Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngư dân đón Tết trên biển

Thứ năm, 12:28 26/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Ngư dân quanh năm lênh đênh trên biển. Xuân về, họ vẫn ra khơi, đón Tết trên biển.

Nói là ăn Tết nhưng thật ra, ngư dân không có Tết. Đêm giao thừa, họ neo tàu gần nhau ăn uống hát hò, nói chuyện bộ đàm từ tàu này sang tàu khác với vô vàn tâm sự.
 

Anh Đại Khoa chuẩn bị sơn để làm mới tàu cho chuyến đi biển dịp Tết.

Giao thừa ngoài trùng khơi

Kể về chuyến đi biển cuối năm kéo dài qua năm mới, anh Mai Văn Đản (phường 11, TP Vũng Tàu) hỉ hả: “Chuyến biển cuối năm tốn kém nhiều hơn nhưng hy vọng trúng mùa hơn. Dịp Tết, tàu khai thác biển ít, dễ đánh bắt. Những chuyến đi biển cuối năm, chủ tàu cũng chuẩn bị ít thùng bia, can rượi đế, mồi khô giao cho các thuyền. Các chuyến biển khác, anh em không được mang bia, rượu xuống tàu nhưng chuyến biển Tết thì ngoại lệ!”. Anh Đản lại tặc lưỡi nói tiếp: “Thực ra trên biển không ăn tết nhứt gì, lo làm thôi. Đến giao thừa, anh em neo tàu gần nhau, bơi xuồng thúng gom lại, tổ chức ăn nhậu, hát hò cho vui, đỡ nhớ nhà...”.

Khác với anh Đản, anh Lê Văn Thành (phường 5, TP Vũng Tàu) hồ hởi: "Ăn Tết trên tàu cũng không thiếu thứ gì. Bánh mứt, dưa hấu, nồi thịt kho... cũng được mang theo đủ hết. Trước ngày ra khơi, nhiều chủ tàu tử tế còn tổ chức chiêu đãi bạn ghe, động viên anh em ra khơi hăng say làm việc, ăn Tết vui vẻ. Cả phần "hậu cần" cũng được tăng thêm, bữa ăn ngon hơn”.

Lý giải việc đi biển dịp Tết, anh Thành cho biết: “Nghề biển phải phụ thuộc vào con trăng, trong đó có nghề câu mực. Câu mực phải câu vào trời tối, mực mới ăn. Nếu trăng lên, mực nổi ở mọi nơi nên rất khó có khả năng câu được nhiều. Theo âm lịch, những đêm thích hợp nhất để đánh bắt hải sản kéo dài từ 10 ngày cuối tháng này sang 10 ngày đầu tháng sau, ngư dân gọi đó là "một tối trời".

Những tối trời nối giữa năm cũ và năm mới thường là thời gian đi biển lý tưởng nhất. Trời yên biển lặng, cá mực dồi dào đem lại thu nhập cho mỗi thuyền viên ít nhất 4-5 triệu đồng, có năm mỗi người được hơn 10 triệu đồng chỉ trong 20 ngày đánh bắt này. Vì vậy rất nhiều ngư dân đã chấp nhận ăn Tết ngoài khơi để tăng sản lượng đánh bắt, tiết kiệm chi phí. Với đặc thù nghề biển là thế, nên việc ăn Tết trên biển của họ cũng diễn ra thường xuyên. Ở TP Vũng Tàu, không phải chuyện lạ khi dịp cận Tết, hàng trăm ghe câu mực vẫn lấy dầu, đá đi biển. Ngư dân sẽ ăn Tết, đón năm mới trên trập trùng sóng nước ngoài khơi xa. Chủ tàu Trần Văn Thời (Bến Đá, TP Vũng Tàu) và 8 thuyền viên của con tàu 2 sào câu mực đã có gần 10 cái Tết xa nhà như thế.

