Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC thông qua nhiều văn kiện

Thứ bảy, 19:10 11/11/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 khép lại với việc lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên ra Tuyên bố Đà Nẵng. Trong đó, thông qua nhiều văn kiện quan trọng.

Các văn kiện nổi bật gồm: Chương trình hành động thúc đẩy tính bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội và Khuôn khổ APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Các nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thông qua Chiến lược APEC về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo...

Báo Gia đình & Xã hội xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố này với 39 nội dung quan trọng.

1. Chúng tôi, các nhà Lãnh đạo APEC, họp tại Đà Nẵng, Việt Nam, với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Chúng tôi quyết tâm cùng tiếp tục hành động mạnh mẽ liệt hơn để tạo động lực mới cho hợp tác APEC, nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, phát huy mọi tiềm năng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững.

2. Một phần tư thế kỷ kể từ Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần đầu tiên, APEC đã chứng tỏ là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương, động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế, là vườn ươm ý tưởng cho hợp tác kinh tế tương lai, cơ chế phối hợp giữa các hiệp định thương mại, và là nhân tố lãnh đạo hàng đầu thế giới trong xử lý những vấn đề cấp bách. Gần ba thập kỷ qua, APEC đã góp phần duy trì tăng trưởng và thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, qua đó tạo hàng triệu việc làm và giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo.


Lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC chụp ảnh chung.

Lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC chụp ảnh chung.

3. Chúng tôi gặp nhau vào thời điểm tình hình khu vực và thế giới đang chứng kiến những thay đổi căn bản và phức tạp, với sự nổi lên của những thách thức và cơ hội có ảnh hưởng sâu rộng. Kinh tế khu vực và thế giới phục hồi vững chắc hơn, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về trung và dài hạn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tiến bộ về công nghệ đang thay đổi bản chất việc làm, biến đổi xã hội cũng như phương thức kết nối và tương tác của chúng ta. Thương mại, đầu tư đã mang đến cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương sự thịnh vượng chưa từng có, nhưng các thách thức nghiêm trọng vẫn còn tồn tại.

4. Vì vậy, chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường nỗ lực xây dựng tương lai chung về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, liên kết và thịnh vượng. Chúng tôi ủng hộ Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, hướng tới tăng trưởng bao trùm.

5. Chúng tôi cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục triển khai sứ mệnh của APEC trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhận thức về những thách thức quan trọng mà các nền kinh tế của chúng ta đang đối mặt, chúng tôi cam kết cùng hợp tác và thực hiện những hành động sau:

I. Thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững

Tăng trưởng chất lượng, cải cách cơ cấu và đổi mới sáng tạo

6. Chúng tôi khẳng định lại mong muốn hướng tới tăng trưởng cân bằng, bao trùm, bền vững, sáng tạo và bảo đảm an ninh trong khu vực APEC, thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa và cơ cấu, riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được tăng trưởng chất lượng.

7. Chúng tôi nhấn mạnh rằng cải cách cơ cấu đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng cân bằng, bền vững, sáng tạo và bao trùm, tạo việc làm, năng suất và khả năng cạnh tranh, bao gồm chính sách cạnh tranh, thuận lợi hoá kinh doanh, cải cách thể chế, tăng cường cơ sở hạ tầng pháp luật và kinh tế, quản trị khu vực công và doanh nghiệp, và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi sẽ tăng cường liêm chính trong các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân, chống tham nhũng và hối lộ, không chứa chấp các quan chức tham nhũng và các tài sản liên quan. Chúng tôi chỉ đạo các quan chức phụ trách kinh tế và tài chính phối hợp soạn thảo Báo cáo Chính sách Kinh tế APEC 2018 về Cải cách Cơ cấu và Cơ sở hạ tầng.

8. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ như những động lực then chốt của tăng trưởng kinh tế và thương mại, đầu tư quốc tế bền vững trong khu vực APEC. Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng sống còn của giáo dục chất lượng và công bằng để tạo điều kiện cho người dân ở mọi lứa tuổi thích ứng được với những thách thức từ những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay. Chúng tôi cam kết thúc đẩy giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) và việc theo đuổi tinh thần kinh doanh dựa trên STEM.

