Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mép sông giữa phồn hoa và “bồng bềnh Tết”

Thứ hai, 08:00 19/02/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Lần theo những bậc thang cũ mòn theo năm tháng giữa thân cầu Long Biên, chúng tôi xuống rẻo đất tròng trành giữa lòng sông Hồng nước đỏ ngầu cuộn chảy quanh năm. Người Hà Nội gọi nơi đây là “bãi Giữa”, nơi có con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo dẫn qua bạt ngàn hoa màu, bãi chuối choán hết tầm mắt. Lẩn khuất trong đó là những túp lều, nhà phao, nơi trú ngụ của gần 100 con người tứ xứ.

23 tháng Chạp bồng bềnh giữa sông

Chúng tôi vào nhà bà Nguyễn Thị Hồng, Trưởng xóm Phao (bãi Giữa, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên). Cũng như mọi nhà, bà Hồng làm lễ cúng ngày 23 tháng Chạp. Kéo chiếc thùng nhỏ từ dưới giường, mở ra lấy chiếc áo sơ mi được cho là đẹp nhất của mình có thêu những bông hoa màu xanh nền trắng, quàng khăn voan vào cổ một cách tỷ mỉ điệu đà, kẻ lông mày, đánh mắt, son thắm lại đôi môi vốn thường ngày nứt nẻ vì giá lạnh, bà bảo tôi: “Tết mà, diện một tý. Cả năm quăng quật không để ý đến ăn mặc, hè áo phông, đông áo phao, hôi hám cũ kỹ lắm rồi”. Bà Hồng nghiêm cẩn tiến đến trước ban thờ được bố trí ở gian giữa mái tranh của mình. Hôm nay, ngoài việc tiễn ông Táo về trời còn thêm lễ cúng thủy thần Hà Bá của những người xóm Phao của bà. Căn nhà Trưởng xóm Phao lụp xụp tồi tàn, trống huếch, trống hoác, vật dụng duy chỉ khu ban thờ là trang nghiêm. Bà Hồng bảo: “Cuộc sống của mình sơ sài một chút do điều kiện nhưng thờ tự thì phải nghiêm túc”.

Ngày 23 tháng Chạp ở rẻo đất giữa sông Hồng, dân ngụ cư tuy nghèo nhưng cũng soạn lễ cúng đầy đủ như bao gia đình trên khắp nước Việt. Điểm khác chăng là mâm lễ đơn sơ hơn dù ở ngay giữa lòng đô thị. Bà Hồng tiết lộ, đói khổ đến mấy thì túp lều nào cũng có ban thờ, những ngày giáp Tết cổ truyền nhà nào cũng khói hương phảng phất. Tuy nhiên, điều lạ ở đây là trên ban thờ của mình, ít người có được may mắn thờ bố mẹ ông bà. “Nhiều trường hợp về quê chưa kịp xin chân nhang bố mẹ ra đây thờ, mới thấy ló dạng đầu ngõ đã bị xua đuổi. Có những nhà ở ghép thành ra “năm cha bảy mẹ” nên cũng không tiện thờ người thân của mình...”.

Mái tranh của bà Hồng tuy lụp xụp nhưng được coi là “khang trang” hơn 25 chỗ tạm được gọi là nhà của những công dân xóm Phao. Khuôn viên nhà bà được xây dựng hao hao giống ngôi nhà của đồng bào người Mông miền núi phía Bắc. Bờ bao được dựng bằng những hàng que đót thẳng tắp, mặt nhà hướng ra sông Hồng lộng gió. Những ngày cuối năm, chúng được quét dọn khá sạch sẽ, tươm tất, mặc cho mưa dầm gió bấc ngoài sông thốc vào từng đợt, từng đợt buốt giá.

Đêm 30 Tết cũng như… mọi đêm thôi!


Bà Thủy gom củi về nhà dùng để đun, sưởi ấm qua mùa đông

Bà Thủy gom củi về nhà dùng để đun, sưởi ấm qua mùa đông

Khi tôi tỏ ý muốn nghe kể về Tết nơi đây, bà Hồng trầm ngâm một lúc rồi nói: “Tết ư! Đêm 30 cũng như mọi đêm khác vậy thôi, cả xóm tối đen như mực. Nhà nhà tắt điện, người người đi ngủ, có chăng ai đó mất ngủ thì ra mép sông nhìn về thành phố nơi thường có bắn pháo hoa. Khi pháo hoa nổ bung trên bầu trời, người dân xóm Phao biết rằng… đã sang năm mới”.

