Hà Nội
23°C / 22-25°C

‘Mắc cạn’ sau cổ phần hoá, doanh nghiệp cầu cứu Thủ tướng

Thứ sáu, 16:00 25/01/2019 | Xã hội

Thực hiện lời kêu gọi cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM, nhiều công ty đã dốc hết tâm sức, tiền của tham gia nhưng kết quả hậu cổ phần, nhiều nhà đầu tư chiến lược rơi vào tình cảnh ‘đi cũng dở mà ở cũng không xong’…

tphcmẢnh minh họa

Mời họp xong rồi … im lặng

Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ mới đây, đại diện UBND TP.HCM cho biết theo kế hoạch trong năm 2018, TP HCM phải cổ phần hoá (CPH) 39 doanh nghiệp nhưng thời gian qua vẫn chưa có đơn vị nào được cổ phần hoá nên kế hoạch này coi như không thể hoàn thành. Theo đó, TP.HCM xin Chính phủ cho phép điều chỉnh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn 2018 - 2019 cũng như sau năm 2020. Cụ thể, kế hoạch năm 2018 sẽ chuyển sang 2019, và thay vì cổ phần hoá 39 doanh nghiệp thì điều chỉnh thực hiện tại 32 đơn vị; năm 2020 thực hiện tiếp 7 đơn vị còn lại.

Không những chậm trễ với lộ trình CPH đề ra, mà nhiều doanh nghiệp sau khi CPH thành công cũng đang rơi vào tình thế hoang mang, mất niềm tin nghiêm trọng với hàng loạt thủ tục không được các cơ quan có trách nhiệm tại TP.HCM xử lý. Tiếp xúc với một số nhà đầu tư, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mua cổ phần theo chủ trương thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM đã phải lắc đầu ngao ngán, “than ngắn thở dài” với sự phiền hà và tắc trách tại đây.

Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, sau khi tham gia mua cổ phần thành công, hoạt động kinh doanh dường như bị đình trệ, gặp rất nhiều khó khăn vì việc chậm thực hiện quyết toán chuyển thể phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau khi mua cổ phần, nhà đầu tư chiến lược hoàn tất việc thanh toán tiền hàng nghìn tỷ đồng và được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thì hàng loạt thủ tục pháp lý cần được giải quyết lại bị ‘om’ suốt thời gian dài. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có quỹ đất, công trình xây dựng, thì lộ trình “dứt áo’ khỏi phần vốn Nhà nước lại càng khó khăn gấp bội. Bởi,một trong những quy định bắt buộc là khi CPH công ty nhà nước thì UBND TP.HCM đềugiao Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến thẩm định giá trị đánh giá lại các khoản chi phí dở dang, thành phẩm, hàng hóa tồn kho trước khi công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần.Tuy nhiên, trên thực tế công việc này là không được thực hiện một cách triệt để, kéo dài, gây tổn thất nghiêm trong cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư chiến lược. “Sau khi thanh toán và được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thì đến nay đã gần 3 năm rồi Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa có ý kiến về việc thẩm định giá trị đánh giá lại các khoản chi phí dở dang, thành phẩm, hàng hóa tồn kho để Công ty điều chỉnh, quyết toán chuyển thể”, đại diện một doanh nghiệp cho biết.

Dốc tâm sức và tiền của để thành các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM nhưng lại “mắc kẹt” với vô số thủ tục, nhiều nhà đầu tư đã phản ứng và yêu cầu lãnh đạo thành phố phải đối thoại.

Ngày 26/11/2018, Sở Tài chính TP.HCM gửi giấy mời lãnh đạo 20 doanh nghiệp đến “trao đổi, báo cáo xin hướng dẫn của Bộ Tài chính về các khó khăn vướng mắc khi thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần”.

Sau cuộc họp này, đại diện các nhà đầu tư ‘ai về nhà nấy’ với hi vọng thủ tục quyết toán phần vốn Nhà nước sẽ được liên ngành tại TP.HCM như Sở Tài chính, Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần từ rất lâu nhưng vẫn không được các đơn vị này hướng dẫn chuyển thể.

Được biết, sau cuộc họp với Sở Tài chính, tình hình vẫn không có nhiều tiến triển, các doanh nghiệp yêu cầu tiếp tục đối thoại, thậm chí làm đơn cầu cứu để tìm đường hướng xử lý rõ ràng nhưng các kiến nghị của họ đã rơi vào im lặng, không được đáp ứng.

Một đại diện doanh nghiệp khác cho biết, để tự tháo gỡ, nhà đầu tư đã phải gửi văn bản ra các bộ, ngành như Bộ Tài chính để xin hướng dẫn và khi có văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài chính thì các sở ngành tại TP.HCM vẫn ‘bình chân như vại’, không mời doanh nghiệp đến họp, và không có hướng dẫn cụ thể nào.

