Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn bà bán ốc viết tiểu thuyết: Những chuyện không có... trong tiểu thuyết

Thứ bảy, 10:16 12/07/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Cuốn tiểu thuyết "Cuộc đời của mẹ" hoàn thành, nhanh chóng trở thành "cơn sốt" của độc giả thành Vinh. Nhưng còn rất nhiều câu chuyện đời rất "tiểu thuyết" mà chưa có trong bất kỳ một trang viết nào của chị...

> Kỳ 1 : Người đàn bà bán ốc viết tiểu thuyết ở thành Vinh

“Cây ngay sợ chi chết đứng”

Đứng trước “chiến dịch” bôi nhọ danh dự cá nhân cũng như tác phẩm do chính tay chị viết ra, có những lúc mọi thứ dường như đã sụp đổ đối với chị Sáng. Nỗi oan ngay lúc đó không ai có thể minh oan giúp, cay đắng hơn khi những người quyết tâm “hạ bệ” chị lại là những người gần gũi với chị nhất.

Chị Sáng kể: Một buổi sáng nọ có mấy người lạ mặt tự xưng là người của chính quyền địa phương tìm đến và cho mình cái gọi là “đi tìm sự thật” đằng sau tiểu thuyết. Thật may, sau giây phút ngỡ ngàng chị đã gọi điện đến Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An hỏi về việc này. Ban Tuyên giáo trả lời: “Cuốn sách đã được nhà xuất bản ấn hành, đã được Hãng phim Truyền hình Việt Nam dựng  phim, không ai được quyền kiểm tra, nếu ai đó muốn kiểm tra, chị phải kiểm tra giấy tờ của họ và lập biên bản gửi lên các cơ quan chức năng”. Nghe đến có vậy cả mấy người kia lẳng lặng lên xe “chuồn”.

Chị đã nhiều lần gửi đơn kêu oan lên các cơ quan chức năng tỉnh để “làm sáng tỏ, minh oan giúp chứ sống trong nghi hoặc, chê bai dè bỉu của bà con lối xóm, tủi thân không chịu được” - chị Sáng tâm sự. Không biết giãi bày cùng ai, bấu víu vào ai trước sự oan nghiệt “vập” vào mình. Có những lúc tưởng chừng người đàn bà này không thể gượng dậy để sống tiếp được.

Chị kể lại: “Rất may trong cái thời điểm hoang mang, thất vọng và mất hết niềm tin về cuộc đời đó, chị lại nhận được những lời động viên an ủi quý giá của những người bạn, những anh chị làm công tác xuất bản ở ngoài Hà Nội. Nghe chuyện của chị, Đại tá, nhà  văn, nhà báo Đinh Khánh Vân - Người trực tiếp biên tập cuốn "Tình yêu thầm lặng" bức xúc: “Tôi còn giữ bản thảo viết tay của chị Sáng”.

Nhà văn Cao Tiến Lê ở NXB Thanh niên, hết viết thư rồi điện thoại khuyên chị cứ bình thản trước dư luận, bởi vì tiểu thuyết của chị đã “giấy trắng, mực đen, đèn thiên hạ” và đó cũng là điều bình thường khi một cuốn  sách ra đời gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Những lời động viên đó đã tiếp thêm động lực sống cho chị. "Mà nghĩ cho cùng, sống mà tranh đấu chứ. Chẳng lẽ sự thật, lẽ phải lại “chết” vì sự dối trá hay sao? Không có chuyện đó đúng không?” - chị nở nụ cười hỏi tôi vậy, rồi nói tiếp: “Cây ngay sợ chi chết đứng!”.

Chị lôi từ trong tủ ra một đống giấy tờ cho chúng tôi xem. Quả thật vẫn còn đó những tờ giấy nháp đã nhàu và cũ nhưng đã đánh số trang cẩn thận. Vẫn còn đó bản đánh máy. Tất cả đều được chị cất giữ rất cẩn thận. Một là để phòng có kẻ nào đó cho rằng mình ăn cắp, quan trọng hơn đó là kỷ niệm.

