục chế, đang dần bị quên lãng.

"Cho đến nay, hát ví phường vải vẫn chưa phục hồi nổi một làn điệu truyền thống chứ chưa nói tới phát triển một phong trào rộng lớn...- ông Cự buồn rầu.

Một vị lãnh đạo xã Kim Liên cho biết: Việc duy trì mở rộng các câu lạc bộ hát ví phường vải gặp nhiều khó khăn, xã cũng chỉ có chính sách hỗ trợ trong các lần biểu diễn, còn việc sinh hoạt và phát triển vẫn phải chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình, tâm huyết của các thành viên.

Chia tay những nghệ nhân, tạm biệt làng Sen Kim Liên với những ruộng lúa, vườn cây, tôi chợt thấy lòng xốn xang khi nhớ lại  làn điệu ví, dặm  mà nhà giáo Nguyễn Hữu Cự cất lên đứt đoạn nhưng đầy tâm tư: "Chim xanh xanh ăn trái xoài xanh/ Ăn no tắm mát lên nhành nghỉ ngơi/ Cực lòng lan lắm huệ ơi/ Kiếm nơi mô im mát huệ ngồi cho lan phân/ Vì sương cho núi bạc đầu/ Biển lay vì gió, hoa sầu vì mưa...".
 
Hồ Hà
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 20 phút trước

Sau thời gian ngắn quen biết qua mạng xã hội, nam thanh niên 20 tuổi tới nhà chơi và quan hệ tình dục với bé gái 13 tuổi.

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để có tiền nạp vào app bán hàng trên mạng, Tuyết đã lừa người chị họ số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Mang rượu đến nhà bạn để nhậu nhưng bạn từ chối, Xuyên liền lấy một đoạn gỗ vào nhà tấn công nạn nhân dẫn đến tử vong.

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, khi người lao động làm việc tại Việt Nam nếu thu nhập phát sinh thì vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe tải khi đang di chuyển bất ngờ lấn làn, tông trúng một xe ô tô con đang đi song song. Va chạm mạnh khiến xe ô tô con xoay ngang, bị xe tải kéo lê hàng chục mét trước khi dừng lại.

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Tại cơ quan điều tra, Chung khai nhận do anh T. vay tiền của mình nhưng không trả khiến bản thân bức bức xúc. Do đó, đối tượng đã hai lần thực hiện hành vi phóng hỏa đốt nhà nạn nhân.

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhà hàng ở quận 1 hoạt động từ 23h hôm trước đến khoảng 4h hôm sau, đồn đoán là thiên đường ăn chơi, khách khi tới TPHCM phải trải nghiệm.

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Pháp luật - 6 giờ trước

Qua công tác nắm tình hình, Công an TP Thanh Hóa đã làm rõ và tạm giữ hình sự 3 người phụ nữ về hành vi kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giả

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Pháp luật - 6 giờ trước

Thanh niên 27 tuổi đưa bé gái 14 tuổi quen qua mạng xã hội TikTok vào nhà nghỉ và nhà nội để xâm hại.

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Ngoài hàng trăm viên ma túy tại địa điểm sử dụng, lực lượng chức năng phát hiện thêm hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc tại nơi làm việc của một đối tượng trong nhóm.

Top