Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một tuần sau quy định mặc áo phao: Áo phao chỉ để trang điểm

Thứ hai, 11:00 23/07/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 15/7/2012, Thông tư số 15/TT-BGTVT “Quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông” chính thức có hiệu lực.

Áo phao, dụng cụ nổi chỉ là vật “trang điểm” trên đò ngang
tại Quảng Bình. Ảnh: Vĩnh Quý.
 
Nhưng 1 tuần sau, ghi nhận của phóng viên tại Quảng Bình và TP HCM-hai tỉnh thành có lượng đò ngang lớn- cho thấy, quy định đã không được chấp hành.
 
Lẳng lặng mà lái, im lặng mà đi

Ngay khi Thông tư 15/2012/TT-BGTVT ngày 20/5/2012 của bộ GTVT “quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông” có hiệu lực từ ngày 15/7, ngành GTVT TP HCM đã tổ chức kiểm tra thực hiện suốt tuần qua. Kết quả kiểm tra cho thấy Thông tư 15 chỉ được thực hiện ở bến đò ngang nào có mặt đoàn kiểm tra. Ngay khi đoàn kiểm tra quay lưng là “mèo lại hoàn mèo”. Hiện công tác kiểm tra vẫn đang tiếp tục thực hiện nhưng khách đi “phà ngang” lẫn đò ngang đều “mình trần” sang sông.


Ngày 21/7, chúng tôi đến một bến đò ở phường 7, quận 8 (TP HCM) chuyên đưa khách sang cù lao Bà Tàng ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi. Bến này chỉ có 1 con đò và chiều ngang của dòng kênh không xa lắm, cứ 15-20 phút đò lại rời bến. Con đò gỗ cũ kỹ nhưng vẫn chở được 10-15 người cùng lúc. Chúng tôi xuống đò cùng 5 người khách khác. Có 6 áo phao được “mặc” kỹ lưỡng vào hai bên vách đò. Lái đò nam khoảng 25 tuổi, chỉ nói đúng một câu “lên đò đi cô bác ơi”. Lượt về có thêm “phụ lục” là “Sang sông trả tiền cô bác ơi”. Cả lái đò lẫn khách đi đò không ai đề cập đến chuyện mặc áo phao, lẳng lặng mà lái, im lặng mà đi.

Cách bến đò nhỏ ấy khoảng 1km, men theo đường Phạm Thế Hiển chúng tôi đến bến phà có tên gọi Hội Đồng. Chiếc phà sắt nhỏ sức chở 20-25 người băng ngang kênh Tẻ. Hai bên thành phà cũng “mặc” khoảng 10 áo phao và 20 phao cứu sinh cá nhân bằng nhựa, song cả lái phà và khách cùng “mình trần” sang sông. Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề mặc áo phao theo quy định, lái phà nhăn mặt: “Khó lắm anh ơi! Áo phao không phải của khách nên khách không chịu mặc vì chê bẩn. Tôi cũng có thuyết phục khách mặc áo phao nhưng họ bảo mất công quá, họ không chịu mặc thì mình cũng đâu làm gì được?”.

Chúng tôi quay sang trò chuyện với những vị khách đi phà. Anh Huỳnh Công Tính, người hàng ngày qua lại nhiều lần kênh Tẻ để giao nhận hàng, vừa ngồi trên xe gắn máy vừa nói: “Anh thấy đó, tôi xuống phà qua kênh Tẻ còn không cần rời xe gắn máy, chớp mắt là qua đến bờ bên kia rồi nên mặc áo vào, cởi ra phiền lắm. Có điều nếu đi qua kênh Tẻ với trẻ con thì nên mặc áo phao cho chúng”. Chúng tôi hỏi thêm chị Lê Thị Thủy, cũng là khách thường đi phà: “Tại sao chị không mặc áo phao?”. Chị cười lắc đầu: “Áo xấu và bẩn quá, làm sao mà mặc được?”.

Trên đường đến bến phà Phú Định đưa khách từ quận 8 sang chợ đầu mối Bình Điền, chúng tôi rẽ vào bến đò Rạch Cát Sau, tình trạng đò “mặc” áo phao còn khách “mình trần” cũng như hai bến trước đó. Quận 8 là địa phương có hàng trăm bến đò bởi ngoài kênh Tẻ chạy dọc địa bàn còn hệ thống kênh rạch chằng chịt khác.

Trên toàn TP HCM, tổng số bến thủy nội địa là 380, theo số liệu mới nhất Ban An toàn giao thông thành phố công bố hôm 21/7. Trong đó có 281 bến đang hoạt động, 29 bến đang ngưng hoạt động, 8 bến không còn hoạt động, 62 bến hoạt động không phép. Riêng về bến đò ngang, số liệu từ Phòng Quản lý giao thông đường thủy thuộc Sở GTVT TP HCM cho thấy chỉ có 36 bến. Bến đò Ông Kích tại Bình Trưng Tây (quận 2), nơi xảy ra vụ chìm đò làm chết 4 khách trên sông Giồng Ông Tố hồi tháng 4/2012, đã ngưng hoạt động sau vụ tai nạn.

