Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những kiêng kỵ và cách sắp lễ vật, cầu nguyện khi du xuân trên đất phật linh thiêng

Chủ nhật, 12:00 15/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet – Chùa Hương là quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bao gồm hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn trong rừng núi. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ và có lễ hội kéo dài nhất trong năm, nơi đây còn nổi tiếng bởi sự linh thiêng, thu hút khá nhiều lượng khách thập phương tới thăm viếng vào dịp đầu xuân năm mới cầu may mắn, bình an.

Ba điểm danh thắng du khách không nên bỏ lỡ

Với mong muốn đem đến cho độc giả những thông tin chi tiết về cách sắm lễ và hành lễ cũng như những điều kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ ở chùa Hương, chúng tôi đã có buổi hành hương về đất Phật linh thiêng. Trao đổi về vấn đề này, Thượng tọa Thích Minh Hiền (Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Hương) cho biết: “Hiện tại, chùa đã và đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cho lễ hội Xuân 2015. Chùa Thiên Trù (hay còn gọi là “bếp trời”) mang ý nghĩa phục vụ đầy đủ khi du khách đến chùa lễ Phật”. Theo lời Thượng tọa Minh Hiền thì ngày thường, trung bình số du khách đến chùa lễ Phật khoảng từ 200 đến 300 người, còn riêng dịp lễ hội số lượng có thể lên đến 600 - 700 người/ngày. Mặc dù đông khách nhưng nhà chùa vẫn cố gắng chuẩn bị và đón tiếp du khách thập phương một cách chu đáo nhất, với sự giúp sức của 200 - 300 Phật tử chấp tác (giúp việc trong chùa những ngày lễ hội để làm sao cho “vui lòng người đến, vừa lòng người đi”).

Đền Trình - điểm đến đầu tiên của du khách khi tới chùa Hương.

Đền Trình - điểm đến đầu tiên của du khách khi tới chùa Hương.

Và theo dự kiến, lễ hội chùa Hương 2015 sẽ tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa. Tuy nhiên điểm nhấn của lễ hội vẫn là những hoạt động mang tính phong tục, truyền thống như hoạt động khai hội vào ngày 6 tháng Giêng (hoạt động thường niên tại sân Thiên Trù), cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác. Mục đích là nhằm tôn vinh và giới thiệu với du khách thập phương về giá trị truyền thống của lễ hội lâu đời này cũng như văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Nói về ý nghĩa của việc lễ Phật chùa Hương, thượng tọa Thích Minh Hiền cho hay: Chùa Hương là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay. Lễ hội chùa Hương thường khai hội vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch. Vào thời điểm này, dư âm của Tết cổ truyền còn lan tỏa, việc hành hương đến chùa dường như là điều mà mọi người Việt đều muốn với hy vọng cầu Trời, Phật ban cho may mắn và bình an trong năm mới. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết hết những quy định cũng như cách sắm lễ khi vào chùa.

Theo lời sư trụ trì thì chùa Hương có ba điểm danh thắng quan trọng mà du khách thường đến và nên đến, đó là Đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam sơn đệ nhất động” (tức động đẹp nhất trời Nam). Mỗi địa điểm có cách sắm lễ và hành lễ khác nhau. Đến thăm chùa Hương, người hành hương và khách du lịch có thể đi theo nhiều tuyến đường khác nhau (đi đò hay đi bộ ven chân núi). Tuy nhiên du khách đa phần xuất phát từ bến Yến, xuôi thuyền theo dòng suối Yến đến bến Trò (tức bến Thiên Trù). Trước khi đến bến cuối, du khách thường dừng chân ở đền Trình (có nghĩa là nơi “trình diện” với thần linh) trên núi Ngũ Nhạc. Đây là đền thờ một vị thần núi. Tại đây, đồ lễ dâng lên thường là lễ mặn như thịt gà, lợn… và đây cũng là điểm duy nhất du khách được phép cúng lễ mặn trong quần thể những điểm đến ở chùa Hương.

Điểm tiếp theo là bến Trò. Từ đây, du khách sẽ đi bộ lên chùa Trò, tức chùa Thiên Trù hay còn được gọi là chùa Ngoài. Khi đi qua cổng Nam Thiên môn (ở một số chùa khác là cổng Tam quan) nên đi vào cửa bên phải (giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (không quan). Cửa chính còn gọi là (trung quan) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. “Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì bởi chùa là do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng, ni, chùa mới được giữ gìn và đạo Phật mới được truyền lưu. Nên khi vào chùa phải theo lệ: “Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư. Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”. Nghĩa là: “Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư. Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều du khách đã không làm bước này khi đến chùa”, Thượng tọa Minh Hiền cho biết.

