Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những giếng cổ bí ẩn và hoang truyền "đứt long mạch"

Chủ nhật, 08:22 18/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Dải đất hẹp có tới 73 giếng đá cổ, nằm rải rác bên cạnh khu dân cư sầm uất chỉ trong bán kính vài km là chuyện lạ. Lạ hơn, giếng được xây theo kết cấu, đáy giếng có một tấm gỗ lim, xung quanh xếp đá lên trên cùng.

Kỳ bí ở chỗ, khi những câu chuyện như đào được vàng ở quanh giếng, lấp giếng bị ốm đau bệnh tật không người làng ta tin long mạch của làng đã bị trấn yểm?

Lấp giếng là có người ốm

Ngày nay khi nước giếng khoan, bể đựng nước mưa đã có ở mỗi gia đình nên nhu cầu dùng nước giếng công cộng ở Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) ít đi, thậm chí có những giếng không dùng đến. Muốn mở rộng đường đi và tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ nên nhiều xóm đã tự ý lấp những cái giếng này. Nhưng rồi, lấp được chẳng bao lâu họ lại phải đào lên, bởi sau khi lấp giếng là xóm lại “có chuyện”.

Ông Trần Như Bốn ở thôn 5, 88 tuổi, ở rất gần một trong số 73 giếng đá cổ cho biết: “Ở xóm Giếng, người trong xóm lấp giếng vì không sử dụng đến. Sau đó trong xóm lục đục, nội bộ mất đoàn kết. Kẻ ốm người đau. Được thời gian ngắn người dân lại xúc đất trong giếng ra trả lại vẻ ban đầu cho giếng. Ngay lập tức những vấn đề trên trở nên êm đẹp lạ thường”.

Để dẫn chứng cho cái sự lạ của việc lấp giếng, chị Hồng trong thôn kể: “Từ ngày lấp giếng, bắt đầu từ nhà ông Th. đang mạnh khỏe bỗng nhiên thấy khó thở, đi “xem” thì thầy bói bảo rằng xóm bị động mạch. Ông Th. có nhờ mọi người đào lại giếng lên để thờ cúng, nhưng vì lúc đó ai cũng nghĩ ông đã già, bệnh tật là chuyện bình thường nên không nghe theo. Sau đó không lâu, trong xóm lại có bác Ph. bỗng nhiên bị tràn dịch màng phổi. Rồi nhà nọ bệnh tật, nhà kia làm ăn thất bát. Cuối cùng mọi người phải bảo nhau đào lại giếng, tu sửa miếu cẩn thận”.

Ông Bốn giới thiệu giếng cổ quê mình

Ông Bốn giới thiệu giếng cổ quê mình

Hầu như giếng nào bị lấp cũng đều có chuyện sau đó. Cách đây vài năm, mấy chàng trai thanh niên trẻ khỏe lấy cát đổ ngang mặt giếng. Chẳng hiểu sao, giếng lấp xong thì người nhà các chàng trai này đều bị ốm đau bệnh tật. Từ nhiều sự việc trùng hợp ngẫu nhiên đó người ta đồn nhau lấp giếng động đến thần linh, thế là cả ngõ lại phải thuê máy đến hút cát lên. Lại một lần nữa, những người kia cũng khỏi bệnh.

Tuy nhiên, ông Bốn cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và những chuyện ốm đau được thêu dệt thêm làm nên một sự hoang truyền vô căn cứ. “73 giếng, giờ còn hơn nửa. Non nửa số giếng đã bị lấp từ thời chiến, làng có ai bị gì đâu”, ông Bốn nói.

Tuy nhiên bây giờ, mỗi cái giếng còn được người dân lập miếu thờ cúng nghiêm túc cẩn thận, không còn một ai đề cập đến việc lấp giếng nữa. Thực tế thì ở Yên Sở không còn nguyên vẹn 73 giếng như trước đây, nhưng dù có đất chật người đông, dù cho nước giếng bây giờ không còn ý nghĩa nhiều đối với đời sống người dân nhưng những giếng còn lại đều được chăm nom cẩn thận.

