Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mũi khoan bị gãy khi đã xuống được 40 m từ đỉnh đồi

Thứ năm, 08:30 18/12/2014 | Xã hội

Hướng thông từ trên đỉnh đồi xuống vị trí hầm sập nhằm đưa áo quần, chăn mền cho 12 nạn nhân đã phải dừng lại khi mũi khoan bị gãy. Sau gần 24h nỗ lực, nhóm cứu hộ phải tiến hành khoan ở vị trí mới.

19h: Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, mũi khoan trên đỉnh đồi được 40 m thì bị gãy do gặp phải tảng đá. Lực lượng cứu hộ phải tiến hành khoan vị trí mới cách chỗ cũ vài mét. "Nếu không gặp sự cố thì hướng khoan này chỉ sáng sớm mai là tới chỗ các nạn nhân", ông Yên cho biết.

Trong khi đó, đường hầm ngách men theo bên phải đã được 6 m, bên trái 2 m. Đường hầm phía hạ lưu đã được 47 m. "Việc khoan, đào hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do địa chất yếu, cát pha lẫn với đá mồ côi", ông Yên nói và cho biết trong 3 ngày qua có rất nhiều công ty tư nhân trong cả nước đến xin được tham gia cứu hộ, nhưng các phương án đưa ra đều không khả thi. "Một công ty đưa ra phương án cọc nhồi từ trên đỉnh đồi xuống. Tuy nhiên, với địa chất yếu, phương án này thực hiện có thể gây sập hầm thêm, rất nguy hiểm cho các nạn nhân", ông Yên nói.

Theo Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, hiện có 500 người tham gia cứu hộ, nhưng chỉ một số ít trực tiếp đào bên trong. Số người còn lại đều hỗ trợ vòng ngoài. 

Nhân viên cứu hộ đang làm việc khẩn trương. Ảnh: Phước Tuấn
Nhân viên cứu hộ đang làm việc khẩn trương.

 

17h30: Một lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc cứu hộ cứu nạn thật sự quá khó khăn so với những tính toán đưa ra do địa chất ở ngọn đồi này quá phức tạp. Lực lượng cứu hộ luôn luôn gặp đá, phải mở hướng khác. Trong khi đó, dư chấn cũng thường rình rập, nếu gây chấn động mạnh có thể gây sập tiếp. Vì vậy lực lượng cứu hộ không thể đưa phương tiện lớn vào hầm mà phải làm bằng thủ công.

"Có nhiều phương án đưa ra để đưa mũi khoan qua đá, trong đó có việc nổ mìn. Tuy nhiên phương án đưa ra nhưng giải quyết thì phải theo thực tiễn. Hiện mọi người đang nỗ lực từng ngày một", vị này nói. "Thành công của cứu hộ đến thời điểm này là đã bơm được nước trong hầm ra ngoài. Hiện có 2 máy bơm, với 2 vòi nước hoạt động liên tục. Nước không còn quá lo ngại với các nạn nhân".

Ghi nhận của VnExpress tại hiện trường, mũi khoan của hướng từ trên đỉnh đồi xuống vị trí hầm sập (hướng dự kiến để đưa áo quần và mền cho các nạn nhân) đi được 42 m nhưng đã bị sụp, gãy. Lực lượng cứu hộ đã phải bỏ lại mũi khoan ở dưới lòng đất và tiến hành khoan ở vị trí mới vì không thể khoan tiếp. Như vậy, công sức của nhóm cứu hộ phụ trách khoan ở khu vực này từ đêm qua đến nay phải làm lại từ đầu.

16h30: Có mặt tại hiện trường để sẵn sàng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân, PGS - TS Trần Minh Trường, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết trong đêm nay, 50 túi dinh dưỡng đặc biệt sẽ được chuyển đến cửa hầm. Theo ông Trường, với công thức đặc biệt bổ sung dinh dưỡng và vi khoáng, mỗi người chỉ cần một gói là có thể tỉnh táo cả ngày.

Cũng theo bác sĩ Trường, các bác sĩ đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để cấp cứu cho các nạn nhân. “Chúng tôi đang chờ các đường khoan từ trên xuống và phía hông sang thông và sẽ cố gắng làm hết sức mình”, bác sĩ Trường nói.

