Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Người rừng” gieo chữ ở Pa Thoóng

Chủ nhật, 07:20 06/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Ở bản Pa Thoóng, xã Bum Tở, Mường Tè, Lai Châu, giờ đây trẻ em La Hủ đã được đến trường, đã biết đến con chữ.

Ở cái nơi quá đỗi xa xôi hẻo lánh ấy có những thầy cô giáo tình nguyện “cõng chữ” lên non với ước mơ một ngày “cái chữ Bác Hồ” làm sáng dạ trẻ thơ nơi đây…
 
Ngược ngàn
 
Thầy Hà Văn Nhuận, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bum Tở 1 chia sẻ: “Pa Thoóng! Khổ nhất là Pa Thoóng. Nếu đi từ trường đến bản phải mất 6 giờ luồn rừng. Còn nếu đi bộ từ trung tâm huyện lên cũng phải mất 2 giờ đi liên tục. Đường đó vách núi dựng đứng”. Mới nhìn lên sườn núi chót vót, chúng tôi đã thấy “oải” khi nghĩ tới đoạn đường lên đó.

Theo chân thầy giáo Nhuận lên với bản xa nhất này, hành trang ngược ngàn của chúng tôi là: Mỗi người một nón lá, một chai nước, mấy túi bánh kẹo (làm quà cho các em học sinh) buộc ngang hông và một cây gậy tự kiếm dọc đường. Trời trong veo, nắng vàng phủ trùm cả những trảng rừng, cỏ cây hanh hao vàng rực. Bản Pa Thoóng luôn ở trước trán chúng tôi khi ngước nhìn nó, nơi giữa trưa vẫn được ủ trong mây. Mới được hai ngọn đồi mà ai nấy đều mồ hôi đầm đìa, rịn xuống trán, chảy vào mắt cay xè; Đôi bắp chân muốn vỡ bung ra vì liên tục phải kéo đầu gối ngang ngực mà leo lên rồi lại lên nữa. Nhiều lần ngẩng mặt nhìn lên mái dốc ngược mà chúng tôi toan bỏ cuộc.
 
Thầy Nhuận động viên: “Vất vả thế mà các cô giáo miền xuôi vẫn hàng tuần ngược con đường này đấy”. Hình ảnh những giáo viên “gùi chữ”, “gùi ánh sáng” lên đỉnh non cao để thắp lên những ngọn đèn tri thức ở cái nơi bao đời nay hẻo lánh, không có người lạ đến khiến chúng tôi thêm nghị lực vượt dốc.

Bỏ phố lên rừng
 

Điểm trường Pa Thoóng, Bum Tở, Mường Tè, Lai Châu.


Sau gần 3 giờ bợt bạt với dốc đứng, chúng tôi bất chợt đồng loạt reo lên! đã lên tới trường Pa Thoóng. Bầy trẻ đang chơi trong bản ngơ ngác. Chắc lâu lắm Pa Thoóng mới có người lạ lên thăm.
 

“Người rừng” Hà Chí Tuấn.


Nếu không có tiếng trẻ ê a đọc bài chúng tôi chẳng thể phân biệt được trường học với nhà dân bởi chúng đều có một điểm chung đó là sự tồi tàn, lụp xụp. Từ điểm trường, một thanh niên bước ra, dáng người nhỏ nhắn, giọng nói nhỏ nhẹ, thỉnh thoảng lại lẫn một vài từ tiếng La Hủ. Anh là Hà Chí Tuấn. Tuấn sinh năm 1982, người Phú Thọ, rời giảng đường Cao đẳng công nghiệp; Tuấn trúng tuyển vào Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam, sau đó chuyển sang phụ trách mảng công nghệ thông tin của một công ty cổ phần khác.
 
