Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ nhân Nhã nhạc cung đình cuối cùng của triều Nguyễn: Ký ức xưa lộng lẫy

Thứ bảy, 09:00 11/02/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Đã bước sang tuổi "xưa nay hiếm", những nốt nhạc du dương của nghệ nhân cuối cùng của triều Nguyễn vẫn không bao giờ tắt.

Tại căn nhà nhỏ nằm bên đường Đặng Tất, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế; chúng tôi trò chuyện với cụ Lữ Hữu Thi, 102 tuổi - nghệ nhân cao tuổi nhất của Nhã nhạc cung đình và cũng là nghệ nhân cuối cùng còn sót lại thời nhà Nguyễn.
 

Cụ Thi có thể chơi được nhiều nhạc cụ

 
Di sản sống…
 
Cụ Lữ Hữu Thi bắt đầu làm quen với Nhã nhạc cung đình Huế khi mới lên bốn, năm tuổi. Vốn sinh trong gia đình bần nông, vì cái nghèo đói đeo bám, ông bố đã hướng cho con học một cái nghề để kiếm kế sinh nhai. Cụ Thi nhớ lại: "Con cái thì đông, cơm thì bữa no bữa đói, bố tôi đã bắt các con học luyện kèn, trống, nhị và học thuộc các bài ca hò Huế. Phải thật thành thạo mới đi kiếm tiền được. Trong mấy anh em, tôi là người chơi giỏi nhất, lên 15, 16 tuổi tôi đã có thể chơi được các loại nhạc cụ".

Cụ  kể:  "Học nghề ni gian khổ lắm, để thuộc một nốt nhạc, phách,... người có năng khiếu thì cũng phải mất một ngày, ai mà kém thì 2 - 3 ngày. Sau đó, lại luyện đi luyện lại cho thuần thục mới đi diễn. Họ đã bỏ tiền ra thuê mình diễn thì mình phải diễn thật chu đáo. Điều cấm kỵ nhất của một nghệ nhân khi lên sân khấu không được quên lời, quên nhạc,... Để đạt đến trình độ "nghệ nhân" giỏi ngoài lòng kiên trì, chịu khó thì người chơi nhạc cũng phải có năng khiếu bẩm sinh và có những sáng tác "kiệt xuất".

Khi đã thành thạo các thể loại nhạc và có thể chơi bất cứ mọi nhạc cụ nào, hễ có ai mời đi diễn là sẵn sàng lên đường. Cụ Thi tâm sự: "Gia đình tôi lúc ấy đã chọn nghề kèn, trống để mưu sinh. Hàng ngày bố con đi diễn khắp nơi, tối về lại luyện tập, sáng tác những tác phẩm mới. Trước khi đi ngủ, cũng phải nhẩm lời cho thuộc,  hoặc có hôm trời rét căm căm đang nằm trong chăn cứ phân vân nốt nhạc mình luyện chưa thạo cũng phải trườn dậy để tập cho bằng được khi đó mới ngủ ngon giấc".

Trình độ của cụ ngày càng đạt đến độ "siêu phàm", tiếng tăm "lẫy lừng" về "cụ Thi kèn, trống" vang xa khắp mọi miền. Trong một lần đến biểu diễn cho nội thần nhà vua ở cung An Định, tiếng đàn, tiếng sáo của cụ biểu diễn với vở “Tam Quốc”, “Lưu Bình - Dương Lễ”,... âm thanh, lời ca thật ngọt ngào, sâu lắng đã chinh phục được các quan triều Nguyễn. Nhận thấy được khả năng chơi đàn "xuất chúng", nên cụ đã được mời gia nhập vào đội nhạc cụ Hòa Thanh (thuộc Chánh ban nhạc cung đình).

Cụ Thi cho biết: "Đội nhạc Hòa Thanh bao gồm các nhạc cụ dân tộc như: đàn tam, tỳ, nhị, nguyệt, kèn bóp, sáo và các bộ gõ như trống bảng,... chỉ phục vụ cho nhà vua trong các dịp lễ, tết,  như đăng quang, vạn thọ, triệu miếu, chúc tuổi Hoàng Thái Hậu (mẹ của Vua Bảo Đại),... Thời Bảo Đại khi văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta thì tôi có thể thổi được kèn Sexsophonne, Clarinet, Sáo bạc Flute,... nên triều đình rất trọng dụng".

Khi đã vào đội nhạc trong triều đình, người nghệ nhân chỉ chú tâm vào công việc của mình, phải tập luyện các làn điệu, nốt nhạc thuần thục và nghi lễ ở trong cung. Từ ăn uống cho đến sinh hoạt,...  cũng phải giữ lễ. Đặc biệt nghệ nhân luôn trong trang phục chỉnh tề, áo dài, đầu quấn khăn đen,... theo một quy cách nhất định khi đứng biểu diễn cho vua xem.

"Vào trong cung đình mọi quy tắc rất khắt khe, đội biểu diễn thì phải đứng ngay hàng, thẳng lối, khi  đang diễn mà bị kiến, muỗi chích cũng cố mà chịu đau, không được cử động. Bất cứ thời gian, ngày hay đêm nếu vua yêu cầu thì ban nhạc phải sẵn sàng có mặt ngay để biểu diễn", Cụ Thi nhớ lại.