15h30: "Theo tính toán, mỗi ngày lực lượng cứu hộ đào được 8 mét thì phải ba ngày nữa mới cứu được các nạn nhân. Hiện toàn bộ thiết bị hiện đại nhất đã đưa huy động để cứu người", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói. "Dự tính, tối nay mũi khoan từ trên đỉnh đồi sẽ thông được hầm, lúc đó sẽ đưa được áo quần, chăn mền vào cho các nạn nhân. Ngoài đường hầm ngách men bên phải đã triển trai, lực lượng cứu hộ sẽ đào một đường men bên trái, song song. Địa chất tại đây yếu nên cũng cần phải đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn".

Nhóm công nhân phụ trách khâu tiếp tế thức ăn cho các nạn nhân cho biết, lúc 13h đã truyền thức ăn vào cho đồng nghiệp bị kẹt trong hầm. Tình hình mọi người không có gì khác lạ.

Sau 3 ngày xảy ra sự cố, chiều nay, đội xung kích chữ thập đỏ TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đưa hàng chục người vào hiện trường để lau dọn vệ sinh khu vực cứu hộ, thu gom rác, bao thuốc lá... Họ cũng tặng những phần quà bánh động viên cho các lực lượng cứu hộ.

Sau khi đi vào đường hầm nắm bắt tình hình, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu lực lượng cứu hộ khẩn trương thực hiện phương án mới là: giao lực lượng công binh sẽ tiến hành đào thêm một hầm ngách ở bên trái. Đường ngách bên phải đang làm sẽ do các công nhân thợ mỏ Quảng Ninh phụ trách.

Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng cứu hộ cố gắng càng nhanh càng tốt, nhanh chóng tiếp cận khu vực của các nạn nhân. Việc khoan từ trên đỉnh đồi xuống trước mắt để đưa áo quần và chăn mền cho các nạn nhân. Ông Hải cũng lưu ý việc cứu hộ, cứu nạn cần phải đảm bảo an toàn vì địa chất khu vực này rất yếu.

"Trong quá trình đào hầm, khoan hay dùng mìn phá, quan trọng nhất là lực lượng cứu hộ bên ngoài phải thông báo cho các nạn nhân bên trong hầm biết để họ chủ động và chuẩn bị", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Nhóm cứu hộ đang cắt gỗ thông kè đường hầm trong lúc đào ngách. Ảnh: Phước Tuấn
Nhóm cứu hộ đang cắt gỗ thông kè đường hầm trong lúc đào ngách hầm bên phả.

 

14h50: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, lực lượng cứu hộ và chủ đầu tư dự án. Ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn đã báo cáo với Phó Thủ tướng phương án, những việc làm trong 2 ngày qua và công việc sắp tới để cứu các nạn nhân ra ngoài trong thời gian sớm nhất có thể. Phó Thủ tướng cũng lội bộ vào cửa hầm bị sập để nắm bắt tình hình.

Bơm ôxy liên tục để 12 nạn nhân đủ khí thở

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến hiện trường.

Chỉ huy trưởng công trường Công ty cổ phần Sông Đà 505 cho biết, hiện lực lượng cứu hộ vẫn dồn lực để đào hầm men phía bên phải theo dạng hình thang, không phải như phương án hình chữ A ban đầu. "Mỗi lần chúng tôi trao đổi với các nạn nhân bị kẹt bên trong, họ tỏ ra rất lo lắng. Họ thường hỏi 'khi nào mới cứu được chúng tôi ra ngoài', mọi người ở đây phải luôn động viên tinh thần bởi chúng tôi đang tìm mọi cách, dồn toàn lực để cứu anh em sớm nhất có thể", ông Hiếu nói.

13h45: Theo ghi nhận từ PV của Zing.vn thì Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có mặt tại hiện trường.

> Cách uống sữa, cháo của 12 nạn nhân mắc kẹt trong hầm

Báo Tuổi trẻ dẫn lời chuyên gia Nguyễn Thế Phùng - thành viên Hội đồng nghiệm thu quốc gia về công trình ngầm, đang có mặt ở hiện trường cứu nạn - cho biết việc đào đường cứu nạn là phương án cổ điển nhưng chắc chắn nhất. “Phương pháp này chậm nhưng chắc chắn nhất. Tôi cho rằng phải tính đến phương án chăm sóc, cho ăn uống, đảm bảo sự sống cho 12 nạn nhân bị kẹt kéo dài hàng tuần, chứ không nên vội vã đưa họ ra bằng mọi giá vì nếu nóng vội có thể dẫn đến những hậu quả khác khó lường”, ông Phùng cho hay. Được đặt vấn đề để các nạn nhân lâu trong điều kiện nguy hiểm là có thể trần hầm bị ngấm nước và đổ sập, ông Phùng nói rằng trần mái hầm trong đó đã được xử lý, gia cố nên không lo sập.