“Mỗi khi nhìn lại những trang giấy nháp đó thì hình ảnh cái quán ốc vắng khách dưới tấm bạt căng tạm, hình ảnh hai đứa con thơ nằm ngủ cạnh mẹ, lại hiện ra trong đầu chị. Những lúc đó chị lại cầm bút viết”.

Mối tình đầu “vừa nghĩa vừa tình”

Chị nói, điều đã giúp chị vượt qua những khó khăn, tủi nhục trong cuộc sống chính là tình yêu với người chồng - mối tình đầu của chị.

Chị kể: Bố đi chiến trường C, mẹ ốm yếu luôn. Cái lứa tuổi của bọn chị lớn lên trong mưa bom bão đạn. Không hiểu tại làm sao cái mảnh đất Thanh Chương (Nghệ An), nơi chị sống tuổi ấu thơ của mình lại bị bom Mỹ ném xuống nhiều đến thế. Học xong lớp 4 chị nghỉ học ở nhà giúp mẹ nuôi các em trong bom đạn, trong cảnh không có cha bên cạnh, đó là những năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ.

Rồi chị gặp anh. Anh là bộ đội từ miền Bắc trên đường hành quân vào Nam, đóng quân tại quê chị. “Con trai Thủ đô đàng hoàng đấy”. Duyên số thế nào anh lại được phân về ở nhà chị. Lúc đó chị còn bé lắm. Một hôm đang trên đường đi làm về thì hai chiếc phản lực Mỹ nối nhau bổ nhào xuống làng, tiếng bom nổ dữ dội át cả tiếng hô hoán. Chẳng rõ quả bom thứ bao nhiêu, chị ngất đi, không còn biết gì nữa.

Phải mất gần hai tháng điều trị tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh, sức khoẻ của chị mới hồi phục. Mãi đến ngày ra viện chị mới biết rằng, khi loạt bom vừa dứt, khói bom mù mịt, một anh bộ đội đã kịp lao đến đưa chị về hầm của đơn vị cấp cứu. Anh bộ đội đó chính là anh. Nhưng rồi đơn vị của anh phải lên đường. Chính sự nán lại chóng vánh của đơn vị anh tại làng đã cứu sống chị. "Nếu không có anh, chị đã bị bom vùi sâu dưới đất” - chị kể.

Năm 1971, tròn 17 tuổi chị gia nhập thanh niên xung phong, phục vụ chiến đấu chiến trường C. Số phận run rủi đưa đẩy làm sao đưa chị gặp lại anh. Bé gái năm nào bị bom vùi giờ đây đã là một nữ thanh niên xung phong. Tình anh em, lòng biết ơn đã nhanh chóng kết tinh thành tình yêu đôi lứa.

Chị Sáng tâm sự: “Đó mối tình đầu và cũng là mối tình cuối của tôi. Người đó cho tôi cuộc sống này, cũng là người cho tôi tìm thấy nhiều dư vị tuyệt vời của tình cảm đôi lứa. Chị đã yêu anh, tình yêu vừa thắm đượm tình, vừa mang nặng nghĩa”.

Nhìn xa xăm rồi chị nói tiếp: “Gặp rồi lại xa, thời chiến mà. Có lẽ thời khắc đẹp nhất đời chị đó là đêm trăng năm đó. Đó là một đêm trăng sáng, sáng lắm ấy, đẹp lung linh, chị được ở bên anh, một trong những đêm hiếm hoi trong cuộc đời hai người được ở bên nhau giữa chiến tranh”.

Cứ thế chị Sáng miên man kể lại những câu chuyện tưởng chừng như không bao giờ hết, tưởng chừng như vừa mới hôm qua về những kỷ niệm của một đêm trăng thời chiến được bên cạnh người yêu. Thề hẹn rằng chiến tranh kết thúc họ sẽ về bên nhau...

