Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nợ xấu như... “cục máu đông”

Thứ năm, 08:20 08/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 7/6, khi bàn về dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, có đại biểu Quốc hội ví nợ xấu như “cục máu đông” rất nguy hiểm có thể gây “đột quỵ cho nền kinh tế”. Nhiều ý kiến khác gắn với thực tiễn dân sinh liên quan đến nợ xấu cũng được đại biểu đưa ra.

Đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Hội trường. Ảnh: Đình Nam
Đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Hội trường. Ảnh: Đình Nam

Xử lý nợ xấu để tạo niềm tin và ổn định lòng dân

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình, bày tỏ sự đồng tình cao với việc ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu. Đây là giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu; Là việc làm để ổn định được lòng dân, tạo niềm tin của người dân trước tình hình nợ xấu mà báo chí đã đưa tin rất nhiều. Đại biểu Phương cho rằng, nợ xấu ví như "cục máu đông" rất nguy hiểm, một là gây “đột quỵ”, hai là “tính mạng” bị đe dọa ngay trước mắt. Nợ xấu làm cho nền kinh tế kém hiệu quả, cạnh tranh thấp. Thời gian qua có nhiều văn bản giải pháp để xử lý tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa hiệu quả. Ở một số nước kinh tế phát triển họ có thể tung gói cứu trợ như Mỹ hoặc Trung Quốc. Ở Việt Nam, ngân hàng tích cực làm nhưng dựa vào khoản quỹ dự phòng của ngân hàng để trích cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nên khó xử lý, trong đó có những nguyên nhân là chính sách pháp luật chưa thống nhất, chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ được quyền hợp pháp của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có nhiều bất cập làm hạn chế đến kết quả xử lý nợ xấu dẫn đến có nhiều vướng mắc và kéo dài.

“Tôi lấy một ví dụ rất đơn giản, tài sản đã thế chấp thống nhất với ngân hàng nhưng khi xử lý phải có bàn bạc, hiệp thương với tổ chức tín dụng, với người cho vay. Nếu không thống nhất phải đem ra tòa án, quy trình xảy ra rất dài và không xử lý được. Ngoài ra ý thức của người dân trong quá trình vay vốn không thực hiện đúng mục đích vay vốn và thậm chí kinh doanh mạo hiểm, sai mục đích, mua xe sang để đi. Xã hội có câu vui là “tiền thì tiền ngân hàng, người thì người trại giam” nên cứ vay vốn mua xe sang để đi. Chưa nói đến chuyện là một số chủ trương cho vay có chỉ đạo như mía đường một thời kỳ, nuôi tôm... hay như vừa rồi chúng ta chỉ đạo việc cho vay theo Nghị định 67, tình hình thời sự chính trị có những tác động để ngân hàng buộc phải cho vay và điều này cũng có những hậu quả không tốt mà ngân hàng, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm” – đại biểu Phương chỉ rõ.

Đại biểu Phương cũng đưa ra một số bất hợp lý cần bàn bạc, đó chính là việc xác định thời hạn hiệu lực xử lý nợ xấu là 5 năm thì không hợp lý. Theo đại biểu, nợ xấu có thể giải quyết trong thời hạn 5 năm hoặc là ngắn hơn 5 năm. Nếu như chưa đến 5 năm nhưng có luật được ban hành thì điều chỉnh bằng luật, nghị quyết mất hiệu lực. Còn trong thời gian 5 năm đó mà nợ xấu vẫn tiếp tục thì phải dùng nghị quyết để điều chỉnh nếu chưa có luật.

Đừng biến tổ chức tín dụng thành cơ quan công quyền

Cũng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, để xử lý được nợ xấu thì phải xác định được rõ quyền của tổ chức tín dụng trong việc xác định tài sản thế chấp. Đây là nút thắt quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu, không để tổ chức tín dụng cho vay rồi lại phải mất thời gian đòi nợ và cam kết, phải liên hệ hợp tác rồi phải ra Tòa án để xử lý thì không được. Nghị quyết cần phải làm rõ, người vay phải hiểu được rằng vốn tín dụng là tiền của người dân, huy động từ người dân và ngân hàng chỉ là trung gian tài chính để lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của người vay và người sử dụng có hiệu quả phải chấp nhận xử lý tài sản sau khi vi phạm hợp đồng. Cùng nói về mấu chốt là quyền của tổ chức tín dụng đối với tài sản thế chấp, đại biểu Phạm Hồng Phong, đoàn Hậu Giang cho rằng, một số điều trong dự thảo chưa phù hợp và có mâu thuẫn với luật hiện hành và không khả thi khi áp dụng. Theo đại biểu, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm nghĩa là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, nguyên tắc này là trái với Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013, "quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an, ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng" không đúng với Điều 301 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao tài sản bảo đảm để xử lý.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ sử dụng cụm từ "giao tài sản" để xử lý mà không sử dụng cụm từ là "thu giữ tài sản bảo đảm" bởi lẽ hợp đồng tín dụng trong đó có giao dịch bảo đảm là quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận giữa các bên và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, giao quyền thu giữ tài sản là biện pháp hành chính được giao cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu hiển nhiên đã trở thành cơ quan công an, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tòa án và thi hành án. Trong thực tế sẽ xảy ra nhiều trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm sẽ không giao tài sản bằng nhiều hình thức như đưa người già yếu, người ốm đau và cả bàn thờ để cản trở việc thu giữ tài sản thì cơ quan nào thực hiện cưỡng chế, nếu không khéo sẽ gây bất ổn trật tự, an toàn tại địa phương.

Chống đối quyết liệt khi bị thi hành án

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang, đoàn Nghệ An cho rằng, cơ chế thu hồi về xử lý tài sản, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là một quá trình hết sức khó khăn, phức tạp do luôn gặp sự chống đối quyết liệt của người có tài sản và những người có liên quan thực hiện công tác thi hành án dân sự cho thấy có những trường hợp tấn công người thi hành án, người thi hành công vụ hoặc tự thiêu, tạt axit... Họ phải trực tiếp tổ chức thu giữ, xử lý tài sản hay được phép thuê một lực lượng khác để “bảo kê” thu giữ, xử lý tài sản này? Quốc hội phải có một cơ chế rõ ràng để xử lý nhất là đối với trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành thu giữ, xử lý tài sản của người Việt Nam, nếu không sẽ không lường được những hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, trật tự xã hội.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 4 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top