Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lệ “uống trà nhắc nhở” trong gia đình tứ đại đồng đường hiếm có ở Hà thành

Chủ nhật, 13:00 28/09/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Trong xã hội hiện đại, việc duy trì nếp nhà với nhiều thế hệ cùng chung sống là điều khá khó khăn.

Để các thành viên sống chung hòa thuận, yêu thương gắn bó lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, bao năm nay gia đình ông Chu Văn Soạn (thôn Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) khiến nhiều người nể phục bởi duy trì nếp sinh hoạt tứ đại đồng đường vô cùng yên ấm. Để làm được điều này, gia ông có những cách để dạy bảo con cháu rất đặc biệt.

Sợ nhất lúc bố bảo... uống trà!

Các cháu cũng sinh hoạt chung

Xã hội hiện đại, mối quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em trong gia đình ngày càng nhạt nhòa. Đó là điều ông Soạn luôn lo lắng và ý thức đề phòng ngay từ đầu. Tự tay ông sửa sang căn nhà thành một khuôn viên rộng rãi cho cả gia đình cùng sinh hoạt. Để kết nối các cháu, ngoài khoảng sân gạch có từ thời các cụ, ông để riêng một phòng nhỏ đầu hồi làm phòng học tập. Trên bờ tường cao, ông lại làm một lưới bóng rổ cho các cháu vui chơi. Nhiệm vụ của bà Thứ là thường xuyên chỉ dẫn các cháu từ lời ăn tiếng nói đến cách đi đứng, cách chào hỏi. Các cháu trong nhà, ông bà đều cho ăn chung, học chung, ngủ chung. Theo bà Thứ, đó là cách kết nối các cháu tốt nhất, cũng là cách để chúng gắn bó và yêu thương nhau.

Xã hội hiện đại, mối quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em trong gia đình ngày càng nhạt nhòa. Đó là điều ông Soạn luôn lo lắng và ý thức đề phòng ngay từ đầu. Tự tay ông sửa sang căn nhà thành một khuôn viên rộng rãi cho cả gia đình cùng sinh hoạt. Để kết nối các cháu, ngoài khoảng sân gạch có từ thời các cụ, ông để riêng một phòng nhỏ đầu hồi làm phòng học tập. Trên bờ tường cao, ông lại làm một lưới bóng rổ cho các cháu vui chơi. Nhiệm vụ của bà Thứ là thường xuyên chỉ dẫn các cháu từ lời ăn tiếng nói đến cách đi đứng, cách chào hỏi. Các cháu trong nhà, ông bà đều cho ăn chung, học chung, ngủ chung. Theo bà Thứ, đó là cách kết nối các cháu tốt nhất, cũng là cách để chúng gắn bó và yêu thương nhau.

Nằm trên trục đường Phan Trọng Tuệ, khu nhà nhỏ theo lối kiến trúc cổ của gia đình ông Soạn bình dị nép mình dưới bóng những tán cây cổ thụ. Ngoài sân, cô cháu gái đạp xe chơi đùa vòng quanh, bà Phạm Thị Thứ (vợ ông Soạn – PV) đang chuẩn bị cho bữa cơm trưa. Trên chiếc phản đặt cạnh gian thờ, ông Soạn ngồi tỉ mẩn xâu từng hạt nhỏ để làm thành chiếc vòng tay cho các cháu. Trái với cái nắng gay gắt mùa hè bên ngoài, không khí trong gia đình tứ đại đồng đường này gợi lên vẻ yên bình đến lạ.

Người nhiều tuổi nhất trong gia đình này là cụ Nguyễn Thị Phổng, năm nay đã 87 tuổi. Cụ Phổng là mẹ của ông Soạn, chồng cụ Phổng đã mất. Vợ chồng ông Soạn có tất cả 4 người con, tất cả đều khá thành đạt. Cô cả Chu Thị Thanh Thủy đang làm kế toán. Chị thứ là Chu Thị Hảo làm công nhân môi trường tại địa phương. Người con trai thứ ba Chu Xuân Thắng là chuyên viên công nghệ thông tin và con trai út là Chu Bá Huy hiện hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Ở vào cái tuổi “xế chiều”, bầu bạn với ông bà là bảy đứa cháu nhỏ.

