Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đưa di nguyện danh y Tuệ Tĩnh về nước

Chủ nhật, 10:00 22/04/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Thiền sư, Đại danh y Tuệ Tĩnh năm 55 tuổi (1385) bị cống nạp cho nhà Minh.

Cũng từ ngày đó, danh y Tuệ Tĩnh không còn một lần được trở về Việt Nam. An nghỉ lại nơi đất khách quê người với di nguyện "về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với" tưởng chừng như đi vào quên lãng. 3 thế kỷ sau, di nguyện đó đã được sao lục mang về nước Nam. Người có công mang di nguyện Tuệ Tĩnh về nước là Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.
 

Ông Nguyễn Ngọc Định bên một tấm bia khác do nhà vua ban lúc tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mất, bây giờ được con cháu họ Nguyễn xây đài lập bàn thờ để thờ.

 
Nguyễn Danh Nho là ai?
 
Ông Trần Văn Hiếu, cán bộ quản lý đền Bia vừa chỉ cho tôi nhìn tấm bia đá cũ kỹ đặt khuất phía sau hậu cung đền Bia vừa nói: "Tấm bia đá này được tạc từ loại đá của Giang Nam, Trung Quốc đưa về đây đấy". Rồi ông Hiếu kể chi tiết lý do làm sao tấm bia đá lại có mặt tại đây. Ông Hiếu không quên nhắc tên người có công sao lục dòng chữ khắc sau bia mộ Đại danh y Tuệ Tĩnh là Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.

Sự việc được ghi lại trong tài liệu của đền Bia rằng: "Năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), ông Nguyễn Danh Nho đậu đại khoa đậu Tiến sĩ, được giữ chức Tả ti giám, Hiến sát sứ, sau thăng đến Bồi tụng Hữu thị lang, tước Nam.

Khi đi sứ sang Trung Quốc, đến Giang Nam, ông đã sao lục văn bia thiền sư Tuệ Tĩnh, mang về tạo tấm bia đá khắc nội dung trên đưa về quê hương. Đến địa phận giáp giới giữa Văn Thai và Nghĩa Phú thì thuyền chở bia bị đắm. Mọi người cho là đắc địa nên dựng bia tại nơi bia bị chìm, nay là đền Bia, xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng, Hải Dương)".

Sự trùng hợp ngẫu nhiên là Đại danh y Tuệ Tĩnh và Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là đồng hương. Cả hai người đều sinh ra ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng ngày nay, tuy rằng Tuệ Tĩnh và Nguyễn Danh Nho không sống cùng thời.

Đền Bia, nơi lưu giữ tấm bia đá do Nguyễn Danh Nho khắc di nguyện của Tuệ Tĩnh lại không nằm trên quê hương xã Cẩm Vũ mà ở xã Cẩm Văn, cách Cẩm Vũ khoảng 2 km. Cả hai địa phương Cẩm Vũ và Cẩm Văn đều có đền thờ Tuệ Tĩnh. Điều đáng chú ý là những ngôi đền thờ Tuệ Tĩnh đều có ban thờ thờ Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho như để ghi công ơn và nhắc nhở thế hệ mai sau về mối lương duyên đặt biệt của hai người.

Năm Kỷ Mão (1699), Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mất, thọ 61 tuổi, được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Tử. Sinh thời, ông nổi tiếng là người thông minh, văn hay, chữ tốt; được suy tôn là Dật tiên (ông tiên cao siêu), Quyển long (con rồng uốn khúc).
 

Tấm bia ký cuộc đời sự nghiệp của tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.


Đi tìm dòng họ Nguyễn

Trước lúc rời đền Bia, ông Hiếu cho tôi biết, hiện nay nhà thờ và bia ký Nguyễn Danh Nho vẫn còn tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ quê hương ông.

Thôn Nghĩa Phú chỉ cách Quốc lộ 5 chừng 5km, nhưng khá yên bình. Nằm giữa thôn là đền Xưa. Cùng với đền Bia, đền Xưa là nơi để thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh. Theo truyền thuyết, để tỏ lòng biết ơn vị Thánh thuốc Nam, nhân dân làng Nghĩa Phú đã dựng ngôi đền Xưa này. Đến khoảng năm 1830 (thời Minh Mệnh) nhân dân khắp nơi kéo về lễ hội và xin thuốc rất đông, gọi là Hội Thánh lần thứ nhất.
 
Số tiền công đức thu được, nhân dân đã trùng tu  ngôi đền này và còn tậu được 3 mẫu ruộng để thờ cúng. Đến năm 1936 lại Hội Thánh lần thứ hai, nhân dân khắp nơi lại kéo về lễ hội và xin thuốc đông hơn lần trước nhiêu và kéo dài gần 3 tháng. Số tiền công đức lần này nhân dân lại xây được ngôi đền ngoài vào năm 1937. Bây giờ, đây vẫn là di tích đáng chú ý và rất quan trọng trong đời sống tâm linh của không chỉ người trong thôn mà còn của khách thập phương.