Nhưng Tuấn lại bỏ phố lên rừng. Với cái giọng đặc sệt thổ âm người La Hủ, Tuấn tâm sự: “Mình còn trẻ mà, muốn làm cái gì đó giúp đồng bào miền núi vượt qua khó khăn”. Mối tình đầu đã từng “chỉ non thề biển” với nhau 7 năm cũng không thể níu đôi chân đầy ước mơ, tâm huyết và sự mong mỏi được cống hiến của Tuấn. Đi học nghiệp vụ sư phạm rồi xin lên Mường Tè công tác, Tuấn đã xác định bỏ lại tất cả. Có người bảo anh “bị hâm”, người lại bảo có khi nó thất tình, rồi hình như anh có người thân làm “quan to” trên này, lên để sau này làm lãnh đạo... Có cả ngàn lẻ lý do để người ta bàn tán xung quanh cái quyết định bỏ phố ngược ngàn của Tuấn.

Ngày đầu lên đây, bỡ ngỡ đủ điều từ những thói quen ăn ở sinh hoạt tới công việc, Tuấn phải làm quen dần dần. Khổ lâu thành quen!

“Ngày đầu lên đây (năm 2006) tôi được giao dạy các em học sinh lớp 3. So với dưới xuôi các em trên này thiệt thòi hơn nên nhận thức, học lực không cao nên công việc rất vất. Tôi phải học tiếng của dân để có thể nói cho họ nghe và nghe họ nói để vận động phụ huynh cho các em đến lớp” – Tuấn kể. Có những hôm chỉ một mình ở lại bám bản. Buổi tối đơn độc trên đỉnh núi quạnh quẽ đến ghê người, nhớ nhà, nhớ người yêu, thèm nghe một giọng nói của con gái miền xuôi mà không được, khi ấy Tuấn lại đốt đèn, đến gõ cửa hết 17 hộ dân trong bản để vận động học sinh ra lớp mà dạy nâng cao kiến thức cho các em, để học tiếng của các em và để vơi đi nỗi cô đơn.

Tại điểm trường Pa Thoóng năm nay đã có thêm 3 cô giáo nữa gia nhập “đội quân người rừng” cùng với thầy giáo Hà Chí Tuấn. Họ cũng là những người mang theo tâm huyết, nhiệt tình lên đây bám bản dạy học. Hình như Pa Thoóng là nơi để thử thách bầu máu nóng của họ khi buộc họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.
Chỗ ở của cả 5 thầy cô giáo ở điểm trường Pa Thoóng chỉ là một gian nhà tranh lụp xụp, mùa đông thì gió lùa bốn phía. Mùa hè thì nắng xuyên tứ bề. Nếu không có mấy tấm bạt căng dưới mái nhà, chắc chắn ngày nào các thầy cô cũng được ở trong “khách sạn ngàn sao”!!!
 
Những chiếc giường cũng thật “hoàn cảnh”. Chúng được làm bằng những thân cây luồng dập, ghép lại thành tấm phên, lún võng xuống mỗi khi có người ngồi. Các thầy cô gọi nó là “đệm vạn năng do thiên nhiên ban tặng”. Mấy cái chân giường làm bằng chạc cây rừng chôn xuống đất lâu ngày nay đã mọc cả mầm. Gian khổ là thế ấy mà tiếng cười luôn vang lên dưới mái tranh này.

Bám cột để... bám bản
 
“Xuống suối lấy nước cũng là để... thể dục buổi sáng”.
 

Cái biệt danh “Tuấn người rừng” được anh em đồng nghiệp “phong tặng” từ lúc nào rồi gọi lâu dần thành quen. “Mình là “người rừng” cũng chẳng sao nếu tất cả học sinh ở bản này đọc thông viết thạo thì mình quá yên tâm rồi” – Tuấn cười.

May mắn sóng điện thoại ở đây rất ổn định nên mỗi thầy cô đều sắm điện thoại để liên lạc cho vơi đi nỗi nhớ nhà. Nhưng bí nhất là khoản... sạc pin. Mỗi tuần các cô cử một người xuống thị trấn mua đồ ăn dự trữ cả tuần rồi tranh thủ mang tất cả điện thoại xuống sạc pin luôn thể.