Đánh đu với hà bá
Khách đi phà Phú Định (TPHCM) không mặc áo phao
trong ngày 21/7. Ảnh: Đỗ Bá.

Ở TP HCM là vậy, còn khảo sát tại Quảng Bình, nơi từng xảy ra thảm cảnh 42 khách đi đò thiệt mạng ngay ngày 30 Tết năm 2009 thì điều dễ nhận thấy ở các tuyến đò ngang là người dân không mặn mà trong việc mang áo phao và dụng cụ nổi mỗi khi qua sông, qua đò. Bên cạnh đó, chủ đò cũng không quyết liệt trong việc bắt buộc người dân sử dụng áo phao mỗi khi lên đò. Nhiều con đò ngang áo phao và dụng cụ nổi chỉ gắn lên thuyền như vật trang điểm và chỉ dùng cho việc đối phó với các đoàn kiểm tra, hơn là dùng để cứu sinh theo đúng nghĩa của nó.

Ngày 22/7, chúng tôi có mặt tại bến đò ngang Nam Phong – thuộc địa phận xã Phong Hóa huyện Tuyên Hóa tình cảnh không khác gì mọi ngày, khách qua đò vẫn phớt lờ chuyện mặc áo phao và cầm dụng cụ nổi.
 
Chị Nguyễn Hoàng Loan – khách đi đò và là người dân ở Quảng Trạch nói có nghe cán bộ tuyên truyền việc nguy hiểm nếu không mặc áo phao, “nhưng chỉ có một đoạn sông ngắn thì mặc áo phao hay cầm dụng cụ nổi thêm phiền hà. Hơn nữa tôi đi nhiều nơi có thấy ai bắt buộc đâu?”, chị Loan đặt câu hỏi.

Qua quan sát trên các con đò, phao cứu sinh, dụng cụ nổi được sắp xếp cố định ở xung quanh, đủ số lượng theo đúng số người vận chuyển trong giấy đăng ký. Một chủ đò (xin được giấu tên) ở Tuyên Hóa cho biết, hệ thống phao cứu sinh có ở trên đò chỉ đủ theo đăng kiểm phương tiện, nhưng mỗi lần qua sông dẫu ngăn cản kiểu nào người dân cũng chen chúc lên đò cho bằng được nên đò thường quá tải. Phát áo phao và dụng cụ nổi ư? Người ta không những không nhận mà còn chửi mình “thần kinh”.

Thông thường, những bến đò ngang vận chuyển hành khách vào các giờ cao điểm thì dẫu trên đò có bao nhiêu áo phao cũng không thể đáp ứng bởi tâm lý “muốn qua sông sớm” nên nhiều người bất chấp sự ngăn cản của chủ đò, kể cả sự ngăn cản của các giám sát bến đò để lên đò. Đặc biệt là vào thời điểm học sinh đi học, mấy chục người chen nhau trên chuyến đò vốn chỉ vận chuyển được từ 12-18 người. Họ phó mặc số phận mình cho chủ đò, họ đánh đu với “hà bá”, miễn sao được “đi sớm về sớm”…

Với những hình ảnh “rợn người” khi chứng kiến cảnh đò ngang tại một số địa phương như các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa… cho thấy sự thờ ơ và “liều mạng” đối với những người tham giao thông đường thủy nội địa.
 
Cần chế tài mạnh

Thiếu tá Bùi Quang Thanh – Phó trưởng phòng CSGT công an tỉnh Quảng Bình cho biết, trong thời gian qua, để đảm bảo an toàn đường thủy đặc biệt là an toàn cho người dân khi đi lại bằng phương tiện đường thủy tại các bến đò ngang, đò dọc thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành. Muốn thực hiện tốt thông tư 15 của Bộ GTVT thì trước hết cần có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các chủ phương tiện, đồng thời các cấp chính quyền địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền cho người dân hiểu rõ và chấp hành luật giao thông đường thủy nội địa.

Ngoài ra, trong Thông tư 15 có đề cập đến “dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân” mà thị trường hiện có bán với giá 70.000đ/cái, với tên gọi “phao cứu sinh”. Thiết bị này làm bằng nhựa, có hai tay cầm giúp khách sang sông nổi phần đầu để thở khi có sự cố. Phao cứu sinh nhỏ gọn và hiện cũng được nhiều chủ đò, phà ngang trang bị. Nếu trang bị đủ phao cứu sinh và bố trí ở mũi đò, phà để khách bước xuống là phát một cái cầm trên tay. Qua bờ bên kia thì trước khi bước ra đò, phà, khách trả lại vị trí cũ. Tuy có hơi chậm hơn một chút so với “mình trần” sang sông nhưng nhanh hơn rất nhiều so với việc mặc áo phao. Vả lại khách chỉ cầm trên tay nên họ không ngại vấn đề vệ sinh.

Đỗ Bá - Vĩnh Quý
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 38 phút trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Thời sự - 3 giờ trước

Chiếc xe chở khách đang chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thì bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc.

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chuyển hướng, xe tải đã tông trúng một phụ nữ Hải Phòng đi xe đạp dẫn đến nạn nhân tử vong.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Top