Cụ Thi có nhớ lại lúc mới vào cung:  "Vua Bảo Đại rất thích nghe các làn điệu ca hò Huế, có hôm vua ngồi nghe say sưa. Cả đội nhạc cứ chơi làn điệu này đến làn điệu khác, dù ban nhạc đói bụng cồn cào hoa cả mắt, chân tay rũ rời mà không một ai dám kêu ca, cứ thế mà chơi cho tận khuya".

Theo đánh giá  của UNESCO, " trong các thể loại nhạc cổ truyền thống ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tầm vóc quốc gia".  Cụ Thi, nhạc công cuối cùng trong đội nhạc triều nguyễn là nhân chứng sống biểu diễn lại những bản nhạc cung đình cho khách trong và ngoài nước thưởng thức.

Với niềm đam mê học hỏi, sự khổ luyện qua nhiều năm tháng, cộng với quá trình diễn tấu, truyền thụ vốn tinh hoa âm nhạc cho thế hệ trẻ, Nghệ nhân Lữ Hữu Thi đã tích lũy cho mình một bề dày nghệ thuật, góp phần vào việc bảo tồn, xây dựng và phát triển loại hình âm nhạc cung đình Huế và nghệ thuật ca Huế.

Đã bước sang tuổi "xưa nay hiếm", những nốt nhạc du dương của nghệ nhân cuối cùng của triều Nguyễn vẫn không bao giờ tắt. Ngọn lửa đam  mê vẫn cứ âm ỉ chảy trong tâm hồn nghệ nhân "kiệt xuất" và tài ba này.
 

Cụ Lữ Hữu Thi, nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Ảnh: T.G

 
Truyền nhân…
 

Nhã nhạc cung đình Huế được UNECO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO " trong các thể loại nhạc cổ truyền thống ở Việt Nam, thì có Nhã nhạc đạt tầm vóc quốc gia". Cụ Thi, nhạc công cuối cùng trong đội nhạc triều nguyễn là nhân chứng sống biểu diễn lại những bản nhạc cung đình cho khách trong và ngoài nước thưởng thức.

Hơn 80 năm theo nghề Nhã nhạc, đến bây giờ đã bước sang tuổi 102, điều làm cho cụ Thi mãn nguyện trước khi nhắm mắt xuôi tay là đã truyền lại được nghề cho thế hệ con, cháu, chắt.

Cụ Thi cho biết: "Đến bây giờ, nghề Nhã nhạc đã trải qua 4 thế hệ. Nhã nhạc đối với gia đình tôi như chảy trong huyết cảm rồi. Từ đời cha, cho đến đời con, đời cháu, đời chắt. Vừa sống vì nghề nhưng cũng là giữ không để nghề thất truyền đi".

Anh Lữ Hữu Minh (con trai cả) hiện đang trong đội nhạc công Nhã nhạc cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô) cho biết: "Lúc lên 5 tuổi đã được bố tui dạy nhạc, do có gien di truyền nên tôi học rất nhanh. Do có các nhạc cụ và các bản nhạc bố để lại, nên 10 anh em đều theo nghề bố hết. Đến bây giờ con, cháu, chắt đã thành lập một đội nhạc phục vụ các ngày lễ, tết,... trong xã nói riêng và cả tỉnh nói chung".

Trong ngôi nhà nhỏ ấy, hàng ngày vẫn vang lên tiếng đàn, tiếng trống, tiếng nhị,... Ngồi sum vầy bên cụ là những đứa chắt vẫn đang hăng say tập luyện từng nốt nhạc, từng điệu hò vọng cổ,... Cụ tỉ mỉ sửa từng âm điệu sai, rồi bày nốt này âm vực cao, nốt kia âm vực thấp... Có những hôm thời tiết nắng ấm sức khỏe cho phép, cụ lại  được mời đến nhà hát Duyệt Thị Đường để dạy cho các nghệ nhân ở Nhà hát.

Cụ Thi chia sẻ: "Tuổi tôi đã cao, nhưng tôi còn sức khỏe thì tôi truyền lại cho con cho cháu,... để  giữ lại nghề không bị mai một. Tôi là người trong đội Nhã nhạc cung đình duy nhất đến nay còn sống. Nếu như không truyền lại cho thế hệ trẻ thì Nhã nhạc sẽ biến mất".

Có thể nói, nghệ nhân Lữ Hữu Thi là người đã trực tiếp giữ được hồn cho Nhã nhạc cung đình. Bởi chính cụ là người đã có nhiều đóng góp để Nhã nhạc cunh đình Huế vẫn luôn giữ mãi được tinh hoa mà nó vốn có. Tâm huyết vì nghề mà cụ đã truyền lại cho thế hệ trẻ, để đến khi cụ nhắm mắt xuôi tay "dòng máu Nhã nhạc" vẫn cứ chảy mãi không bao giờ ngừng.

Ông Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, cho hay: "Cụ Lữ Hữu Thi là nhân chứng sống còn sót lại của triều Nguyễn. Mặc dầu tuổi đã cao nhưng cụ vẫn miệt mài truyền Nhã nhạc lại cho thế hệ trẻ. Ban nghệ thuật truyền thống Huế đang dự thảo hồ sơ để đề nghị phong tặng nghệ sĩ ưu tú cho cụ".
 
Lê Tập
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top