Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình Chi cục và bộ máy cơ sở

Thứ hai, 08:30 17/03/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Trao đổi với Báo GĐ&XH, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Dân số - KHHGĐ Trần Hoa Mai cho rằng, thành lập Chi cục dân số ở cấp tỉnh là hoàn toàn cần thiết với tình hình hiện nay.

Phải bảo đảm các tổ chức thuộc khối dân số được hoạt động bình thường

Hiện nay, ở các địa phương tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ chưa ổn định. Xin bà cho biết cụ thể chúng ta cần thực hiện như thế nào để ổn định tổ chức nhanh, giúp công tác dân số hoạt động có hiệu quả?

Ngày 4/2/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ- CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Bộ Nội vụ đã ban hành công văn số 426/BNV-TCBC ngày 18/2/2008 về việc tổ chức thực hiện 2 nghị định nêu trên và nội dung của công văn này đã được thể hiện trong chuyên trang Dân số và chất lượng sống, Báo GĐ&XH số 31 (1.330) ra ngày 12/3/2008.

Để từng bước triển khai thực hiện tinh thần công văn số 426/ BNV-TCBC, trên cơ sở ý kiến trao đổi của một số lãnh đạo Uỷ ban DSGĐTE cũ, Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Tổng cục DS - KHHGĐ đã đề xuất: Lãnh đạo Uỷ ban DSGĐTE cấp tỉnh và cấp huyện cũ cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan ở địa phương trình UBND cùng cấp xem xét, quyết định việc chuyển chức năng, nhiệm vụ và chuyển nguyên trạng tổ chức (bao gồm các phòng, tổ chức sự nghiệp) các dự án, biên chế, công chức, viên chức làm công tác DS- KHHGĐ về Sở Y tế và Phòng Y tế. Do vậy, Sở Y tế và Phòng Y tế thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ mới được bổ sung. Trong quá trình chuyển và sắp xếp tổ chức bộ máy phải bảo đảm các tổ chức thuộc khối dân số được hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, cần tham mưu để cấp uỷ và lãnh đạo địa phương chỉ đạo mọi hoạt động của công tác DS - KHHGĐ, bảo đảm thực hiện chỉ tiêu giảm sinh năm 2008 theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008 của ngành y tế.

Sau khi Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về y tế ở địa phương được ban hành, việc tham mưu, thực hiện ổn định tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sẽ được triển khai khẩn trương để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của chuyển đổi mô hình tổ chức đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng tinh thần công văn 6065/BYT-VP1 ngày 29/8/2007 của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu ký gửi Ủy ban DSGĐTE các tỉnh/thành phố về việc duy trì và thực hiện tốt các hoạt động công tác DS-KHHGĐ tại địa phương. Quán triệt trong toàn ngành về chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ; giữ vững mạng lưới và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống cán bộ, công chức làm công tác DS-KHHGĐ ở các cấp của địa phương, nhất là cán bộ và cộng tác viên ở cơ sở.

Công tác DS-KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn phải được đặc biệt coi trọng.

Cấp tỉnh: Đề xuất thành lập Chi cục DS-KHHGĐ

Mô hình tổ chức quản lý DS-KHHGĐ thời gian tới ở địa phương như thế nào, thưa bà?

Sau khi giải thể Ủy ban DSGĐTE các cấp, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về DS- KHHGĐ được chuyển về hệ thống y tế các cấp. Việc xây dựng mô hình tổ chức đủ mạnh, bảo đảm năng lực triển khai quản lý nhà nước về DS - KHHGĐ là vấn đề cấp bách để thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ và hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh được giao.

Trên cơ sở Nghị quyết 47-NQ/TƯ ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg, Nghị định số 13 và số 14/2008/NĐ-CP, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về mô hình tổ chức quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ và qua thực tiễn hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý công tác DS-KHHGĐ trong nhiều năm vừa qua, Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Tổng cục đã tổng hợp để đề xuất và góp ý kiến tham mưu xây dựng tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương đủ mạnh cả về chất lượng và số lượng như sau:

Ở cấp tỉnh: Thành lập Chi cục DS- KHHGĐ thuộc Sở Y tế. Cơ cấu tổ chức của Chi cục DS- KHHGĐ thuộc Sở Y tế gồm có: Văn phòng; Thanh tra; các phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng DS - KHHGĐ, Phòng Kế hoạch - Tài Chính; Phòng Truyền Thông - Giáo dục ) và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc (trước mắt hiện có là Trung tâm tư vấn và dịch vụ DS- KHHGĐ). Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trên nguyên tắc bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Chi cục DS- KHHGĐ. Theo quan điểm của Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Tổng cục, số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ không quá 3 phòng. Về lãnh đạo Chi cục: Cần bố trí 01 lãnh đạo Uỷ ban DSGĐTE cũ được chuyển về Sở Y tế làm lãnh đạo Sở Y tế, kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ; Chi cục có các phó chi cục trưởng. Về biên chế: Đề xuất số lượng công chức, viên chức của Chi cục DS - KHHGĐ cần có ít nhất là 30 người.        