“Chẳng ai háo hức thức đến Giao thừa đâu! Nhất là đối với những người có tuổi như tôi trở lên. Thời khắc năm mới những Tết gần đây không hiểu sao càng khiến tôi nghĩ đến cội nguồn nhiều hơn. Giờ này, người ta sum họp có vợ, có chồng, có con cái, ba bề bốn bên mà mình vẫn cứ… một mình. Cứ Tết sau thì nỗi buồn ấy càng mãnh liệt hơn, da diết hơn Tết trước”, bà Hồng tâm sự. Chuẩn bị đón cái Tết thứ 24 ngoài bãi sông, bà Hồng nói như vừa thoáng qua. Thời gian như cơn gió kể từ một ngày năm 1994 sau khi hôn nhân gia đình đổ vỡ, cuộc sống bế tắc, cô gái trẻ Nguyễn Thị Hồng tìm ra trụ cầu Long Biên ngủ. Rồi cô tìm đến bãi Giữa và kiên trì chống chọi với sự xua đuổi cho đến khi cũng có được túp lều trú chân.


Vợ chồng ông Thành bà Thủy già nhất xóm Phao

Vợ chồng ông Thành bà Thủy già nhất xóm Phao

Ở xóm Phao, không ai lạ vợ chồng ông Thành - bà Thủy. Mùa xuân này, họ đã 48 năm cùng nhau trải qua cuộc sống không nhà, không mảnh đất cắm dùi. Tuổi xế chiều, ông bà mới có được một “mái nhà” che mưa, che nắng. “Nhà” ông bà làm bằng 24 chiếc thùng phuy và những mảnh gỗ ghép vào với nhau được neo đậu bên bờ bãi. Tết, năm mới đối với ông bà không nhiều ý nghĩa, có chăng nó thuận lợi dần hơn đối với công việc nhặt rác của ông khi đông giá chuyển dần xuân sang ấm áp.

Tết nhất gần kề, bảo: “Phú quý mới sinh lễ nghĩa. Miếng ăn lo chưa xong nghĩ đến Tết làm gì? Cứ vui đi dù đời vẫn còn vất vả lắm”. Nói là nói thế thôi, chiều 23 tháng Chạp này, bà Thủy cũng mua đâu mấy con cá vàng nhỏ về thả xuống sông theo truyền thống người Việt để “tiễn ông Táo về trời”. Họ vẫn thả vào đó một niềm tin, một mong muốn vào ngày mai tươi sáng hơn!

Ở một xóm chài khác nhưng cùng chung dòng sông Hồng, con thuyền nan nhỏ của bà Phan Thị Sen là mái ấm đơn độc chìm nổi theo sóng nước. Bà Sen người nhỏ thó, đôi chân teo tóp và quặt lại phía sau như càng cua. Để tồn tại, mọi việc bà đều phải nhờ đôi tay. Bà Sen bảo, từ đời cố ông nội đã sống cuộc đời lênh đênh trên thuyền. Từ lúc sinh ra chân bà Sen đã co quắp như càng cua, chỏng ngược lên trời. Cuộc đời bà Sen vừa bước qua ngưỡng nửa thế kỷ. Chừng đấy thời gian, con người tàn tật cô độc này bập bềnh theo sóng nước sông Hồng như tổ chim trôi dạt. Từ khi sinh ra lớn lên cho đến khi mái đầu đã điểm bạc, bà Sen nhớ rằng chỉ được lên bờ đôi ba lần. Đó là những lần đi khám bệnh. Bà Sen tâm sự: “Từ khi xuất ngũ, bố tôi về với sông nước, chỉ lên bờ đôi lần. Một lần đứng trong hàng ngũ cựu chiến binh của địa phương đi đón danh hiệu anh hùng cho quê hương năm 2001. Lần cuối, ông lên bờ để về cõi vĩnh hằng. Chị gái tôi cũng vậy, cả cuộc đời tật nguyền như tôi, sống lênh đênh, lần cuối lên bờ cũng về cõi vĩnh hằng. Có lẽ… tôi cũng vậy thôi!”. Với bà, niềm vui đón Tết, năm mới như là chuyện của người ta không liên quan đến mình.

Niềm khát khao từ vùng đất tạm

Bà Hồng lẩm bẩm như nói với chính mình: “Dù có thế nào đi nữa thì cũng chỉ là đất tạm. Ai rồi cũng mong được trở về quê cha đất tổ. Tuy nhiên, bà con ở đây có quê để gọi mà không có quê để về”. Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Hồng thỉnh thoảng lại nhắc lại câu nói trên, những ngày cùng tháng tận, trong phố - nơi chỉ cách bãi Giữa một mép sông - đèn hoa rực rỡ chuẩn bị đón mùa xuân mới lại về nghe càng da diết.