13h35: Theo PV của VnExpress tại hiện trường, mũi khoan từ phía sau hầm (phía hạ lưu) do gặp phải sự cố có một con chuột chui vào ống sắt nên sau 7 tiếng chỉ mới khoan được 32 m, trong khi cần phải khoan đến 60 m mới có thể tiếp cận được vị trí hầm bị sập. Sau khi khắc phục, hiện tại đã khoan được thêm 4 m. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ nhận định, do phía sau hầm thấp nên chỉ cần khoan được khoảng 50 m là có thể hút nước từ bên trong hầm ra.

Trong khi đó, hướng khoan từ phía trên đỉnh đồi xuống cũng mới chỉ được gần 30 m, tức còn phải khoan thêm 40 m nữa mới đến được vị trí hầm bị sập. Đây là dạng khoan ướt nên quá trình khoan phải có xe chữa cháy tiếp nước.

13h: Các chuyên gia y tế rất lo ngại cho sức khỏe của các nạn nhân đang xấu đi vì ở trong môi trường ẩm thấp, lạnh, thiếu không khí quá lâu. Sở Y tế Lâm Đồng đang đưa dung dịch có dinh dưỡng cao vào cho các công nhân.

12 công nhân bị kẹt trong hầm bơi đi lấy thức ăn

Đường hầm phụ đang được đào.

12h40:

chao-3855-1418881570.jpg
Lực lượng cứu hộ đưa nước cháo vào bên trong hầm cho các nạn nhân.

 

Chị Phan Thị Hoa, vợ anh Trương Tuấn Việt, một trong 12 nạn nhân ngồi nấu cháo cho chồng với đôi mắt sưng húp. Nghe tin chồng gặp nạn, chị từ Hà Nam lên hiện trường từ hôm qua nhưng 2 ngày nay vẫn chưa được nói chuyện với chồng. "Gia đình ở quê liên tục gọi điện vào hỏi tình hình. Giờ đây tôi chỉ có ước muốn được nghe thấy tiếng chồng để báo về nhà cho mọi người yên tâm. Mấy ngày hôm nay tôi không ngủ được", chị Hoa nói.

Người phụ nữ này cho biết, anh Việt nhiễm chất độc da cam nên 2 đứa con của anh chị cũng bị ảnh hưởng, phải chạy chữa nhiều nơi.

Chị Phan Thị Hoa vợ anh Trương Tuấn Việt ngồi nấu cháo cho chồng và các nạn nhân. Ảnh: Phạm Duy.
Chị Phan Thị Hoa vợ anh Trương Tuấn Việt ngồi nấu cháo cho chồng và các nạn nhân.

 

Chuyên gia chống ngạt vừa vào hầm khảo sát địa hình. Đoàn này cũng sẽ đưa dung dịch có dinh dưỡng cao vào cho các nạn nhân. TS Nguyễn Thị Bạch Yến, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, loại dung dịch này thường dành cho những người hôn mê.

Ghi nhận của PV, lực lượng cứu hộ vẫn đang dùng các dụng cụ bằng tay để đào ngách đi vòng qua vị trí bị sập trong đường hầm, tiến tới khu vực của 12 nạn nhân. Việc thi công diễn ra thuận lợi.

Gần đó, mọi người vẫn đang cố gắng thông đường ống chừng hơn 10 cm đã được khoan xuyên vào trong từ rạng sáng. Đường ống này khóa van lúc đưa vào và cần các nạn nhân bên trong mở khóa để ống có thể dẫn nước từ trong ra nhưng sau nhiều tiếng vẫn chưa thành công. Lực lượng cứu hộ đang thực hiện phương án dùng ống sắt nhỏ hơn để cậy bung khóa van. Trong khi đó, 2 đường ống nhỏ còn lại đang làm nhiệm vụ truyền thức ăn và đưa nước từ hầm ra ngoài.

> Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát, chỉ đạo ứng cứu y tế vụ sập hầm 

11h15: Đoàn chuyên gia bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cùng ngành y tế tỉnh Lâm Đồng đã được xe chở vào hầm tiếp cận qua ống thông khí xem xét tình hình sức khỏe của các nạn nhân để có hướng chăm sóc. Trước đó, hai bên có cuộc họp ngắn ngay tại lán trại y tế ngay tại hiện trường về vấn các phương án tiếp nhận nạn nhân khi được đưa ra. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là sức khỏe của các nạn nhân có xu hướng yếu đi. Một số bác sĩ đưa ra phương án phải nhanh chóng bơm dung dịch có dinh dưỡng và canxi cao vào để giúp họ hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó cần phải bơm oxy liên tục vào bên trong giúp họ đủ khí thở.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - Nguyễn Văn Yên cho rằng, nếu đưa được quần áo xuống dưới lòng đất, 12 anh em bị kẹt trong hầm sẽ tuyệt đối an toàn. Trong ngày thứ 2, việc cứu hộ cũng đã thu được một số kết quả khả quan.

10h30: Một cán bộ lữ đoàn công binh 25 cho biết, hiện ngách đào để giải thoát 12 nạn nhân ra ngoài đã đi được 5 m. "Do đi đường vòng nên chiều dài có thể cao hơn 35 m dự kiến", cán bộ này nói và cho biết tại vị trí đào này có 10 người tham gia đào liên tục trong 4 giờ sau đó thay ca. "Đối với mực nước bên trong nơi ở của các nạn nhân, hiện một máy bơm nhỏ vẫn duy trì bơm nước ra, đủ để đảm bảo không cho nước tiếp tục dâng lên".

Đoàn chuyên gia y tế của TP.HCM gồm 3 thành viên đã đến hiện trường phối hợp các nhân viên y tế sở tại tiếp tế thức ăn, thuốc cho các nạn nhân và chuẩn bị phương án cấp cứu khi các công nhân ra ngoài. Tuổi trẻ dẫn lời bác sĩ Phan Quốc Bảo (bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho biết những người bị kẹt trong hầm thường gặp vấn đề như hạ thân nhiệt, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, thiếu dưỡng khí. Giới hạn chịu đựng phụ thuộc về điều kiện thể chất và tinh thần của mỗi người. “Trong trường hợp bị nạn thì nên tránh vận động và xúc động quá vì hầm vốn đã thiếu dưỡng khí”, bác sĩ Bảo nói.

9h50: Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Công Thạo - trưởng phòng cảnh sát PCCC tỉnh Lâm Đồng, chỉ huy trưởng lực lượng cứu hộ - cho biết để tiếp cận được các nạn nhân thì phải đào 30 mét hầm. Nhưng qua nhiều ngày cứu hộ, hiện nay mới chỉ đào được 2 m vì đất cứng và gặp đá. Do đó, thay vì dùng cuốc, xuổng, nhà chức trách chuẩn bị đưa máy đào khí nén vào hiện trường. Với tốc độ thi công của máy thì chậm nhất là đêm nay sẽ tiếp cận được khu vực nận nhân bị mắc kẹt.

Sức khỏe 12 công nhân bị chôn vùi đang yếu dần
Họp bàn phương án giải cứu nạn nhân.

9h30: Các lực lượng chức năng gồm cứu hộ tỉnh Lâm Đồng, Công binh, công an, cơ động cùng lực lượng chi viện từ TP.HCM đã họp bàn phân chia công tác cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt. Lực lượng đã chia ca ứng trực thay phiên nhau suốt 24/24. Phương án chính được thực hiện là đào trực tiếp đường hầm đến nơi các công nhân đang mắc kẹt, chuyển từ cách đào thủ công như dùng cuốc, xẻng qua đào bằng nén khí. Mỗi tốp thi công khoảng 4 người đào liên tục 2 giờ/ca. Hiện số người tham gia công tác cứu hộ tại hiện trường lên đến 300 người. Máy móc tại hiện trường vẫn hoạt động liên tục hết công suất.

Theo ông Nguyễn Thế Phùng - Đại học Xây dựng Hà Nội, chuyên gia về các công trình ngầm - phương án tối ưu nhất vẫn là đào hố chống thông. Việc cứu nạn các công nhân cần phải kiên trì, không nên vội vàng dễ gây thêm sự cố bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng những người bị kẹt trong hầm.

Thông qua ống dẫn, các công nhân bị mắc kẹt thông báo nước trong hầm đến ngang lưng, họ rất lạnh. Sức khỏe một số người đang yếu dần. Ngày hôm qua, có một nạn nhân bị khó thở. Người này có tiền sử hen suyễn nhưng đơn vị cứu hộ không để đưa thuốc vào bên trong. Nhưng đến tối, khi mũi khoan dẫn không khí vào bên trong được thông suốt thì sức khỏe người này đã tạm ổn.