Gần 10 năm chờ người đã mất

Sau đêm ấy, anh đi vào chiến trận. Sau ngày giải phóng, chị ở nhà vò võ chờ anh. Rồi một ngày, nhận được tin như sét đánh bên tai: Anh đã hy sinh ở chiến trường Buôn Ma Thuột tháng 3/1975. Anh đã nằm lại bên ngưỡng cửa chiến thắng, của tự do, của tình yêu, hạnh phúc. Chị không muốn tin đó là sự thực. Anh đã nằm lại nơi chiến trường ác liệt đó.

“Anh vẫn còn sống”, niềm tin ấy của chị được thắp lên năm này qua năm khác, mặc cho chiến trường đã lắng mùi khói súng, vết thương chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ. Chị vẫn chờ anh, phải mất khoảng 10 năm sau, chị mới nhận ra sự thật đau đớn rằng anh sẽ không bao giờ quay về với chị nữa.

Người yêu đã hy sinh, năm 1983 chị quyết định xây dựng gia đình. Nhưng cuộc hôn nhân đó không có hạnh phúc. Người chồng đã bỏ rơi mẹ con chị. Cuộc hôn nhân toàn nỗi buồn và tan vỡ chóng vánh. “Ở tuổi xế chiều rồi, nhìn lại thấy chặng đường đời đã qua chỉ thấy cô đơn!”.

“Nếu như có một phép màu kỳ diệu nào đó, anh vẫn còn sống, anh còn ở đâu đó trên Trái đất này, nếu anh đọc được bài viết này mong anh liên lạc với em. Dù anh có tật nguyền thế nào em cũng chịu”- Ngồi trước mặt tôi mà chị nói như nói với chính người yêu của mình.

Niệm khúc cuối

Cho đến nay, “Tiểu thuyết gia” vẫn phải vật lộn mưu sinh. Bệnh thoái hóa cột sống không cho phép chị làm cái việc quen thuộc bao nhiêu năm nay chị vẫn làm là gánh nước và bán ốc luộc. Không thể lao động chân tay, những thứ công việc nặng nhọc, chị chuyển sang viết thuê thư tình, viết đơn từ, viết di chúc cho ai đó nhờ. Nhờ những lá thư tình, di chúc, đơn từ của chị mà nhiều đôi trai gái đến được với nhau, nhiều gia đình tránh được tranh chấp tài sản, nhiều người tìm được công bằng.

Bởi vì đời chị cũng đã nếm trải oan trái quá nhiều, nên viết cho người mà như viết cho mình. Mỗi lá đơn kêu oan người ta bồi dưỡng cho chị 50 - 100 nghìn đồng. Số tiền ít ỏi đó chị dành dụm để trang trải cuộc sống.

Có lẽ chị là một trong số không nhiều người ở thành phố Vinh được các diễn viên, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng thường ghé thăm. Căn nhà bé nhỏ nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười. Chiếc tivi trong nhà chị là của đạo diễn, diễn viên  Mạnh Cường tặng. Các chiến sỹ bộ đội  Trường Sa nghỉ phép đã tìm đến nhà chị, gọi chị thân mật là “mẹ”...

Hôm chúng tôi đến mái ấm nhỏ của người phụ nữ này, chị phấn khởi khoe rằng, đứa con gái đầu của chị chuẩn bị lên xe hoa, xen lẫn trong niềm vui qua ánh mắt, qua lời nói của chị, chúng tôi vẫn thấy những âu lo không thể dấu kín được.

Chị chép miệng: “Đứa con gái thứ 2 đang ở tuổi mười chín đôi mươi, rồi nó cũng đi lấy chồng. Chị còn lại một mình. Cho đến hiện tại, căn nhà nhỏ bé được xây dựng nhờ lòng hảo tâm của bạn đọc gần xa vẫn chưa có sổ đỏ. Chỉ mong sao sau khi con cái đi lấy chồng cả, chị có một căn nhà thực sự của mình để yên tâm sống tiếp những ngày tuổi già, không phải thắc thỏm âu lo nữa”.

Quang Thành

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 9 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 10 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top