Hà Nội
23°C / 22-25°C

Môn giáo dục công dân: Thầy Văn Như Cương cũng không hiểu

Thứ tư, 10:52 06/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Giáo dục công dân là môn học rất quan trọng trong việc rèn dũa nhân cách, dạy làm người cho học sinh. Thế nhưng trong trường học, môn học này chỉ được coi là “phụ” và chương trình sách giáo khoa khô khan, dẫn đến tình trạng học sinh khó hiểu, học thụ động.

Môn giáo dục công dân: Thầy Văn Như Cương cũng không hiểu 1

Nội dung bài học môn Giáo dục công dân lớp 10 THPT nặng tính hàn lâm, triết học khiến học sinh chỉ biết “học vẹt”. Ảnh: Q.Huy


Chương trình học khô khan

Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở cấp trung học từ lâu được đánh giá là môn học quan trọng, trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh phù hợp theo từng độ tuổi… Những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật ở các lớp học càng nhiều đòi hỏi cần phát huy môn học này trong các nhà trường. Tuy nhiên, càng lên lớp cao thì nội dung, thời lượng tiết học GDCD càng giảm. Chương trình, sách giáo khoa còn khô khan, gượng ép, kiến thức trừu tượng, khó hiểu, nặng về giáo dục chính trị, nhẹ về giáo dục kỹ năng sống…

Đơn cử sách giáo khoa GDCD lớp 10 THPT, ngay từ đầu năm học, học sinh đã phải “nhồi” kiến thức triết học khô khan, trừu tượng mang nặng kiến thức hàn lâm mà mới thoạt nghe, không ít người lớn cũng phải “giật mình”. Ví dụ như: “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”, “Thế giới vật chất tồn tại khách quan”, “Sự vận động của thế giới vật chất”…
 
Là môn tự chọn hay bắt buộc?
 
Nhiều chuyên gia giáo dục và thành viên Ban soạn thảo chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 cho ý kiến nên đưa môn GDCD (hiện đang là môn học bắt buộc) thành môn tự chọn ở bậc THPT. Tuy nhiên, có những ý kiến lại cho rằng, GDCD là môn học không thể thiếu trong quá trình đào tạo để hình thành nên năng lực, phẩm chất người học, vì thế đây phải là môn bắt buộc trong suốt quá trình học. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, cần xây dựng môn học này tích hợp dạy các giá trị của con người Việt Nam.

Nói về quãng thời gian học môn GDCD từ đầu năm tới nay, Minh Hạnh (học sinh lớp 10 của một trường THPT quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Em cảm thấy môn học này rất khó. Dù chỉ 1 tiết/tuần nhưng các bài học chủ yếu nặng yếu tố triết học, học thuyết… Mấy bài đầu, khi đọc sách cảm thấy không hiểu gì, hỏi bố mẹ cũng không biết”. Không riêng gì Hạnh, nhiều học sinh THPT cũng cho biết, môn GDCD vừa khó hiểu vừa khô khan… nên học môn này chủ yếu nặng về đọc - chép trên lớp, còn về nhà học sinh lựa chọn cách “học vẹt” để trả bài, qua bài kiểm tra.

Cần thay đổi

PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), người công tác lâu năm trong ngành giáo dục - đã thẳng thắn thừa nhận rằng một số nội dung, bài học trong sách giáo khoa GDCD của học sinh lớp 10 THPT còn khó hiểu, buộc học sinh phải học thuộc lòng. PGS Văn Như Cương cho biết: “Khi trực tiếp đọc kỹ các bài trong sách giáo khoa GDCD tôi thấy ngỡ ngàng. Với những định nghĩa (như ở trang 34, 35), nếu tôi phải làm bài kiểm tra các bài học đó và muốn có điểm cao thì chắc phải học thuộc lòng chứ không có cách gì khác. Thú thật, tôi cũng chẳng hiểu gì cả. Giáo dục khô khan, thiếu thiết thực nên chuyện dạy người vẫn mãi là “khoảng trống” trong giáo dục phổ thông. Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự thất bại của nhà trường trong việc dạy người. Tôi nghĩ, cần có những thay đổi thiết thực, thay đổi ở phương pháp, nội dung giáo dục của môn GDCD”.

Nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD chia sẻ, với chương trình như hiện nay, giảng dạy môn GDCD rất cần sự tâm huyết của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, nêu ví dụ sinh động để học sinh dễ tiếp thu. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy GDCD ở các nhà trường hiện nay lại chủ yếu là dạy kiêm nhiệm. TS Đào Đức Doãn - Khoa Giáo dục chính trị (ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận xét: “Dù số lượng giáo viên dạy môn GDCD nhiều hơn trước, nhưng vẫn thiếu giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Quá nửa số giáo viên hiện nay đang dạy chéo môn và được đào tạo ghép môn. Số giáo viên có nhu cầu được đào tạo nâng cấp trình độ còn rất thấp”.

Tới năm 2015 chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới được xây dựng lại, trong đó môn GDCD cũng được đưa ra bàn thảo, đổi mới. Song, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về môn học được đánh giá quan trọng này khi coi nó là môn học bắt buộc, tự chọn hay tích hợp. Số phận của môn học này còn chưa ngã ngũ và trông chờ vào tương lai, song thực tế, cả học sinh và giáo viên vẫn cứ phải “đánh vật” với những bài học khô khan, xa rời thực tế thêm vài năm nữa.
 
Quang Anh
legiangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 8 phút trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 36 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ứng dụng VNeID ra đời để sử dụng thay thế những giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, VNeID cho phép tích hợp tất cả giấy tờ cá nhân như đăng ký xe, giấy phép lái xe…

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Giáo dục - 1 giờ trước

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học tới, số lượng học sinh đầu cấp tiếp tục tăng. Riêng lớp 6, năm học 2024-2025 có tới 160.000 em.

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Thời sự - 3 giờ trước

Ngoài nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng, theo quy chuẩn quốc gia mới, trạm dừng nghỉ còn có cả trụ, thiết bị sạc cho ô tô điện.

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Pháp luật - 3 giờ trước

Sau chầu nhậu, đối tượng Phương phát hiện một chiếc xe máy bên đường nên đã trộm cắp. Trên đường đi thấy chiếc điện thoại của một phụ nữ lộ ra bên túi quần nên tiện tay cướp giật rồi bỏ trốn.

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi đặt chân tới Hà Nội, Tim Cook nhận định "không có nơi nào như Việt Nam, một đất nước xinh đẹp và sôi động".

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 4 giờ trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Top