9h10: Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết lực lượng cứu hộ vừa chuyển vào một bình sữa giàu dinh dưỡng và thuốc tăng canxi để hỗ trợ dinh dưỡng, sức khỏe cho các nạn nhân mắc kẹt.

Trước đó, từ khoảng 2h rạng sáng nay, một bóng đèn nhỏ đã được luồn vào qua ống thông, giúp chiếu sáng cho khu vực hầm sập, động viên tinh thần cho các nạn nhân.

Một tin đáng mừng khác là đã khống chế được mức nước trong hầm. Hiện nước đang ở mức hơn 1m.

Về ngách hầm đào mới, ông Kỳ giải thích nó giống như một ngách thoát hiểm, điểm miệng ngách ở phía cửa hầm chính, gần vị trí bị sập, đi theo hình vòng cung và dự kiến sẽ gặp khu vực các nạn nhân mắc kẹt sau 2-3 ngày nữa. Hiện ngách hầm này đã đào được 2m.

Đào đường hầm mới tiếp cận khu vực hầm sập
Mũi khoan trên đỉnh đồi đã "đi" được gần 30m. Mũi khoan này nhằm tạo lối để chuyển quần áo ấm cho các nạn nhân mắc kẹt.

9h: Lực lượng PCCC TP.HCM dưới sự chỉ huy của Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM - đã họp với cá đơn vị tại hiện trường để bàn cách giải cứu các nạn nhân. Trong sáng nay, sữa, nước và thuốc đã được tiếp tế cho các công nhân qua đường ống. Theo thông tin từ các nạn nhân, nước trong hầm vẫn còn cao, sức khỏe họ bình thường, nhưng không khí bên trong rất lạnh. The nhà chức trách, khoảng 48 giờ nữa mới có thể đưa được các nạn nhân ra ngoài. Việc quan trọng nhất hiện nay là tìm cách tiếp cận và bảo đảo sự sống cho những người bị mắc kẹt.

Đào đường hầm mới giải cứu 12 người bị chôn vùi
Lực lượng chi viện của TP.HCM bàn cách tiếp cận hiện trường. 

8h40: Đơn vị thi công công trình thủy điện xảy ra vụ sập, trong sáng 18/12 cũng đưa đến hiện trường thêm 1 số máy móc thiết bị.

sập hầm, cứu nạn, cảnh sát, công nhân, ôxy

Hiện trường vụ sập hầm thủy điện sáng nay (18/12)

sập hầm, cứu nạn, cảnh sát, công nhân, ôxy

Các cơ quan phối hợp họp ở lều dã chiến của Ban chỉ huy cứu nạn

 

Một máy khí ép khoan đá của lữ đoàn công binh 293 được đưa vào hiện trường sáng nay để thay thế cho máy khoan điện của lực lượng cứu hộ - cứu nạn đã sử dụng 2 ngày nay nhưng chưa đạt hiệu quả cao trong việc khoan vào bên trong vị trí hầm bị sập.

8h, Tổ cứu nạn của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đang tiến hành đào 1 đường hầm mới gần với đường hầm bị sập. Hiện có 12 công nhân đang tham gia đào hầm và dự kiến trong ngày hôm nay sẽ tăng thêm lực lượng. Đây là một phương án mới nằm trong nỗ lực tiếp cận những người bị nạn từ mọi hướng. Theo một công nhân tham gia đào hầm, dự kiến 2-3 ngày đường hầm này sẽ tiếp cận được vị trí hầm sập có 12 công nhân mắc kẹt.

 

Các công nhân, kỹ sư làm việc từ suốt đêm qua đến sáng nay (Ảnh: Viết Hảo)

Ông Hoàng Công Thảo - Trưởng Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường, cho biết, thời điểm này các đơn vị chức năng đang tiến hành họp giao ban bàn về công tác cứu hộ, các hướng sẽ triển khai trong ngày. Buổi họp chưa kết thúc nên chưa thống nhất được phương án cuối cùng.

7h40, có mặt tại điểm thực hiện mũi khoan trên đỉnh đồi, phóng viên ghi nhận có 4 kỹ sư, 7 công nhân của Công ty cổ phần Sông Đà 505 đang khoan thông hơi. Theo 1 chuyên gia, với điều kiện thường mũi khoan thông hơi có thể khoan sâu 7m trong vòng 20 phút, nhưng ở điều kiện địa chất như ở đây, 20 phút chỉ khoan sâu được 20cm. Việc khoan rất khó khăn do bị cản trở bởi nhiều đá.