Ở cấp huyện: Phòng Y tế có nhóm công chức thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về DS- KHHGĐ và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác DS- KHHGĐ. Cần thể hiện rõ Phòng Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước. Bố trí 01 lãnh đạo Uỷ ban DSGĐTE cũ được chuyển về Phòng Y tế làm lãnh đạo phòng Y tế,  phụ trách công tác  DS - KHHGĐ. Có ít nhất 4 công chức làm nhiệm vụ quản lý DS - KHHGĐ trong Phòng Y tế. Cần thiết có một tổ chức sự nghiệp thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ DS- KHHGĐ ở cấp huyện.

Ở cấp xã: Xã không có cơ quan chuyên môn về y tế, song có Trạm Y tế xã trong mạng lưới y tế cơ sở của hệ thống y tế Việt Nam. Đối với cấp xã, trước mắt cần chuyển nhiệm vụ thực hiện công tác gia đình và trẻ em của Ban DSGĐTE xã sang các tổ chức thực hiện công tác này ở xã và ban này trở về tên cũ được thành lập từ năm 2003 là Ban DS - KHHGĐ xã. Cần thiết phải củng cố và duy trì hoạt động của Ban DS - KHHGĐ để điều hành thực hiện công tác DS - KHHGĐ ở địa bàn cấp xã và thôn xóm, bản làng. Đây là mắt xích quan trọng trong việc triển khai tổ chức thực hiện, huy động cộng đồng tham gia công tác DS- KHHGĐ.

Đối với cán bộ DSGĐTE xã (cán bộ không chuyên trách của xã theo Nghị định 121/2004/NĐ-CP), cần chuyển mảng nhiệm vụ về gia đình và trẻ em sang các vị trí chức danh liên quan khác trong xã để trở lại tên cũ là cán bộ DS- KHHGĐ. Mong muốn được các cấp có thẩm quyền xem xét ngoài định mức biên chế cho trạm y tế cấp xã, cần bổ sung định mức biên chế sự nghiệp y tế đối với cán bộ DS- KHHGĐ xã để đội ngũ cán bộ này được trở thành viên chức thực hiện công tác DS - KHHGĐ  (một trong những lĩnh vực quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Bộ Y tế đã được quy định tại Nghị định 188/2007/NĐ-CP).

Cán bộ này sẽ được hưởng lương theo cấp đào tạo hoặc hưởng chế độ lương hàng tháng theo quy định hiện hành cho cán bộ chuyên môn của xã chưa qua đào tạo; được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội bắt buộc và mọi chế độ chính sách khác đối với công chức cấp xã. Cán bộ DS - KHHGĐ xã sẽ thực hiện các nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS - KHHGĐ trên địa bàn xã bao gồm các quản lý đội ngũ cộng tác viên DS - KHHGĐ, những người cung cấp các biện pháp tránh thai phi lâm sàng, thực hiện quản lý hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng trong việc thực hiện tuyên truyền vận động thực hiện công tác dân số trong 15 năm vừa qua.

 Xin cảm ơn bà!

 

Kiện toàn bộ máy Tổng cục DS - KHHGĐ

 

“Ngày 29/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS- KHHGĐ thuộc Bộ Y tế. Dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhanh chóng ổn định tổ chức để triển khai chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo thẩm quyền và nhiệm vụ được phân công.        

Ngày 28/2/2008, Đảng ủy cơ quan Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Đảng bộ Tổng cục DS - KHHGĐ và quyết định chỉ định Ban chấp hành, Bí thư và Phó Bí thư Đảng uỷ Tổng cục. Tiếp theo đó Đảng uỷ Tổng cục ra quyết định thành lập các chi bộ và chỉ định chi uỷ, bí thư, phó bí thư lâm thời của các chi bộ; việc thành lập các tổ chức chính trị - xã hội của Tổng cục đang được

Đảng uỷ và lãnh đạo Tổng cục quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Bên cạnh đó, các tổ chức thuộc Tổng cục đã được kiện toàn; đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp vụ và tương đương đã được bổ nhiệm; dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Tổng cục đã được hoàn thiện lần cuối để trình Tổng cục trưởng ký quyết định ban hành. Việc phân cấp quản lý giữa Bộ và Tổng cục về DS - KHHGĐ với các nội dung về tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế, kế hoạch - tài chính, nghiên cứu khoa học đang được trao đổi để triển khai xây dựng dưới sự phối hợp với các tổ chức liên quan của Bộ. Việc sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức của các tổ chức thuộc Tổng cục và việc tiếp tục xem xét thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương theo cơ cấu tổ chức mới sẽ được hoàn thiện sau khi Tổng cục trưởng ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Tổng cục.