Bà Thứ nhớ lại, khi về làm dâu, bà đã nhìn vào và học được từ bố mẹ chồng sự hòa hợp, gắn bó trong cuộc sống gia đình. Bà kể: “Bố mẹ chồng tôi là người hiền lành, chịu thương chịu khó. Khi vợ chồng tôi mới lấy nhau cũng từng có ý định ra ở riêng nhưng bố chồng nhất quyết không cho. Cụ muốn chúng tôi phải ở chung cùng đại gia đình, vừa là để đỡ đần, chăm sóc nhau lúc ốm đau, vừa là để tình cảm được gắn bó, bền chặt”. Thấu hiểu lời dạy, vợ chồng ông Soạn đã sống cùng bố mẹ hơn 40 năm chưa từng phải to tiếng với nhau. Những khó khăn, bất đồng trong gia đình đều được giải quyết bằng những lời ôn hòa, cầu thị. “Chúng tôi dạy bảo các con không bao giờ dùng đến đòn roi hay mắng mỏ vì điều đó ảnh hưởng xấu đến bọn trẻ. Đó cũng là bài học đầu tiên tôi học được khi về làm dâu”, bà Thứ chia sẻ.

Và đến nay, ông bà Thứ vẫn dùng cách đó để răn dạy con cháu. “Tôi sợ nhất là những lúc bố bảo “lát nữa hai vợ chồng sang uống trà với bố””, dâu trưởng nhà ông Soạn - chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (hiện là Hiệu trưởng Trường mầm non Huỳnh Cung) cho biết. Uống trà, có nghĩa là bố có câu chuyện muốn nhắc nhở về đường ăn nết ở, chuyện ứng xử trong nhà ngoài xóm. Bà Chu Thị Minh, em gái của ông Soạn cho biết, đây cũng là cách bố của ông bà từng dùng để dạy con cách đây hàng chục năm. “Bố tôi không đánh mà chỉ gọi từng đứa một vào nhắc nhở. Sau đó lại gọi tất cả vào nhắc lại một lần nữa”, bà Minh cho biết. Cũng bởi thế, gia đình ông Soạn tuy chung sống cùng nhau tới bốn thế hệ mà vẫn đâu vào đó. Không có chuyện chừa việc cho người khác. Không lườm nguýt hoặc bằng mặt không bằng lòng. Càng không có cảnh sợ bố mẹ chia cho người này nhiều của để dành hơn người kia. Đến đôi dép trước thềm cũng xếp theo hàng, số còn lại ngay ngắn trong tủ giày chung của cả nhà.

Nói về truyền thống đặc biệt này, ông Soạn chia sẻ: ““Nói phải củ cải cũng nghe”. Chính vì thế, gia đình tôi không bao giờ xảy ra cãi cọ, xung đột, mọi người đều nhìn nhau mà điều chỉnh cách sống, cách sinh hoạt sao cho hòa hợp với cả đại gia đình. Có gì chưa ổn thỏa, mỗi người lại tìm cách trao đổi, tâm sự với nhau. Mỗi thời đại có một cách sống, cách suy nghĩ khác nhau, song các con tôi chưa từng có ý định dọn ra ở riêng. Sinh ra, lớn lên và trưởng thành cùng nhau, chúng nó đã thấm thía cái tình thương cùng phút giây gia đình sum vầy”.

Dạy cách gắn bó, yêu thương

Trong ngôi nhà lớn của cả đại gia đình ông Soạn, mỗi tiểu gia đình đều có một phòng riêng. Không gian sinh hoạt chung là phòng khách, nơi đặt tủ thờ, tràng kỷ. Cứ sáng sáng, các con đi làm, các cháu lớn đi học, ông bà Soạn lại ở nhà trông chừng các cháu nhỏ. Chiều về, các anh chị không ai bảo ai, mỗi người một tay chuẩn bị bữa cơm tối. Đây chính là dịp sum họp gia đình sau một ngày làm việc căng thẳng. Đặc biệt, bữa cơm này lúc nào cũng có đủ 3 món: mặn, xào, canh. Mỗi tiểu gia đình đóng góp tối thiểu 4 triệu đồng tiền ăn mỗi tháng, còn thừa thiếu bao nhiêu, ông bà Soạn sẽ bù.

Tuy công việc bận rộn nhưng mọi người trong gia đình đều cố gắng sắp xếp để có mặt trong bữa cơm tối. Sau bữa ăn vui vẻ, cụ Phổng cùng con cháu lại sum vầy trên tràng kỷ. Người nhâm nhi chén nước trà, người lại say sưa với câu chuyện về một ngày học tập, lao động. Và cũng như nhiều gia đình khác, phần lớn thời gian cả gia đình tập trung xem những chương trình yêu thích trên ti vi. “Xem ti vi, chúng tôi được mở mang kiến thức đồng thời còn học hỏi từ những câu chuyện trên truyền hình, lấy đó làm bài học răn dạy con cháu”, ông Soạn cho biết.