“Không giống như câu mực, nghề giã cào không phụ thuộc vào con trăng nhưng thời gian đi biển kéo dài từ 1,5 tháng đến 2 tháng, thậm chí 3 tháng. Nếu như những cặp tàu đi biển vào tháng 11 mà đã sử dụng hết đá, hết dầu thì họ vào bờ ăn Tết. Ngược lại, họ phải cố “đánh” thêm nếu không sẽ bị lỗ” - Anh Lê Năm, một chủ tàu ở phường 6 (TP Vũng Tàu) cho biết – “Năm nay, do thời tiết diễn biến thất thường, nên số chuyến đi biển giảm, giá xăng dầu biến động, cộng với việc giá cá lại giảm, đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân. Vì vậy, nhiều tàu thuyền vẫn phải bám biển mặc dù ngày Tết đang cận kề”.
 

Những ngư dân đã sẵn sàng cho chuyến ra khơi ngày Tết.

 
Hy vọng

Anh Nguyễn Văn Trực, quê Quảng Bình, là “bạn ghe” của anh Trương Đăng tâm sự: “Năm trước, tôi quyết định ở lại đi chuyến biển cận Tết. Lúc đầu cứ nghĩ bình thường nhưng đến lúc giao thừa thì buồn không sao tả được. Bao quanh là biển cả đen nghịt, nỗi cô đơn và nhớ nhà ùa về làm tôi bồn chồn muốn khóc. Để vơi đi nỗi buồn, anh em tổ chức hát với nhau trong ghe hoặc từ ghe này qua ghe kia bằng bộ đàm, nếu ghe có máy bộ đàm lớn (gọi được vào bờ) thì anh em gọi điện về nhà để chúc Tết gia đình, nghe tiếng người thân. Đêm giao thừa, biển đêm, sóng vỗ hòa lẫn tiếng í ới, tiếng hò ngân nga vang vọng giữa trùng khơi. Những con nước trong năm (gần 20 ngày mỗi đợt) ở biển thật ngắn, mau qua, nhưng chỉ có con nước Tết là thấy dài. Cầu mong chuyến ra khơi thắng lợi, lo cho ở đất liền đầy đủ, con cái không “thua chị kém em” , vậy là Tết vui lắm rồi. Còn hơn ở nhà mà cái tủ bếp đến 30 Tết không có “thịt treo”.

Chuẩn bị cho chuyến ra khơi đặc biệt này, các tàu thuyền được sắm thêm nhiều lương thực thực phẩm hơn ngày thường. Những đồ lễ cúng giao thừa trên biển được chuẩn bị cẩn thận. Trước ngày tàu chạy, chủ tàu dành thời gian tìm mua cho được con gà trống đẹp nhất, khỏe nhất. Chú gà này sẽ được nuôi trên tàu để làm lễ cúng trong đêm giao thừa. Tuy ra khơi cách Tết cả chục ngày nhưng có tàu đã sớm chuẩn bị được những cặp bánh chưng cúng Tết.

Một ngư dân trẻ tâm sự: “Anh em chúng tôi đã xác định rồi, mang bánh trái và thức ăn lên thuyền đón giao thừa luôn. Tất nhiên không được vui như ở nhà nhưng đón Tết trên biển cũng có cái “thú” riêng. Vả lại tranh thủ mấy ngày biển êm này anh em ra khơi, hy vọng sẽ trúng mánh đầu năm”. Trong khi đó, ngư dân Lê Văn Thành, có “thâm niên” nhiều năm đón Tết trên biển tâm sự: “Ngày Tết, ai cũng muốn sum họp gia đình nhưng vợ con ngư dân cũng đã quen với chuyện chồng con ra khơi dịp Tết. Mỗi năm thời gian đánh bắt cá ngừ chỉ chừng 4-5 tháng, đầu vụ thì gió máy, cuối vụ lo bão nên bà con tranh thủ lúc nào trời yên biển lặng là ra khơi, tranh thủ kiếm thêm đồng ra đồng vào.”