7h20, Lữ đoàn công binh 293 thuộc Bộ Tư lệnh công binh đóng tại Cam Ranh, Khánh Hòa điều 55 chiến sĩ tới hỗ trợ công cuộc cứu hộ cứu nạn.

7h, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Chủ tịch huyện Lạc Dương cho biết, cơ quan chức năng đang thực hiện 5 mũi khoan gồm 3 mũi khoan phía cửa hầm chính, 1 mũi khoan phía cửa phụ (sau) đã sâu 40m và một mũi trên đỉnh đồi sâu 27m. Hiện mũi khoan ở cửa chính đã thành công nhưng chưa đặt được ông thông do còn phải bóc tách mũi khoan ra.

6h30, lực lượng chức năn điều một xe tải và một xe cẩu tập kết trước cửa hầm để vận chuyển lượng bùn nhão được đưa từ trong hầm ra.

6h ngày 18/12, ghi nhận của PV, thời tiết tại khu vực sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo khô ráo, không có mưa nhưng khá lạnh.

Từ đầu giờ sáng, lực lượng chức năng đã ứng trực quân số bên ngoài để vận chuyển các phương tiện vào bên trong phục vụ việc khơi thông đoạn hầm bị sập.

Nhiệm vụ gấp gáp cần làm ngay trong sáng nay là cơ quan chức năng sẽ bơm sữa giàu dinh dưỡng, giàu canxi vào bên trong để hỗ trợ 12 công nhân đang có dấu hiệu tụt canxi máu.

Sáng 18/12, công việc triển khai rất khẩn trương (Ảnh: Viết Hảo)
Ngày cứu hộ thứ 3, đã có nhiều dấu hiệu khả quan khi có 2 ống thông được "bắc" vào vùng hầm sập và đã khoan hút được nước ra. (Ảnh: Viết Hảo)

Suốt cả đêm, lực lượng cứu hộ đã không quản vất vả, nỗ lực hết sức để sớm tiếp cận được các nạn nhân.

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết do bên trong lòng đất đang rất lạnh nên lực lượng chức năng đang cho khoan một đường khoan từ đỉnh núi với độ sâu 70m, đường kính ống khoan 11cm để đưa quần áo chống rét xuống. Nếu các công nhân nhận được áo quần thì họ sẽ an tòan và chịu đựng lâu hơn.

Ngoài lực lượng của chủ đầu tư, đơn vị thi công thì các đơn vị quân đội, cơ động, điện lực tỉnh Lâm Đồng cũng đang “tung” hết lực lượng hiện có để tham gia hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Phía điện lực Lâm Đồng có nhiệm vụ duy trì và cung cấp điện ổn định với 2 máy phát điện công suất 500kw đang hoạt động bên ngoài cửa hầm. Việc duy trì nguồn điện đóng vai trò rất quan trọng cho các hoạt động kỹ thuật như khoan, hàn, gia cố… ở phía 2 đầu đoạn hầm bị sập.

Cùng với quân đội, lực lượng cơ động Công an tỉnh Lâm Đồng đã điều 30 chiến sĩ hỗ trợ việc vận chuyển các trang thiết bị, phương tiện hạng nặng vào bên trong hiện trường nhằm “tiếp ứng” cho tuyến trên. Việc đào đất đá giữa hầm để khơi thông dòng chảy được phía quân đội, công an triển khai với cường độ cao, hết sức khẩn trương trong suốt đêm 17 rạng sáng 18/12.

Tiếp tục cập nhật…

Tổng hợp từ Dân trí, VnExpress, Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 6 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 7 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 8 phút trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 31 phút trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Lo sợ liên quan đến đường dây phạm pháp, người phụ nữ đã chuyển cho kẻ tự xưng là công an gần 1,2 tỷ đồng.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

Pháp luật - 1 giờ trước

Mỹ tạo vỏ bọc doanh nhân sống sang chảnh để buôn bán ma túy. Hành vi phạm tội của bị cáo này được một cô gái quê Quảng Bình giúp sức.

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai đối tượng Quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức cho 21 người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Lào thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Doanh nghiệp múc đất đá trái phép tại chân lèn Hai Vai, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này.

Top