Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những công trình xua mưa, đuổi gió nay về đâu?

Thứ năm, 08:07 09/09/2010 | Xã hội

Đại lễ 1000 năm đang đến gần thì dư luận lại nóng lên bởi tuyên bố của một nhà phong thủy, có thể xua mưa, đuổi gió chỉ bằng ý thức.

 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc điều khiển mưa, tạo mưa theo ý muốn đã được các nhà khoa học Việt Nam bắt tay triển khai từ 12 năm nay. Thậm chí, ít nhất theo như kinh phí Nhà nước cấp cho dự án làm mưa nhân tạo thì đã có đến 2 dự án đã được ra đời. Thế nhưng, chuyện điều khiển mưa có lẽ vẫn còn nằm trên giấy mà chưa đi vào thực tế...
 
Về mặt lý thuyết vật lý, làm mưa nhân tạo không khó và hoàn toàn
có thể thực hiện được
 
Đã hoàn tất công nghệ và cơ sở dữ liệu để làm mưa nhân tạo
 
Tìm lại người đầu tiên bắt tay vào nghiên cứu mưa nhân tạo ở Việt Nam là GS.TS Lê Đình Quang - Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khí tượng nhiệt đới và bão (Viện Khí tượng Thủy văn) - Phó chủ nhiệm dự án đề tài "Những điều kiện và khả năng làm mưa nhân tạo ở Tây Nguyên" năm 1998.
 
Ông cho biết, đề tài đã được hoàn thành với những kết quả nghiên cứu bước đầu trong đó có việc xác định tài nguyên mây ở Tây Nguyên (hoàn thành năm 1999). Lúc đó, những kết quả nghiên cứu khoa học đã khẳng định Tây Nguyên có đủ điều kiện làm mưa nhân tạo.
 
Các nhà khoa học cũng đã đưa ra được công nghệ làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn.
 
Giai đoạn đầu tiên là sử dụng hoá chất kích thích khối không khí đi lên nhằm tăng cường và tạo thành mây mưa. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là calcium chlorid, calcium carbid, calcium oxid, hợp chất của muối và urê, thành phần urê và anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí, vì vậy kích thích quá trình ngưng tụ.
 
Giai đoạn tiếp theo được gọi là giai đoạn tích luỹ. Khi đó những khối mây này được tích tụ đã làm tăng hạt nhân ngưng kết đồng thời làm gia tăng mật độ hạt mát.
 
Giai đoạn cuối là việc bắn vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iodur bạc và băng khô được sử dụng để đạt được tình trạng mất cân bằng cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước làm chúng rơi xuống đất. Đến đây quá trình làm mưa nhân tạo hoàn tất.
 
Về mặt lý thuyết vật lý, làm mưa nhân tạo không khó và hoàn toàn có thể thực hiện được. Thực tế cũng chứng minh, hiện nay trên thế giới đã có 28 nước làm chủ được công nghệ này.
 
Còn nhớ khi đó, trong nhiều cuộc hội thảo về mưa nhân tạo, nhóm nghiên cứu đã thông báo, chậm nhất là đến năm 2000, chuyến bay trình diễn đầu tiên làm mưa nhân tạo sẽ được tiến hành. Nhưng cái khoảng thời gian chậm nhất ấy lại một lần nữa bị kéo lùi lại với lời hứa hẹn đến tháng 3/2003 và rồi đến nay, không hiểu vì lý do gì mà nó vẫn chưa diễn ra.
 
Lời hứa 2010 sẽ có mưa nhân tạo
 
Rồi dư luận lại ngã ngửa khi 8 năm sau đó, năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn lại lập dự án làm mưa nhân tạo với tiêu đề : “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam ”. Đề tài được thực hiện trong hai năm 2004- 2006.
 
PGS.TS Vũ Thanh Ca, lúc đó là quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (Viện Khí tượng Thuỷ văn), đơn vị được giao thực hiện đề tài đã cho biết, kết quả của đề tài này sẽ là cơ sở để tiến tới thử nghiệm làm mưa nhân tạo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ.
 
Dư luận một lần nữa thấp thỏm chờ với câu hỏi lớn đặt ra trong đầu: các kết quả nghiên cứu trước đó tại sao đã được nghiệm thu mà không sử dụng, nó đã đi đâu, về đâu? Tại sao có một dự án làm mưa nhân tạo rồi, nay lại còn sinh ra một dự án khác làm gì?
 
Đặt câu hỏi “Tại sao không sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trước là chọn Tây Nguyên làm địa điểm thử nghiệm làm mưa nhân tạo mà nay lại chọn đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ?”, TS Vũ Thanh Ca cho rằng, sở dĩ nhóm chọn đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ vì khu vực này đã có những số liệu tương đối đầy đủ và cơ sở hạ tầng tốt nhất (mặc dù chưa phải là đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu).
 
Theo đánh giá ban đầu, vào mùa khô hạn, ở khu vực này có thể có đủ mây với những điều kiện thích hợp để làm mưa nhân tạo khi những đợt không khí lạnh tràn về. Bên cạnh đó, đề tài cũ cũng khẳng định khu vực Tây Nguyên chỉ đủ điều kiện làm mưa trong thời điểm cuối mùa mưa, đầu mùa khô (thời điểm này cũng khó xác định) và tính chất của mây cũng chưa được làm rõ nên không thể chắc chắn khi đưa công nghệ vào có hiệu quả hay không. Tại thời điểm khảo sát tài nguyên mây ở Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng rada ở Tam Kỳ (Quảng Nam) để khảo sát nên kết quả sẽ hạn chế vì vùng Tây Nguyên rất rộng lớn.
 
Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định, đề tài mới sẽ phủ nhận lại những gì mà đề tài cũ thực hiện. Việc kế thừa những kết quả nghiên cứu cũ được thể hiện ở chỗ các số liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nguyên sẽ được sử dụng và cập nhật thêm.
 
Việc giải thích nghe cũng có vẻ suôi tai và lời hứa năm 2010 mưa nhân tạo sẽ được ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Bắc Bộ đã được viết trong lộ trình dự án. Thế nhưng, cũng giống như số phận đề tài nghiên cứu ban đầu, đề tài thử nghiệm mưa nhân tạo ở đồng bằng Bắc Bộ cũng không hiểu vì lý do gì mà đã không được áp dụng dù có nghiệm thu.
 
Năm 1960: Mưa nhân tạo đã từng được thử nghiệm thành công ở Việt Nam
 

Tháng 5/1960 thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giao cho Nha Khí tượng Việt Nam kết hợp với các Chuyên gia của Trung Quốc để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục khí tượng Quảng Đông Trung Quốc và Nha khí tượng Việt Nam kết hợp với một số cơ quan hữu quan của Việt Nam đã cho thử nghiệm gây mưa nhân tạo tại Việt Nam.

Đợt làm mưa nhân tạo này được thực hiện từ ngày 27/05/1960 đến 28/06/1960 tổng số khoảng trên 20 lần bay thực nghiệm gây mưa đạt 25.900.000m3 (số liệu tính toán) lượng nước mưa trên diện tích 2750km2 tưới khoảng 22% diện tích đất nông nghiệp toàn miền Bắc đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết hạn hán. Do có mưa nhân tạo nhân dân đã trồng cấy kịp thời vụ.

Số liệu công bố ở trên được trích một phần trong các báo cáo tổng kết của đợt thí nghiệm làm mưa nhân tạo, các số liệu này đang được lưu giữ tại Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thuỷ văn. (Trung tâm Tư liệu KTTV)

 
Theo KH&ĐS Online
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top