Nơi gần nhất có thể lấy nước sinh hoạt cách điểm trường gần 2km đường rừng. Cô Thúy kể: “Hàng sáng chị em chúng tôi mỗi người 2 chiếc can 5 lít đi lấy nước. Ngày đầu chẳng quen hai chân, hai tay cứ như muốn rời ra. Đành động viên nhau coi như tập thể dục buổi sáng. Nhưng đi xa, leo dốc mãi cũng quen chỉ có cái “anh vắt” là không thể quen được. Sao ở đây nhiều vắt thế! Có hôm trời mưa vắt bò nhung nhúc cả trên xà nhà!”.

Tháng 3 - 4 hàng năm là thời điểm gió lốc quật như bão giật. Dù phòng ốc, nhà cửa đã làm rất thấp cũng vẫn bị gió bóc mái, nhổ cột. Cứ sau mỗi mùa lốc, các thầy cô lại phải cùng nhau đi tìm những tấm tranh, tôn bay lả tả khắp nơi để dựng lại. Thầy Tuấn kể: “Năm ngoái, khi đoàn kiểm tra của trường lên thăm đúng lúc gặp con lốc mạnh. Cả ngôi nhà cứ như cái ô cắm trong bão chỉ chực bay lên. Lúc đó cả cán bộ lẫn giáo viên, mỗi người ôm một cột để giữ cho nhà khỏi bị bay mất. Có những lúc gió mạnh tưởng chừng bốc luôn cả năm cái “cột người” lên mà chơi trò tung hứng...”.
 

Cô giáo Thuý tập đánh vần cho học trò.


Không ít người chẳng thể vượt qua được gian khổ đành bỏ cuộc về quê. Những người,  tôi may mắn được gặp là những tấm gương dám đương đầu với gian khổ mà bám bản dạy chữ cho con em đồng bào La Hủ.

Vừa rồi thầy Tuấn được nhà trường cho phép chuyển về dạy ở các bản trung tâm nhưng anh vẫn xung phong ở lại đây vì đã quen trường, quen học sinh và quen gian khổ. Cô Thúy thì để lại hai cô con gái bé bỏng ở Thủ đô. Lên đây cứ  nhìn học sinh là nhớ con  đến phát khóc! Mỗi khi đi lấy nước, giặt quần áo cô lại dẫn thêm mấy học trò đi tắm gội, giặt giũ cho các em để vơi đi nỗi nhớ con. Mùa đông lạnh giá nhưng ở đây nhiều em mặc không đủ ấm, đôi môi tím tái vậy mà vẫn đến lớp.
 
Thương các em, vậy là mỗi khi về quê, các thầy cô lại gom hết quần áo cũ của gia đình,  rồi xin thêm hàng xóm; Có cô giáo còn viết thư về vận động các trường học ở Hà Nội ủng hộ áo quần cho các em. Lên đây tôi thấy nhiều học sinh còn mặc cả đồng phục của các trường tiểu học ở Hà Nội. Các thầy đã vượt khó, bám bản, bám trường, bám học sinh nên phong trào đi học ở Pa Thoóng đã đi lên đáng kể. Giờ giải lao thầy Tuấn nổi hứng đọc cho chúng tôi bài thơ “Thầy em” do chính tay thầy Tuấn viết. Bài thơ có câu: “Dìu dắt đàn em thắp ngọn đèn”- ngọn đèn ấy đang được thầy và trò Pa Thoóng thắp  lên mỗi ngày...
 
Thuý Hạnh
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 11 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 14 phút trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 43 phút trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Xã hội - 59 phút trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 cho người chơi may mắn đến từ Hàn Quốc.

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Tính đến ngày 24/4 đã có khoản 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ sẽ giúp cho chủ sở hữu phương tiện nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm. Dưới đây là các cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản, lái xe nên tham khảo.

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giữa xe con với ô tô tải vừa xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh khiến 4 người thương vong.

Top