Nói chung, việc ổn định tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức thuộc Tổng cục về cơ bản đã được thực hiện. Mọi nhiệm vụ quản lý vẫn đang đuợc triển khai tích cực, Việc xây dựng quy hoạch cán bộ của Tổng cục, quy hoạch đào tạo cán bộ công chức của lĩnh vực, đặc biệt là việc phối hợp với địa phương từng bước ổn định tổ chức bộ máy đã và đang được gấp rút thực hiện”.

Bà Trần Hoa Mai, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Tổng cục DS - KHHGĐ

------------------------------------------------***-----------------------------------------------

Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ DS-KHHGĐ xã

Chức trách: Giúp việc cho Chủ tịch UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Y tế huyện.

Nhiệm vụ:Xây dựng kế hoạch công tác năm, chương trình công tác quý, tháng, tuần về DS-KHHGĐ. Sau khi kế hoạch được Chủ tịch UBND xã phê duyệt, cán bộ DS-KHHGĐ có trách nhiệm tham mưu, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giám sát hoạt động của cộng tác viên (CTV), các ngành, đoàn thể theo đúng nhiệm vụ được phân công.

Hướng dẫn CTV: Lập chương trình công tác tuần, tháng; thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ, thu thập số liệu về DS-KHHGĐ, lập báo cáo tháng, lập các sơ đồ và biểu đồ quản lý về các chỉ tiêu DS-KHHGĐ cần quan tâm của xã; phương pháp tuyên truyền, vận động, tư vấn; cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai;

Kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của CTV. Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã.

Tổ chức họp CTV hàng tháng để nghe phản ảnh tình hình và tổng hợp kết quả hoạt động DS-KHHGĐ của từng thôn, ấp. Kịp thời giải quyết hoặc xin ý kiến để giải quyết những vấn đề phát sinh.

Chuẩn bị nội dung họp giao ban công tác DS-KHHGĐ hàng tháng của xã. Dự giao ban cán bộ chuyên trách tại cấp huyện hàng tháng.

Đề xuất các vấn đề cần thực hiện về DS-KHHGĐ.

NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(sau đây gọi chung là xã) được thực hiện trong 15 năm vừa qua:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã.

2. Phối hợp với các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội ở xã để thực hiện các hoạt động:

- Tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trong việc thực hiện pháp luật, chủ trương, cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch về DS-KHHGĐ.

- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, xây dựng mô hình gia đình ít con (1 hoặc 2 con) no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

- Tổ chức các ngày kỷ niệm và ngày lễ về DS-KHHGĐ hàng năm trên địa bàn.

- Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về DS-KHHGĐ;

- Thực hiện chương trình, dự án, mô hình hoạt động về DS-KHHGĐ trên địa bàn xã do UBND cấp huyện giao; xây dựng và quản lý việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn dành cho công tác DS-KHHGĐ.

- Quản lý hoạt động của mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao cho UBND xã, Phòng Y tế huyện và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
-------------------------------------------------***----------------------------------------------

Chức trách và nhiệm vụ cộng tác viên (CTV) DS-KHHGĐ xã:

Chức trách: Trực tiếp quản lý, theo dõi các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ; Thực hiện tuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ, phân phối thuốc uống tránh thai và bao cao su; quản lý sổ hộ gia đình, thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ, lập báo cáo đơn giản về tình hình biến động DS-KHHGĐ trong địa bàn được phân công.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình công tác tháng, tuần về DS-KHHGĐ. Sau khi kế hoạch được cán bộ DS-KHHGĐ thông qua, phối hợp với các ngành trên địa bàn quản lý triển khai các hoạt động quản lý và vận động đối tượng.

- Bảo quản và sử dụng các tài liệu (sổ sách, biểu báo) liên quan đến việc quản lý các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

- Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ, thu thập số liệu về DS-KHHGĐ, lập báo cáo tháng theo chế độ quy định để báo cáo cho cán bộ DS-KHHGĐ; lập các sơ đồ và biểu đồ quản lý về các chỉ tiêu DS-KHHGĐ cần quan tâm của xã; Quản lý sổ hộ gia đình về DS-KHHGĐ.

- Thăm từng hộ gia đình để trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về DS-KHHGĐ; cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai;

- Kiểm tra, giám sát việc duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các đối tượng đang quản lý.

- Dự họp CTV hàng tháng để nghe phản ảnh tình hình và báo cáo kết quả hoạt động DS-KHHGĐ của địa bàn mình quản lý. Kịp thời giải quyết hoặc xin ý kiến để giải quyết những vấn đề phát sinh.

- Phát hiện và đề xuất các vấn đề cần thực hiện về DS-KHHGĐ.

Mai Hương (Thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 42 phút trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 47 phút trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 1 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Top