Có lẽ vì danh tiếng của Tuệ Tĩnh mà khi chúng tôi hỏi thăm đến Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, hầu hết người Nghĩa Phú đều hiểu nhầm hỏi về Tuệ Tĩnh. Chẳng mấy người còn nhớ đến vị Tiến sĩ có công đưa di nguyện người đồng hương về nước. Thật may mắn, khi hỏi về tấm bia ký của vị tiến sĩ từng sang Trung Quốc đi sứ, một người làng đã chỉ cho chúng tôi đến nhà thờ họ Nguyễn.
 
Ông Nguyễn Ngọc Định, người trông coi nhà thờ này cho biết: "Đây đúng là nhà thờ họ Nguyễn. Và Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là con cháu dòng họ này". Ông Định cũng cho hay, đây là dòng họ Nguyễn chứ không phải là Nguyễn Danh như nhiều người nhầm tưởng. Ông Định khẳng định: "Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người nổi tiếng nhất dòng họ của chúng tôi từ trước đến nay"".

Nhà thờ họ Nguyễn là một không gian thờ tự tương đối chật hẹp. Ông Định cho hay, nhà thờ họ Nguyễn trước đây được xây dựng toàn bộ bằng gỗ lim nhưng đến tháng 2/1947 thì bị đốt. Những năm 1960 được con cháu trùng tu lại và đến năm 1996 được nâng cấp một lần nữa. Trong sân nhà thờ, dựng 2 tấm bia đá cổ 2 bên. Ông Định nói: "Một tấm bia ghi thân thế sự nghiệp của Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, tấm bia còn lại ghi tên những con cháu có công đóng góp xây dựng nhà thờ. Những tấm bia đó đều được tạc từ thời xưa".

Năm nay chuẩn bị bước sang tuổi 60, nhà lại ở bên cạnh nhà thờ họ và là người trực tiếp trông coi, nên ông Định biết rất rõ về tấm bia ký của Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Ông nói: "Mới đây, một đoàn cán bộ ở Trung ương mới về thăm nhà thờ và dập lại toàn bộ nội dung bút ký được khắc tạc trên tấm bia đá nói về Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Lâu lắm rồi mới người quan tâm đến thân thế ông Nguyễn Danh Nho, chúng tôi đang chờ hồi âm xem có thêm phát hiện gì mới mẻ không mà vẫn chưa thấy".

Tuy nhiên, tấm bia ký dựng ở nhà thờ họ Nguyễn chưa phải là dấu tích duy nhất liên quan đến Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Dẫn tôi đi về phía cuối thôn, ông Định giới thiệu một tấm bia khác. "Nếu như tấm bia ở nhà thờ do nhân dân khắc thì đây là bia do nhà vua chỉ định khắc sau khi ông Nguyễn Danh Nho mất. Nội dung như thế nào thì đến bây giờ tôi cũng chưa được rõ", ông Định nói. Đó là một tấm bia cao ngang đầu người có hình khối, được dựng thờ trong một khuôn viên tương đối chật hẹp nằm khuất sau những dãy nhà san sát.
 
Tấm bia ký Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho dựng ở nhà thờ họ Nguyễn xã Cẩm Vũ được lược dịch như sau:

- Cụ họ Nguyễn tên Danh Nho, sinh giờ Tuất ngày 16 tháng 7 năm Mậu Dần 1638.
- Năm 20 tuổi thi đỗ Tam trường khoa Đinh Dậu.
- Năm 26 tuổi thi đỗ Tứ Trường thứ hai khoa Quý Mão.
- Năm 27 tuổi thi đỗ Tam Trường khoa Giáp Thìn.
- Năm 33 tuổi thi đỗ khoa Sĩ Vọng, năm Canh Tuất nhận chiếu huấn đạo phủ Khoái Châu.
- Năm 33 tuổi thi đỗ Tiến sĩ, được tặng một đôi voi, 10 cỗ ngựa có hơn 100 người đưa về vinh quy bái tổ…
- Về sau, có công trị thủy, thăng chức Hữu Thị Lang Bộ Công.
- Năm Canh Ngọ 1670 phụng chỉ đi sứ Trung Quốc.
- Năm Nhâm Thân (2 năm sau) về nước.
- Năm Canh Dậu được phong chức Tả Thị Lang Bộ Lại.
- Sau khi mất được phong Phúc Thần.
 
Nguyễn Quang Thành
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 4 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 7 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top