Bức xúc trước cách xử lý công việc vô cảm này, có doanh nghiệp đã làm đơn cầu cứu Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ sau đó cũng đã yêu cầu TP.HCM xem xét xử lý nhưng đến nay lãnh đạo tại đây vẫn không chấp hành xem xét nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư chịu thiệt hại nghiêm trọng

Theo đại diện các nhà đầu tư, từ khi chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần đến nayđã nhiều năm qua nhưng việc quyết toán chuyển thể phần vốn nhà nước tại Công ty vẫn chưa thực hiện được. Việc chậm trễ quyết toán phần vốn nhà nước này đã gây khó khăn trở ngại rất lớn cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty vì theo mô hình hoạt động Công ty cổ phần vẫn còn lại một ít phần vốn nhà nước nên không thể chủ động trong việc định hướng chiến lược kinh doanh triển khai dự án dẫn đến mất nhiều cơ hội hợp tác làm ăn với các đối tác liên doanh liên kết và đã làm Công ty gánh chịu nhiều thiệt hại trong việc tạo doanh thu, tạo việc làm cho tập thể người lao động đang làm việc tại Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cổ đông đã bỏ ra phần vốn hàng nghìn tỷ đồng tham gia cổ phần hóa tại công ty theo chủ trương kêu gọi đầu tư của Thành phố.

Nhiều chuyên gia kinh tế khi được hỏi đều nhận định, theo quy định thì các công ty sau cổ phần hoá đều phải hoàn tất quyết toán chuyển thể mới có cơ sở thực hiện tăng vốn. Nhưng với cách làm tại TP.HCM thì chính sự chậm trễ xác định nguồn vốn nhà nước trong công tác quyết toán chuyển thể đã cho nhiều nhà đầu tư gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất lẫn uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

Liên quan đến việc chậm trễ quyết toán chuyển thể nói trên, đại diện một doanh nghiệp dấu tên cho biết, theo quy định thì sau 30 ngày cổ phần hoá thì các thủ tục phải được hoàn tất. “Nhưng giờ đã là 36 tháng rồi mà Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm (trực tiếp chỉ đạo chương trình đổi mới và sắp xếp DN nhà nước)và Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vẫn không xử lý, không trả lời doanh nghiệp”, đại diên doanh nghiệp bức xúc phản ánh. Đứng trước sự bế tắc này, phía nhà đầu tư cho hay cần xem xét trách nhiệm của những cá nhân nói trên.

Cán bộ không làm được việc thì nên nghỉ

Tháng 8/2018, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và tiếp tục triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao PCI của TP năm 2018 và giai đoạn tiếp theo. Theo đó, thành phố này đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp như khởi sự kinh doanh, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp.TP.HCM cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành việc đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh.

Nhằm đạt các mục tiêu này, TP.HCM đề ra nhiều giải pháp như cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế... Đặc biệt, TP.HCM yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, quận, huyện thắt chặt kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong cải cách thủ tục hành chính...

Cách đây không lâu, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định cán bộ không làm được việc thì nên nghỉ. Ông Phong cho rằng lãnh đạo UBND thành phố cũng nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính.

Theo Nhà đầu tư

Theo Nhà đầu tư
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

Xã hội - 30 phút trước

GĐXH - Với "chiêu" lừa chốt đơn quần áo qua mạng xã hội, Liễu lừa đảo nhiều người với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Đời sống - 36 phút trước

GĐXH - Theo quy định tại Thông tư 29/2015 của Bộ GTVT, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Xã hội - 41 phút trước

GĐXH - Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng phát hiện nhiều trang sức có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Xã hội - 1 giờ trước

Sinh thời, trong 9 lần về thăm Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về với Đền Hùng.

Hàng nghìn người đổ về Cố đô Hoa Lư kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh

Hàng nghìn người đổ về Cố đô Hoa Lư kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh

Thời sự - 1 giờ trước

Tối 17/4, tại khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Bắt được nghi phạm đi ô tô cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Bắt được nghi phạm đi ô tô cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Pháp luật - 1 giờ trước

4 giờ sau khi gây ra vụ cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh, nghi phạm đã bị bắt giữ khi đang trên đường trốn chạy tới thành phố Vinh, Nghệ An.

Bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị hiếp dâm: Công an lấy mẫu ADN điều tra

Bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị hiếp dâm: Công an lấy mẫu ADN điều tra

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an lấy mẫu ADN để phục vụ điều tra vụ án bé gái 12 tuổi bị hiếp dâm dẫn đến mang thai, sinh con.

Pháo hoa rực sáng trên đất Tổ

Pháo hoa rực sáng trên đất Tổ

Xã hội - 2 giờ trước

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Công viên Văn Lang diễn ra tối 17/4 (ngày 9/3 âm lịch), đã mang đến cho hàng vạn du khách thập phương và người dân Phú Thọ cảm xúc khó quên.

Duy Mạnh truyền cảm hứng đến các cầu thủ nhí tham dự Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024

Duy Mạnh truyền cảm hứng đến các cầu thủ nhí tham dự Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024

Xã hội - 3 giờ trước

Sáng 16/4 tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Thời tiết miền Bắc thay đổi bất ngờ sau chuỗi ngày nắng nóng

Thời tiết miền Bắc thay đổi bất ngờ sau chuỗi ngày nắng nóng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau chuỗi ngày nắng nóng mưa dông lan rộng khắp Bắc Bộ, nền nhiệt giảm so với những ngày trước đó. Trong khi Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng.

Top