“Truyền thống của quê hương, của gia đình là yêu lao động, đó cũng là những bài học đầu đời chúng tôi dạy các con”, bà Thứ tự hào nói. Khi các con đang học tiểu học thì vợ chồng bà Thứ đã tìm những công việc làm thêm phù hợp cho các con làm để rèn luyện tình yêu lao động. Ngày đó, ở Thanh Trì đang thịnh hành nghề dệt thảm để xuất khẩu sang Liên Xô. Bố mẹ ông Thứ cũng có một cơ sở sản xuất loại thảm này. Dù không thiếu người làm nhưng vợ chồng ông Thứ cũng yêu cầu các con tham gia việc dệt thảm, với những việc vừa sức.  Các con của ông bà buổi sáng đi học, buổi chiều về lại phụ bố mẹ kéo sợi, khâu thảm. Từ tấm bé, họ đã làm việc cùng nhau, đã thấu hiểu giá trị thành quả lao động chân chính.

Sau khi nghề dệt thảm không còn, gia đình lại chuyển sang sản xuất bao tải cho xí nghiệp phân lân ở địa phương. Vợ chồng ông Thứ cũng yêu cầu các con tham gia. Cứ một buổi đi học, buổi còn lại cả 4 chị em lại miệt mài bên những sợi đay. Lao động đã rèn cho họ sự cần cù, chịu khó, kiên nhẫn và cả phong cách đúng giờ, nề nếp. Tiền kiếm được, một phần họ đưa cho ông bà, bố mẹ, một phần trang trải chi phí học hành. Cả 4 người con của ông bà Soạn, qua những tháng ngày vừa học tập vừa lao động, đều đậu đại học và từng bước trưởng thành. “Từ tấm bé chúng nó đã lao động cùng nhau nên rất mực gắn bó và thương yêu. Tháng 10 vừa rồi, cô con thứ hai nhà tôi bị tai nạn giao thông phải nằm viện, ba chị em tự động cắt cử thay phiên chăm sóc, tiền nong, viện phí chúng đều chia nhau thanh toán, chạy chữa đến nơi đến chốn. Vợ chồng tôi hoàn toàn yên tâm, không phải lo nghĩ chút nào”, ông Soạn chia sẻ.

Tính đến năm 2014, gia đình ông Soạn đã bốn năm liền được nhận giấy khen “Gia đình văn hóa” do Sở VH-TT-DL Hà Nội trao tặng. Những lúc rảnh rang, ông Soạn lại thuê chiếc xe 24 chỗ để cả gia đình cùng đi thăm hỏi họ hàng hay du lịch. Có biệt tài nấu món bún chả rất ngon, thỉnh thoảng đến dịp cuối tuần, ông lại tổ chức những bữa cơm “cải thiện” để con cháu sum họp, vui vầy. “Hơn 30 năm sống cạnh gia đình ông Soạn, tôi chưa bao giờ thấy gia đình ấy to tiếng với nhau, trong nhà lúc nào cũng vui vẻ tiếng cười, cha mẹ con cái đùm bọc gắn bó. Họ cũng là tấm gương để nhiều gia đình trong vùng học tập”, bà Nguyễn Thị Hợp, một người hàng xóm cho biết.

Quang Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Xã hội - 29 phút trước

GĐXH - Trong quá trình điều khiển xe máy lưu thông trên QL18 đoạn chạy qua địa phận phường Yên Thanh, chị T. bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo đi cùng chiều. Cú va chạm khiến chị T. cùng xe máy ngã ra đường và bị ô tô đầu kéo chèn qua tử vong.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 32 phút trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 41 phút trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin phản ánh 3 cây sao đen trăm tuổi trước các ngôi nhà mới xây trên phố Lò Đúc bị chết bất thường.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 28/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Tin sáng 28/3: Diễn biến mới vụ đánh nam sinh lớp 8 chết não ở Hà Nội; 'Tổng tài gia trưởng Nam đẹp trai' đang gây 'sốt' là ai?

Tin sáng 28/3: Diễn biến mới vụ đánh nam sinh lớp 8 chết não ở Hà Nội; 'Tổng tài gia trưởng Nam đẹp trai' đang gây 'sốt' là ai?

Đời sống

GĐXH - Thời gian gần đây, cái tên "Tổng tài gia trưởng Nam đẹp trai" bỗng nhiên nổi rần rần trên mạng; Công an quận Long Biên (TP Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, để điều tra vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não...

Top