Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông ở nghĩa địa trăm năm chia sẻ về công việc chẳng ai muốn làm bên những người đã chết

Thứ sáu, 08:12 18/08/2017 | Xã hội

GiadinhNet – Ông Nghênh cho rằng, có nhiều người kiêng kỵ quá thành nỗi sợ. Ở nghĩa trang ấy, ông cùng các anh em trông nom các mộ phần một cách cẩn thận, vì trách nhiệm và một phần là bởi cái tâm với người đã khuất.

Ngay ngã tư Nguyễn Tuân – Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, Hà Nội), có lẽ ít ai để ý ở đây lại có một khu nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ do nhân dân xây dựng với tên gọi là lạ Quán Dền.

Nghĩa trang nằm ngay mặt đường Nguyễn Tuân nên phía ngoài cổng vẫn đầy ắp những thanh âm ồn ã, xô bồ của phố phường và hàng trà đá khách vào khách ra tấp nập. Nếu không quan sát thì chẳng mấy ai lại nghĩ đây là lối vào nơi an nghỉ của những người đã khuất.


Nghĩa trang Quán Dền nằm liền kề với mặt đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân).

Nghĩa trang Quán Dền nằm liền kề với mặt đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân).

"Chẳng có gì phải đáng sợ"

Bỏ lại phố phường sau lưng, bước chân qua cánh cổng nghĩa trang, chúng tôi như bước chân vào một không gian khác với hàng ngàn ngôi mộ khiến con người ta phải tĩnh tâm lại, cung kính và lặng lẽ.

Khu đất này đã được quy hoạch thu hẹp lại, nay chỉ còn khoảng 11 ha trong khi số lượng mộ phần lên tới vài nghìn, đặt chi chít, xếp ngang, xếp dọc lấn hết cả lối đi. Chúng tôi phải men theo bờ tường, lối xi măng khá sạch sẽ, bên cạnh những hàng cây um tùm để đi sâu vào nghĩa trang.

Được biết, ở đây có một tổ gồm 5 người chuyên cùng nhau trông coi, sửa sang các mộ phần, ngoài ra còn có vài người phụ nữ khác chuyên quét dọn, nhổ cỏ… "Trưởng quản trang" là ông Nguyễn Bá Nghênh, đã làm việc ở đây 5 năm.


Ở nơi đây, vẫn còn những ngôi mộ đã hàng trăm năm, là nơi an nghỉ của những người dân thuộc địa bàn này. Hiện, khu nghĩa trang này đã hết đất trống.

Ở nơi đây, vẫn còn những ngôi mộ đã hàng trăm năm, là nơi an nghỉ của những người dân thuộc địa bàn này. Hiện, khu nghĩa trang này đã hết đất trống.

Gọi là "quản trang" nhưng thực ra ông Nghênh cũng phải trực tiếp làm nhiều công việc chứ không hề nhàn nhã. Phe phẩy chiếc nón cũ trên tay, ông Nghênh chào chúng tôi với nụ cười tươi rói, ánh nắng chiều sắc lẻm cắt vào làn da sạm đen của người đàn ông 62 tuổi.

Ông vừa cùng anh em sửa sang các mộ phần và tranh thủ nghỉ tay. Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, thực ra ông là công nhân xây dựng về hưu và được chính quyền tin tưởng giao nhiệm vụ làm quản trang.

Cởi mở trò chuyện cùng PV Báo Gia đình & Xã hội, ông tâm sự: "Làm gì có gì đâu. Hằng ngày chúng tôi chỉ quản lý, ai đưa đám về đây thì giúp họ, cải tạo các mộ phần như là ốp lát lại, hằng tháng thì dọn dẹp cỏ dại cho người ta… Ngày nào cũng từ sáng đến tối, trưa thì về nhà ăn cơm thôi.

Bây giờ đang là thời điểm bận rộn vì người ta bắt đầu thuê sửa sang lại các mộ đã xây, để tháng 10, 11 thì họ đưa di cốt người nhà về".


Ông Nguyễn Bá Nghênh.

Ông Nguyễn Bá Nghênh.

Chẳng mấy ai tự nguyện và dễ dàng chấp nhận làm việc ở nghĩa địa cũng là chuyện dễ hiểu, bởi khi mà giữa hai thế giới "sống – chết" vẫn tồn tại những điều chưa thể lý giải mà người ta thường gọi là "tâm linh". Thậm chí, nhiều người còn coi đó là nỗi sợ hãi không thể vứt bỏ.

Với ông Nghênh, ông cũng chưa bao giờ nghĩ mình lại có cơ duyên làm việc ở nơi này. Thậm chí, hồi mẹ ông mất, lúc vào nghĩa trang thăm viếng, ông vẫn còn cảm giác rờn rợn. Tuy nhiên, kể từ khi chính thức được giao nhiệm vụ, tiếp xúc thường xuyên với các ngôi mộ thì ông cũng quen dần với cảnh "làm việc bên người chết".