9. Chúng tôi quyết tâm thúc đẩy an ninh năng lượng nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế trong khu vực APEC. Chúng tôi khuyến khích tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại liên quan đến năng lượng, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng tin cậy và chi phí phù hợp, và thúc đẩy các nguồn năng lượng bền vững, sạch và hiệu quả, đóng góp cho việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

10. Chúng tôi ghi nhận nhu cầu đô thị hóa cần hướng tới người dân, hợp lý và bền vững và khuyến khích chia sẻ kiến thức và trao đổi chính sách trong lĩnh vực này.

Phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong một thế giới toàn cầu hóa

11. Nhận thức về những cơ hội mới và những thách thức đang nổi lên trong quá trình toàn cầu hóa và những biến đổi của kỹ thuật số, chúng tôi quyết tâm thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, hướng tới xây dựng một cộng đồng APEC bao trùm, mạnh khỏe, bảo đảm khả năng tiếp cận cho người dân, phát triển bền vững và tự cường vào năm 2030, phù hợp với Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Chúng tôi thông qua Chương trình nghị sự APEC về Phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội (Phụ lục A) làm định hướng cho các nội dung hợp tác này. Chúng tôi cam kết thúc đẩy tiến bộ hướng tới việc bảo đảm việc làm đầy đủ, năng suất và chất lượng và trả lương công bằng cho cùng công việc; bảo đảm khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và tài chính, cũng như tăng cường kiến thức và kỹ năng cơ bản và khả năng tiếp cận về tài chính cho tất cả mọi người, tiến tới đạt được và duy trì tăng trưởng thu nhập bền vững cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương khác, cho phép họ có thể nắm bắt những cơ hội toàn cầu. Chúng tôi khuyến khích các nền kinh tế APEC đầu tư vào hệ thống y tế để nâng cao năng suất và tăng trưởng kinh tế.

12. Ghi nhận rằng việc phụ nữ tham gia rộng rãi hơn vào nền kinh tế sẽ kích thích tăng trưởng, chúng tôi khuyến khích các nền kinh tế và khu vực tư nhân thực hiện các sáng kiến thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ trong kinh tế, cải thiện khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với vốn, tài sản, thị trường, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các ngành có tăng trưởng cao và có lương cao, và nâng cao vai trò lãnh đạo, tinh thần kinh doanh, kỹ năng và năng lực làm việc của phụ nữ.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong kỷ nguyên số

13. Chúng tôi nhấn mạnh cần chuẩn bị cho người dân và tất cả người lao động, đặc biệt những nhóm dễ bị tổn thương để sẵn sàng cho thế giới việc làm đang thay đổi. Chúng tôi thông qua Khuôn khổ APEC về Phát triển Nguồn Nhân lực trong Kỷ nguyên Số (Phụ lục B). Chúng tôi cam kết tăng cường phát triển nguồn nhân lực, bao gồm thông qua giáo dục và học tập suốt đời, giáo dục và đào tạo nghề và kỹ thuật (TVET), đào tạo lại và nâng cao tay nghề nhằm tăng cường khả năng được tuyển dụng, tính lưu động và năng lực sẵn sàng của lao động trong kỷ nguyên số; và bảo đảm rằng những chính sách tích cực đối với thị trường lao động có thể kết nối tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động với những khía cạnh của phát triển và đào tạo kỹ năng.

II. Tạo động lực mới cho liên kết kinh tế khu vực

Thúc đẩy thương mại, đầu tư mở và tự do

14. Chúng tôi cam kết đạt được các Mục tiêu Bô-go hướng tới thương mại, đầu tư mở và tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi nhất trí đẩy nhanh nỗ lực xử lý các rào cản thương mại và đầu tư không phù hợp với WTO và có các hành động cụ thể để có thể hoàn thành các Mục tiêu Bô-go vào năm 2020. Chúng tôi cũng ghi nhận tầm quan trọng của các khuôn khổ thương mại và đầu tư không phân biệt đối xử, có đi có lại và cùng có lợi. Chúng tôi sẽ hợp tác để bảo đảm thương mại bao trùm hơn, ủng hộ tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường, và xử lý các thực tiễn thương mại không công bằng. Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng dỡ bỏ các hình thức trợ giá làm bóp méo thị trường cũng như các loại hình hỗ trợ khác của chính phủ hay các đơn vị liên quan.

