Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngôi nhà cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Thứ tư, 09:57 08/06/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Buổi sáng ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang thật vui và nhộn nhịp. Rất nhiều phụ huynh đưa con, cháu bị khuyết tật đến đây đều nán lại để cùng tham gia sinh hoạt, chứng kiến các cháu tập ăn, tập nói, tập nghe, tập vận động theo sự hướng dẫn kiên trì của các thầy cô giáo tại Trung tâm.

Niềm vui chiến thắng kéo co của các em thuộc Trung tâm tại Ngày hội Trẻ em khuyết tật lần III/ 2015. Ảnh internet
Niềm vui chiến thắng kéo co của các em thuộc Trung tâm tại Ngày hội Trẻ em khuyết tật lần III/ 2015. Ảnh internet

Niềm vui của cha mẹ khi con biết chào hỏi

Chị Nguyễn Thị Đẹp, quê Song Thuận, Châu Thành, Tiền Giang cho biết, con chị là Trần Gia Bảo, SN 2012 bị tự kỷ, vào học tại Trung tâm từ năm 2014. Khi ấy, cháu không biết nói, không nhận biết được thế giới xung quanh, có những hành vi bất thường. Sau gần 2 năm kiên trì luyện tập theo hướng dẫn, cháu đã biết nói những câu ngắn, cụm từ đơn giản, ngoan và lễ phép, biết chào hỏi mọi người… Theo đánh giá của giáo viên ở đây, cháu tiến bộ nhanh, dự kiến năm học 2016 – 2017 cháu sẽ được chuyển sang lớp giáo dục hòa nhập.

Thầy Võ Văn Lê, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Tiền Giang cho biết, Trung tâm được thành lập vào năm 2009, có nhiệm vụ giáo dục – dạy học hòa nhập nói chung, giúp trẻ có khó khăn về học, trẻ khiếm thính, khiếm thị, khó khăn về vận động, về ngôn ngữ giao tiếp và các dị tật khác phục hồi chức năng để hòa nhập cộng đồng. Giáo viên, cán bộ Trung tâm đều được tập huấn kỹ năng, phương pháp chăm sóc, hỗ trợ giáo dục hòa nhập khoa học bởi những giảng viên đến từ Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đặc biệt thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và chuyên gia nước ngoài. Ngoài việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại đơn vị, Trung tâm còn hỗ trợ hoạt động giáo dục hòa nhập cho các trường học, các cơ sở giáo dục như: Mầm non, phổ thông trong tỉnh và gia đình có trẻ khuyết tật các kỹ thuật phục hồi chức năng, giáo dục, đặc biệt là trang bị cho gia đình có trẻ em khuyết tật những kiến thức cần thiết để chăm sóc, luyện tập và nuôi dạy các cháu tốt hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các cháu vượt qua số phận và bệnh tật, hòa nhập cộng đồng.

Trung tâm hiện nuôi dạy 105 cháu khuyết tật ở nhiều dạng: Tự kỷ, bại não, chậm phát triển, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật... Mỗi trường hợp, mỗi cháu khuyết tật đều có hoàn cảnh riêng cần được quan tâm, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng. Can thiệp sớm, tạo thuận lợi cho các cháu lên các lớp giáo dục hòa nhập, tìm kiếm việc làm trong tương lai... là các bước của quá trình chăm sóc, hỗ trợ, giáo dục các cháu khuyết tật tại Trung tâm cũng như ở các bậc học phổ thông, học nghề.

Thời gian qua, Trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn, kiện toàn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phù hợp với trẻ khuyết tật. Về cơ sở vật chất, Trung tâm tranh thủ các nguồn tài trợ cải tạo 2 phòng họp và 8 phòng Can thiệp sớm, thành lập 1 phòng Tâm vận động, trang bị thêm 2 máy chiếu, 1 máy quay phim và các thiết bị cần thiết khác phục vụ giảng dạy và học tập, tuy chưa đầy đủ, hoàn thiện nhưng trước mắt cũng đáp ứng được yêu cầu về giáo dục trẻ khuyết tật tại Trung tâm. Nhờ vậy, nếu năm 2009 khi mới thành lập, số trẻ vào học các lớp Can thiệp sớm chỉ 15 cháu thì đến năm 2016 là 145 cháu. Đáng mừng hơn, Trung tâm đã giới thiệu được trên 40 thanh niên khuyết tật học nghề tại các cơ sở dạy nghề ở TP Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Còn tại Trung tâm, có 20 em đang theo học các lớp dạy nghề may, kết cườm, làm hàng thủ công mỹ nghệ…