Những ngôi mộ nằm lặng lẽ bên tán cây, được nhóm quản trang trông nom từng ngày.

Những ngôi mộ nằm lặng lẽ bên tán cây, được nhóm quản trang trông nom từng ngày.

Khi nói về chuyện "ma quỷ", ông Nghênh cứ cười xuề: "Nếu mà yếu bóng vía thì sao mà làm ở đây được. Nhưng mình có làm cái gì xấu đâu. Sáng sớm thì tôi đến mở cửa, quét dọn, rồi nhiều khi đêm tối vẫn phải làm thì có cái gì đâu mà sợ?

Có nhiều người sợ và kiêng kỵ quá. Như nhà có người mất thì mọi người thường bảo trong 49 ngày không dám vào thăm, có nhà vẫn hàng ngày đến nhờ tôi thắp hương, thay pin đài niệm… Mỗi nhà một lẽ nhưng tôi thì nghĩ việc gì phải thế, mẹ tôi mất 49 ngày, tôi vẫn vào thăm bình thường mà...

Mà nếu như có gặp… "ma" thật thì tôi sẽ lập tức chạy vào "nhà thần linh" lễ ngay, khấn vái xin "họ" phù hộ độ trì cho mình".

Cốt là chữ "Tâm"

Sinh ra và lớn lên ở phường Nhân Chính nên ông Nghênh đã chứng kiến nghĩa trang này đổi thay qua từng năm tháng.

"Ít thì phải trăm năm rồi, vì có những ngôi mộ, như của ông, bà tôi thì nay cũng trăm tuổi. Xưa kia, khu này là đồng nên nhà có người mất thì tự phát mang ra đây chôn, lẻ tẻ góc này, góc kia. Mãi sau này được quy tập lại thì được gọi là nghĩa trang, cũng mấy chục năm rồi.

Ngày xưa là làng Nhân Chính, còn xứ này gọi là đồng Quán Dền, từ lúc tôi còn bé thì đúng là có một cái quán (bây giờ là nơi đặt một gara ô-tô ở góc ngã tư) thường để người làng đi làm đồng nghỉ chân và buộc trâu ở đó. Tên gọi của nghĩa trang cũng theo đó mà đặt" – ông Nghênh giải thích.


Những người làm ở đây đều tâm niệm đã là việc tâm linh thì phải trọn tâm, phần nào an ủi người đã khuất, bởi nghĩa tử là nghĩa tận...

Những người làm ở đây đều tâm niệm đã là việc tâm linh thì phải trọn tâm, phần nào an ủi người đã khuất, bởi "nghĩa tử là nghĩa tận"...

Hiện ở đây có hơn 5.000 ngôi mộ, trong đó mộ chôn khô là hơn 4.000 ngôi và mộ xây nhưng chưa có di cốt khoảng 1.000. Ở tuổi như ông Nghênh, mọi người thường muốn được nghỉ ngơi bên con cháu chứ chẳng mấy ai muốn ngày ngày vẫn phải ra ngoài làm việc như vậy, chưa kể lại là nghĩa địa. Ông cũng chỉ nói đó là do tâm.

"Mình trông coi giúp người ta, ngoài sửa sang theo yêu cầu thì lúc nào nhìn thấy mộ khác hư hỏng, lún đất, tiện thì mình đắp luôn cho họ, không thì tội người ta, "trần sao âm vậy" mà.

Kể cả những người dọn cỏ ở đây cũng vậy, tôi vừa cho nghỉ một nhóm vì họ làm không sạch. Đã thuê để phát, dọn cỏ mộ cho người ta thì phải tìm người làm cho sạch thì thôi".

Công việc ở đây cũng có "mùa" cả. Ông Nghênh cho biết, thời điểm từ bây giờ sẽ bắt đầu bận rộn và nhất là cuối năm sẽ vô cùng tất bật.

Biết công việc nắng mưa vất vả, có gia đình cũng đưa chai nước, bao thuốc hay gói bánh, đó cũng là cảm ơn chân thành với ông và mấy anh em. Nhưng cũng có những người "nặng" về chuyện "biếu xén" mà ông cho rằng đó là điều không nên:

"Có những người cứ nghĩ "chuyển người nhà đến mà không có bồi dưỡng thì liệu họ có chú ý chăm sóc tốt giúp mình không? Nghĩ vậy là sai, ừ thì đôi khi có người thấy anh em vất vả thì cảm ơn chút ít. Nhưng ai không có thì thôi, mình vẫn chăm lo giúp họ bình thường vì đây là làm phúc mà" - ông Nghênh tâm sự.

Nông Thuyết

Ảnh: Nông Thuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top