15. Chúng tôi cam kết cùng hành động hơn nữa để thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

16. Chúng tôi sẽ hợp tác nhằm phát huy hết tiềm năng của kinh tế mạng và kinh tế số, bao gồm thông qua các khuôn khổ chính sách và quy định phù hợp, có tính tới cạnh tranh công bằng để khuyến khích đầu tư và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Lộ trình Kinh tế Mạng và Kinh tế Số của APEC và Khuôn khổ APEC về Thuận lợi hoá Thương mại Điện tử Xuyên biên giới. Chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp phát triển kinh tế mạng và kinh tế số, bao gồm cả thương mại điện tử và thương mại số.

17. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục các biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành dịch vụ APEC vào năm 2025, và tăng cường các nỗ lực nhằm giải quyết các rào cản đối với cạnh tranh hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp trong các thị trường dịch vụ.

Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP)

18. Chúng tôi tái khẳng định cam kết thúc đẩy một cách toàn diện và có hệ thống tiến trình hướng tới hiện thực hóa FTAAP nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của APEC. Chúng tôi biểu dương nỗ lực của các nền kinh tế thúc đẩy các nội dung liên quan tới hiện thực hóa FTAAP, bao gồm các sáng kiến nâng cao năng lực và cơ chế chia sẻ thông tin. Chúng tôi khuyến khích các nền kinh tế tiếp tục có bước tiến và xây dựng các chương trình công tác nhằm cải thiện năng lực của các nền kinh tế APEC tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do chất lượng cao và toàn diện trong tương lai.

Hệ thống thương mại đa phương

19. Chúng tôi hoan nghênh việc đưa Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO đi vào hiệu lực và kêu gọi các nỗ lực triển khai đầy đủ Hiệp định, với nhận thức rằng Hiệp định sẽ giúp mang lại những lợi ích to lớn và có ý nghĩa quan trọng cho mọi nền kinh tế và doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ phối hợp với các thành viên WTO khác để bảo đảm Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 diễn ra thành công.

20. Chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong việc ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc, tự do, công bằng, mở, minh bạch và bao trùm. Chúng tôi cam kết sẽ cùng hợp tác để cải thiện hoạt động của WTO, bao gồm các cơ chế đàm phán, giám sát, và giải quyết tranh chấp nhằm xử lý một cách phù hợp các thách thức mà hệ thống đang phải đối mặt, đem lại lợi ích cho mọi người dân và doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo việc thực thi hiệu quả và kịp thời các quy định của WTO.

21. Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của các hiệp định song phương, khu vực và đa bên, và cam kết nỗ lực đảm bảo rằng các hiệp định này sẽ bổ trợ cho WTO.

22. Chúng tôi sẽ phấn đấu xây dựng một môi trường thuận lợi cho đầu tư và tạo việc làm. Chúng tôi sẽ cùng hợp tác để đảm bảo một sân chơi công bằng thông qua duy trì sự lãnh đạo của APEC trong quá trình theo đuổi các thị trường mở. Chúng tôi nhắc lại cam kết không gia tăng bảo hộ đến hết năm 2020, và tái cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm mọi tập quán thương mại không công bằng, và ghi nhận vai trò của các công cụ phòng vệ thương mại hợp pháp.

Tăng cường kết nối toàn diện và bao trùm ở khu vực và tiểu vùng

23. Chúng tôi khẳng định lại cam kết xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương kết nối và hội nhập toàn diện, thông suốt vào năm 2025. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của các nền kinh tế thúc đẩy hợp tác nhằm đẩy mạnh phối hợp chính sách, thuận lợi hóa thương mại, kết nối, tài chính và giao lưu nhân dân. Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng chất lượng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và cam kết thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cả về chất lượng và số lượng thông qua bảo đảm đầu tư đầy đủ và tăng cường quan hệ đối tác công - tư. Chúng tôi khuyến khích hợp tác và phối kết hợp hơn nữa giữa các sáng kiến kết nối và nỗ lực thúc đẩy liên kết và phát triển kinh tế tiểu vùng và ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong khu vực, bao gồm các nỗ lực phát triển các hệ thống giao thông an toàn, an ninh, tự cường, hiệu quả, kinh tế và bền vững.

24. Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu cần xây dựng các chính sách tận dụng được tối đa các chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng tôi khuyến khích tăng cường nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho các nền kinh tế đang phát triển và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia hiệu quả hơn, tạo nhiều giá trị gia tăng hơn và tiến lên vị trí cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng tôi đánh giá cao các sáng kiến như mô hình Mạng lưới cảng Điện tử khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mạng cung ứng Xanh APEC cũng như những đóng góp tích cực của các sáng kiến này đối với kết nối chuỗi cung ứng.

25. Chúng tôi cam kết thúc đẩy du lịch bền vững, và xem xét khả năng phát triển du lịch ở các vùng sâu vùng xa như một phần quan trọng của các chiến lược tăng trưởng kinh tế APEC và tăng cường kết nối con người. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành mục tiêu đạt được 800 triệu khách du lịch đến khu vực APEC vào năm 2025.

26. Chúng tôi bày tỏ quan ngại đối với mối đe dọa ngày càng lớn từ chủ nghĩa khủng bố trong khu vực APEC, xuất phát từ ISIL, Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác. Mối đe dọa này càng trầm trọng hơn do hoạt động di chuyển xuyên biên giới của các chiến binh khủng bố nước ngoài và sự xuất hiện của các nguồn và kênh cung ứng tài chính cho khủng bố. Các nền kinh tế APEC cam kết ứng phó liên tục và hiệu quả đối với thách thức khủng bố ở khu vực và hệ quả kinh tế của nó, trên cơ sở chiến lược của APEC nhằm đảm bảo an toàn cho các chuỗi cung ứng, việc đi lại, cung ứng tài chính và cơ sở hạ tầng.

27. Trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương là khu vực thường xuyên đối mặt với thiên tai, chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác, trong đó có với khu vực tư nhân, nhằm tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai thông qua công tác giảm nhẹ hậu quả thiên tai, khả năng sẵn sàng, giảm thiểu nguy cơ thiên tai, và các nỗ lực ứng phó và phục hồi sau thiên tai. Những nỗ lực này bao gồm tiến bộ về chính sách, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, bảo đảm kinh doanh không gián đoạn, các hệ thống cảnh báo sớm, tìm kiếm, cứu nạn. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ và chính sách tài chính trong ứng phó với rủi ro thiên tai.

III. Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs)

28. Chúng tôi cam kết tăng cường khả năng cạnh tranh của MSMEs tại các thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị qua các biện pháp sau:

Nâng cao năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thông qua tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực, đặc biệt đối với doanh nghiệp do phụ nữ và thanh niên lãnh đạo; Cải thiện tiếp cận cơ sở hạ tầng mạng và số;Tăng cường năng lực số, tính tự cường và cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Xây dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bao gồm nâng cao đạo đức kinh doanh; Hỗ trợ khởi nghiệp thông qua xây dựng một hệ sinh thái các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các khuôn khổ quản lý thuận lợi, hướng tới tạo dựng môi trường hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, bảo đảm tiếp cận các nguồn lực và xây dựng các mạng lưới và quan hệ đối tác của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

29. Ghi nhận những nỗ lực nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, chúng tôi khuyến khích các nền kinh tế nâng cao tính cạnh tranh và tạo thuận lợi cho sự tham gia của các ngành công nghiệp vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

30. Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Chiến lược APEC về Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa Xanh, Bền vững và sáng tạo.

IV. Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

31. Chúng tôi nhấn mạnh vai trò then chốt của APEC trong việc bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn – thành thị. Chúng tôi tái khẳng định cam kết hình thành hệ thống lương thực APEC bền vững vào năm 2020. Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Kế hoạch hành động Nhiều năm về Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực giai đoạn 2018-2020. Chúng tôi kêu gọi các nền kinh tế tiếp tục hợp tác để thúc đẩy nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản theo hướng bền vững nhằm đánh giá và giảm thiểu mất mát và lãng phí lương thực, tăng cường an toàn lương thực, nâng cao năng suất và khả năng chống chịu của ngành nông nghiệp trước biến đổi khí hậu và cắt giảm khí thải nhà kính khi phù hợp.