Lễ Phật cốt ở tâm thành

Về trình tự lễ trong chùa Thiên Trù, Thượng tọa Minh Hiền cho biết trước tiên là đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông. Tiếp theo đó là đặt lễ lên hương án của Chánh điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát. Nhưng việc thỉnh chuông cần có sự đồng ý từ phía các sư thầy trong

Theo Thượng tọa Minh Hiền thì trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa, du khách nên chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường như ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện... “Tuy nhiên thực tế vào những ngày đi lễ, nhiều người dân vẫn mang theo lễ mặn. Nhiều người đến chùa chỉ để xem hội nên họ thích ăn gì thì mang theo thứ đó. Ví như thịt gà, thịt lợn… họ ăn ở khắp mọi nơi, đôi khi còn xả rác trên dòng suối Yến, trông rất phản cảm và mất mỹ quan. Song vì họ không phải Phật tử nên nhà chùa không có quyền ra quy định”, Thượng tọa cho hay. Thượng tọa cũng đặc biệt lưu ý khi lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn, hở nách… vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính. 

chùa. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Tiếp đó thì lễ ở nhà thờ tổ. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng và có thể tùy tâm công đức. Những ngày lễ hội, vì có quá nhiều du khách về lễ và trẩy hội nên chùa quy định chỉ thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, không thắp hương bên trong chùa. “Đến dâng hương tại chùa Thiên Trù chỉ được sắm lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... Du khách được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả… Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Ngay cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa”, Thượng tọa cho hay.

Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại… Ở chùa, ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ Phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư Phật thì đầy đủ nhất phải gồm 5 thứ: hương, nến, hoa, quả và nước. “Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng chư Phật bằng tấm lòng thành chân thật. Nhiều người cho rằng phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy để dâng lên Đức Phật thì mới có nhiều lộc, làm ăn phát đạt... nhưng Phật “cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ đầy”. Vì thế, mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ”, Thượng tọa Minh Hiền nói.

Thượng tọa Thích Minh Hiền.

Thượng tọa Thích Minh Hiền.

Về khấn thì khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến Phật, Pháp, Tăng, tin sâu Phật pháp. Sư thầy Thích Minh Hiền cũng cho rằng: “Nếu đi chùa mà chỉ xin cho mình, xem mình là quan trọng thì sẽ bị tổn phước vì lời cầu nguyện đó chứa đầy cái ngã tham, sân, si. Một lời cầu nguyện có ý nghĩa vào đầu năm đó là lời cầu an không chỉ cho riêng mình mà còn cho gia đình, cho làng xóm, cho đất nước. Và không phải ai muốn cầu gì sẽ được đó mà theo đạo Phật, đó là do quá trình tu tập, nhân quả hàng ngày của mỗi người”. Cách sắm và bày lễ ở động Hương Tích cũng tương tự ở chùa Thiên Trù.

Dịp lễ hội 2015 này, những người lái đò tại suối Yến cũng được cho phép kiếm thêm thu nhập bằng cách giới thiệu và bán những đặc sản quê hương như Tôm tươi Suối Yến (150 nghìn đồng/kg), rau sắng (300 - 350 nghìn/kg), củ mài… cho du khách thập phương mua về làm quà. Công tác chuẩn bị cho lễ hội chùa Hương năm 2015 với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực, cố gắng của nhà chùa, Ban quản lý cũng như nhân dân nơi đây hứa hẹn mang đến cho du khách thập phương một mùa lễ hội an lành và vui vẻ.

Nguyễn Minh

Nguyễn Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

Đời sống - 18 phút trước

2 anh em cùng cha khác mẹ đạp xe từ Điện Biên đi Hà Nội để tìm mẹ, khi đến huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình thì mệt quá, được người dân hỏi han, chăm sóc

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Trong quá trình can ngăn vụ ẩu đả, nạn nhân đã bị nghi phạm đâm nhầm dẫn tới tử vong.

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Pháp luật - 44 phút trước

GĐXH - Qua quá trình đấu tranh, bước đầu Lê Phong T. khai nhận do mâu thuẫn tình cảm nên đã ra tay sát hại bạn gái rồi chôn thi thể nạn nhân trong vườn để phi tang...

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Đời sống - 59 phút trước

GĐXH - Do ban ngày khu vực hứng chịu nền nhiệt cao, mưa dông có thể đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Do thiếu hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt, nhiều năm qua cuộc sống của rất nhiều hộ dân tại TDP Tó (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị đảo lộn.

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 4 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Top