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị, Trung tâm còn hỗ trợ các trường mầm non, trường tiểu học trong toàn tỉnh xác định tình trạng khuyết tật của học sinh, giúp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, điều chỉnh phương pháp giảng dạy, cách sử dụng ngôn ngữ giảng dạy đối tượng trẻ khuyết tật như ký hiệu ngón tay, chữ nổi… Tiền Giang có 169 trường mầm non, 227 trường tiểu học với trên 180.000 học sinh, trong đó gần 2.000 trẻ khuyết tật theo học hòa nhập. Nếu năm học 2012 – 2013, toàn tỉnh có 1.364 trẻ khuyết tật theo học các lớp giáo dục hòa nhập thì đến năm học 2015 – 2016 số trẻ khuyết tật học các lớp giáo dục hòa nhập đã lên đến 1.851 cháu. Để được như thế, hàng năm Trung tâm cử rất nhiều đợt cán bộ, giáo viên tăng cường, hỗ trợ các trường mầm non, tiểu học và phụ huynh trẻ khuyết tật về giáo dục hòa nhập, can thiệp sớm…

Giúp con học đúng phương pháp

Nhờ kiên trì thực hiện những phương pháp khoa học, đến nay Trung tâm đã mang lại hiệu quả, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, cho xã hội và cơ hội cho trẻ khuyết tật trên hành trang vào đời. Ông Bùi Quốc Kiệt, cư ngụ tại đường Trần Hưng Đạo, phường 5, TP Mỹ Tho kiên trì mỗi tuần đưa cháu nội là Bùi Lê Cẩm Vy, 6 tuổi, bị khiếm thính vào học các lớp Can thiệp sớm tại Trung tâm. Ông không giấu nổi niềm vui khi bệnh tật của cháu mình có dấu hiệu thuyên giảm, khả năng nghe và nói cải thiện theo thời gian. Ông Kiệt cho biết, vào đây cháu được tập nghe, tập nói, được tập phân biệt các màu sắc, âm thanh bằng những phương pháp trực quan, khoa học… Hiện cháu đã nghe được khá, nói được nhiều, tư duy cũng tiến triển.

Theo thầy Võ Văn Lê, trong công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, cùng với sự nỗ lực của Trung tâm, còn cần có sự phối hợp tích cực của các bậc phụ huynh, của gia đình có trẻ khuyết tật. Vì vậy, Trung tâm rất coi trọng việc tư vấn, hỗ trợ nâng cao nhận thức của phụ huynh phối hợp cùng các nhóm hỗ trợ cộng đồng và Trung tâm chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ các cháu phục hồi đúng phương pháp, hiệu quả cao. Đây là định hướng đúng mang lại hiệu quả trong công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Tiền Giang mà Trung tâm có đóng góp to lớn.

Để chăm sóc hiệu quả hơn trẻ khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói chung theo hướng xã hội hóa, Trung tâm còn thành lập nhiều câu lạc bộ dành cho đối tượng khuyết tật: Câu lạc bộ người điếc, câu lạc bộ bóng đá khuyết tật, câu lạc bộ phụ huynh có con em khuyết tật, các nhóm hỗ trợ cộng đồng… Đây là "cánh tay nối dài", giúp Trung tâm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập, hỗ trợ trẻ khuyết tật vừa cụ thể hóa việc chăm sóc, giáo dục, hòa nhập trẻ khuyết tật. Hiện nay, toàn tỉnh có 1 câu lạc bộ người điếc qui tụ gần 150 thành viên, 12 câu lạc bộ bóng đá cộng đồng của người khuyết tật trong trường học, 3 câu lạc bộ phụ huynh trẻ khuyết tật thu hút 120 thành viên, 14 nhóm hỗ trợ cộng đồng 140 thành viên…

Minh Trí/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 93 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 34 phút trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 59 phút trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Top