Quẩn thể giếng độc đáo

Để tìm hiểu về rõ về công trình độc đáo này, ông Bốn dẫn chúng tôi đi tham quan một loạt các giếng trong xã. Tất cả giếng đều có kích thước tương đương nhau nằm khiêm tốn bên vệ đường, chúng chỉ cao hơn mặt đất 30-40cm, đường kính khoảng 1,5m. Nước giếng rất trong, theo ông Bốn giếng phải sâu từ 20-25 m. “Tấm gỗ lim to hơn cả chiếc sập được đặt làm đáy sau đó đá được xếp chồng lên nhau. Ban đầu không ai biết ở dưới có gỗ, nhưng rồi do thời gian làm cho giếng bị lắng cặn. Dân làng lặn xuống nạo vét mới phát hiện ra đáy được làm bằng gỗ lim”, ông Bốn nói.

Theo ông Bốn, trước đây tên cũ của xã Yên Sở là làng Cổ Sở, đến thời vua Hồng Đức thì chia ra hai làng Đắc Sở và Yên Sở. Tương truyền 73 giếng cổ được xây từ thời ngoại xâm phương Bắc đến đóng chiếm nên ít nhất, giếng ở đây cũng có 1.000 năm tuổi. Về tuổi thọ chính xác? ai làm? vì mục đích gì thì cho đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Ông Bốn lắc đầu: “Thế hệ nào lớn lên cũng bảo khi lớn lên đã thấy giếng. Không có một tài liệu nào ghi chép lại chỉ có truyền miệng mà thôi”.

Những giếng còn lại đều được người dân bảo vệ cẩn thận dù không dùng nước để sử dụng nữa

Những giếng còn lại đều được người dân bảo vệ cẩn thận dù không dùng nước để sử dụng nữa

Có rất nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng giếng cổ được xây dựng để quân xâm lược phương Bắc lấy nước sạch ăn. Có giả thuyết lại cho rằng giếng được đào để người Trung Quốc giấu vàng. Lại có giả thuyết, giếng cổ được quân xâm lược phương Bắc xây dựng để cắt đứt long mạch.

Ông Nguyễn Bá Hân, người với nhiều năm nghiên cứu sử làng Yên Sở lập luận: “Người xưa có câu “thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Sở”. Cổ Sở là một trong ba mảnh đất thiêng của Việt Nam, là nơi sản sinh ra anh hùng hào kiệt, là nơi người dân ba lần đứng lên chống quân xâm lược phương Bắc. Do vậy, bọn xâm lược mới phải tìm mọi cách cắt đứt long mạch bằng việc cho đào giếng sâu. Dựa vào mật độ các giếng, cùng với giai thoại về đường cái Cao Biền thì chắc chắn những cái giếng đó được xây lên để trấn yểm long mạch”.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử trong hàng chục giếng cổ cũng đã có những giếng bị lấp đi. Theo thống kê của ông Bốn xã Yên Sở, hiện còn hơn 20 cái giếng. Tại làng Yên Sở, giếng tập trung chủ yếu ở thôn 2, thôn 3 và thôn 5. Sau nhiều lần người làng gặp nạn sau khi lấp giếng, bây giờ giếng cổ ở đây được coi như những chiếc giếng thiêng, ai đau mắt và bị các bệnh ngoài da lại đến giếng lấy nước về rửa và tắm gội cho sạch sẽ.

Hầu hết, các giếng được xây dựng tường rào sắt bảo vệ, nắm giếng cũng được hàn thành cánh cửa có thể mở ra đóng vào để tránh sụt lún và nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chẳng ai khẳng định được giữa việc lấp giếng và ốm đau có liên quan tới nhau hay không, nhưng tuyệt đối không ai còn nghĩ đến việc lấp giếng nữa bởi nó là một quần thể di tích độc đáo có một không hai.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 3 phút trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Top