Còn ngư phủ Đại Khoa đang cặm cụi vận chuyển các thùng sơn lên tàu, nhằm tân trang “con cưng” để sẵn sàng cho chuyến đi biển dịp Tết. Anh tiết lộ: “Nếu ghe câu mực nào làm ăn “trúng” thì phiên cuối cùng này họ cho anh em “bạn” về quê nghỉ ngơi, ăn Tết với gia đình, trong thời gian đó họ tập trung tu bổ, sửa chữa ghe tàu. Ngược lại, nếu ghe làm ăn không đạt thì việc đi thêm một chuyến biển vào cận Tết cũng là để giải quyết nhu cầu kinh tế. Mong chuyến biển cuối năm kiếm được chút đỉnh cho anh em bạn ăn Tết muộn, mà chủ ghe cũng có tiền để tu bổ tàu ghe, thiết bị. Thế nhưng, “ông biển” không ai dò trước được, nếu ra biển trong tháng Chạp này mà gặp nước lạnh thì mực không ăn, coi như bao nhiêu hy vọng tan thành bọt biển".

Thời khắc giao thừa, mọi nghi thức cúng tế tổ tiên được thực hiện đầy đủ như trên đất liền, trong thời khắc thiêng liêng mọi người không quên dâng lễ vật, thắp hương cầu an cho những con tàu, ngư dân xấu số bị bão gió cướp đi. Những con cá con mực câu được đầu tiên trong năm mới bao giờ cũng được ngư dân trân trọng dâng lên cúng cảm tạ tổ tiên, cầu may mắn, trời yên biển lặng cho một năm đánh bắt mới.

Nỗi nhớ người thân

Anh Trương Đăng, quê ở Bình Định, một chủ ghe câu mực và cũng là người có “thâm niên” ăn Tết trên biển nhiều năm liền, kể: “Tết đến ai cũng muốn về quê đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng, do cuộc sống khó khăn đành phải gác lại những niềm vui ấy, mong sao chuyến biển gần Tết kiếm được ít tiền về trang trải trong gia đình. Tôi đã từng ăn Tết ngoài biển 3 năm liền nên thấu hiểu nỗi buồn của anh em. Như thường lệ, độ giữa tháng Chạp, anh em vẫn mua đồ đi biển như mọi khi, nhưng trong chuyến biển này có thêm những thức ăn ngày Tết như: bánh mứt, hạt dưa... và cũng không thiếu những chai rượu, thùng bia để ra biển ăn Tết. Những ngày đầu tâm trạng của anh em vẫn tươi vui, nhưng đến phút giao thừa, ai cũng mang một nỗi buồn. Người thì nhớ thương mẹ già, người thì lo cho vợ con, em út ở nhà đang mong chờ...”.

Từ con tàu neo bên cạnh chỗ chúng tôi ngồi, bất chợt có giọng nói chắc khỏe vang lên: “Nhiều lần ăn Tết trên biển quá nên nhớ không hết cháu ơi. Mỗi lần đi biển 1 - 2 tháng trời mới vô, đón giao thừa trên biển là thường...”. Anh Trực chỉ tay theo hướng vừa phát ra giọng nói, giới thiệu: “Đó là ông Tư Bạc Má vì ông là “sát thủ” của cá bạc má, là ngư phủ kỳ cựu nhất ở đây. Với người đàn ông hơn 30 năm nghề biển đó, việc đón giao thừa giữa trùng khơi đơn giản chỉ là nén nhang cúng tàu, vài chiếc bánh, viên kẹo hay nhâm nhi chén rượu cùng với bạn thuyền mà còn là lòng yêu nghề, yêu biển; gắn bó khăng khít với những con sóng quanh năm vỗ trắng xóa này”.

Ra khơi ngày Tết, ngư dân phải tạm gác qua một bên những tình cảm đời thường chuẩn bị cho những chuyến đi biển với bao kỳ vọng, ước mong chuyến biển đầu xuân gặp nhiều thuận lợi, mực cá đầy khoang, mở đầu cho một năm bội thu. Dù xa cách gia đình, vợ ở đất liền, chồng ngoài biển nhưng họ biết “giữ lửa” cho nhau. Khi trăng non ló dạng, tàu cá lần lượt vô cửa biển đổ xăng dầu, mua thực phẩm, sửa sang ngư lưới cụ, chờ chuyến biển mới. Khi trăng già, ngư phủ xuống tàu ra khơi... Năm nay lại có nhiều ghe tàu ăn Tết biển.

Huyền Trang
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 20 phút trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 3 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 4 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 4 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 4 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Top