Xóm trưởng xóm Phao đã hơn một lần tìm về quê cha Bình Định, nhưng rồi cũng “chỉ để biết thôi, không ở lại quê cha được”. Ba của bà mất sớm. Quê mẹ ở Hoài Đức (Hà Nội), chỉ một giờ đồng hồ đi xe nhưng “về đó cũng không có đất dung thân”, bà ở lại xóm Phao. “Muốn về lắm nhưng chưa có điều kiện. Ai muốn ở lại cái đất mấy thế hệ không một mảnh giấy tùy thân này. Mình đã 56 tuổi rồi, mong sớm sẽ được trở về quê cha hoặc quê mẹ sinh sống”, bà Hồng ngồi tựa cửa nhìn xa ra ngoài khơi nói những lời gan ruột.


Ông Thành năm nay 81 tuổi, tươi vui chấp nhận cuộc sống không quê hương

Ông Thành năm nay 81 tuổi, tươi vui chấp nhận cuộc sống không quê hương

Vợ chồng ông Thành lại có một mong ước khác. Số phận khéo se duyên, cả hai vợ chồng có cùng số phận lang thang từ bé. Ông Thành chỉ nhớ quê mình ở Thanh Hóa giáp Sầm Nưa, vùng biên giới Việt - Lào. Cha mẹ ông mất sớm, anh em tứ tán khắp nơi kiếm ăn. Số phận đưa ông đến gặp bà Thủy cùng cảnh nhặt rác kiếp sống rồi nên duyên vợ chồng từ năm 1969. Trên cánh tay ông Thành vẫn còn dòng chữ 2/6/1969, đó chính là ngày cưới của họ. Xuân này, ông Thành bước sang tuổi 80, nhưng vẫn rắn rỏi, mạnh khỏe lắm. Công việc của ông là đạp xe rong ruổi nhặt rác bắt đầu từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Có khi ông đi tận Hà Đông, Đông Anh… sáng về bán phế liệu được chừng 40.000 - 50.000 đồng. Mơ ước của vợ chồng ông Thành giản dị vô cùng. “Nếu có điều kiện, vợ chồng chỉ dám mơ sắm một cái mỏ neo để níu cái nhà phao này yên vị trước những đợt lũ sông Hồng”, bà Thủy tâm sự. Cũng đúng thôi, họ “có quê để gọi, không có quê để về”.

Buổi chiều xóm Phao vắng lặng, người già đi nhặt ve chai, người trẻ đi làm thuê cho xí nghiệp bánh kẹo trong phố. Sông Hồng hùng vĩ với bao nhiêu bờ bãi, còn bao nhiêu xóm ngụ cư như xóm Phao. Dòng đời vẫn cuộn chảy, xa xa bên kia mép sông đào ai trồng đã chớm nở. Tết đến xuân về nghĩ đến nỗi niềm của họ mà se sắt lòng!

Từ lúc sinh ra chân bà Sen đã co quắp như càng cua, chỏng ngược lên trời. Cuộc đời bà Sen vừa bước qua ngưỡng nửa thế kỷ. Chừng đấy thời gian, con người tàn tật cô độc này bập bềnh theo sóng nước sông Hồng như tổ chim trôi dạt. Từ khi sinh ra lớn lên cho đến khi mái đầu đã điểm bạc, bà Sen nhớ rằng chỉ được lên bờ đôi ba lần. Đó là những lần đi khám bệnh.

Những ngày này, bánh chưng của các nhóm thanh niên tình nguyện mang đến chuẩn bị nổi lửa ở ngay “bãi Giữa” này. Trưởng xóm Nguyễn Thị Hồng bảo: “Cái mới của năm nay nhà nào cũng sẽ được phát bánh chưng ăn Tết”.

Nguyễn Quang Thành

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 2 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 3 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 4 phút trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 27 phút trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Lo sợ liên quan đến đường dây phạm pháp, người phụ nữ đã chuyển cho kẻ tự xưng là công an gần 1,2 tỷ đồng.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

Pháp luật - 1 giờ trước

Mỹ tạo vỏ bọc doanh nhân sống sang chảnh để buôn bán ma túy. Hành vi phạm tội của bị cáo này được một cô gái quê Quảng Bình giúp sức.

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai đối tượng Quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức cho 21 người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Lào thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Doanh nghiệp múc đất đá trái phép tại chân lèn Hai Vai, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này.

Top