32. Chúng tôi cam kết hành động để củng cố thị trường lương thực, các tiêu chuẩn thực phẩm và kết nối chuỗi cung ứng lương thực khu vực nhằm giảm chi phí thương mại lương thực, nâng cao tính minh bạch của thị trường và giúp các nền kinh tế nhập khẩu cũng như các nền kinh tế xuất khẩu lương thực thích ứng trước những biến động về giá lương thực. Chúng tôi ghi nhận rằng APEC có thể đóng góp vào giải quyết các thách thức liên quan tới an ninh lương thực, bao gồm việc có những bước đi nhằm đưa các nhà sản xuất lương thực tham gia vào các chuỗi cung ứng và giá trị nội địa và toàn cầu, giải quyết các điểm nghẽn phát sinh từ các lỗ hổng cơ sở hạ tầng, và các biện pháp hạn chế thương mại không cần thiết, gây cản trở. Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu cần xây dựng một môi trường quản lý và chính sách thuận lợi nhằm thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hậu cần nông thôn cũng như công nghiệp chế biến nông sản để cải thiện kết nối của các thị trường lương thực. Chúng tôi ủng hộ tăng cường quan hệ đối tác công - tư nhằm thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn – đô thị trong từng nền kinh tế cũng như ở khu vực. Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Kế hoạch Hành động APEC về Phát triển Nông thôn - Đô thị nhằm Tăng cường An ninh Lương thực và Tăng trưởng Chất lượng.

33. Chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo đảm an ninh lương thực bền vững và nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp, nuôi trồng và thủy sản. Chúng tôi cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác APEC về quản lý tổng hợp và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất, rừng, biển và nước, thông qua những nỗ lực chung và hợp tác xuyên biên giới.

V. Cùng vun đắp tương lai chung

34. Chúng tôi đánh giá cao các thảo luận về APEC hướng tới 2020 và tương lai được khởi xướng tại Pê-ru năm 2016 và tiếp tục được triển khai tại Việt Nam nhất là trong bối cảnh thời hạn hoàn thành các Mục tiêu Bô-go đang tới gần và APEC sắp bước sang thập kỷ thứ tư. Chúng tôi kỳ vọng APEC sẽ tăng cường nỗ lực đạt được đầu tư và thương mại mở và tự do ở khu vực vào năm 2020 và xây dựng một tầm nhìn chiến lược, tham vọng và hành động cho tương lai của APEC.

35. Chúng tôi tái khẳng định cam kết lâu dài nhằm đảm bảo một châu Á - Thái Bình Dương năng động, bao trùm và thịnh vượng hướng tới một tương lai chung - có khả năng thích ứng với các thách thức, có trách nhiệm với người dân, người lao động và doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết đề cao quan hệ đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bao trùm và cùng có lợi. Chúng tôi ghi nhận đóng góp của APEC hướng tới phát triển bền vững. Chúng tôi khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các bên liên quan vào hợp tác APEC, từ đó các thành quả của hợp tác có thể mang lại lợi ích cho nhiều người dân hơn trên khắp châu Á – Thái Bình Dương.

36. Chúng tôi cam kết cùng tăng cường hành động hơn nữa APEC tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế khu vực. Chúng tôi hoan nghênh các sáng kiến thúc đẩy thương mại và đầu tư ở khu vực của các thành viên. Trong một thế giới ngày càng liên kết, chúng tôi cam kết thúc đẩy hợp tác và phối hợp với các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực khác. Về mặt này, chúng tôi chúc mừng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, và biểu dương những đóng góp của ASEAN đối với phát triển và thịnh vượng của khu vực. Chúng tôi sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo toàn cầu của APEC trong xử lý những thách thức kinh tế cấp bách.

37. Chúng tôi đánh giá cao những trao đổi về APEC hướng tới 2020 và hoan nghênh việc thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC nhằm hỗ trợ các Quan chức Cao cấp trong việc xây dựng Tầm nhìn hậu 2020, trong đó bao gồm tham vấn với các bên liên quan. Tầm nhìn này sẽ phát huy những thành tựu mà APEC đã đạt được, xử lý các công việc chưa hoàn thành và thăm dò những lĩnh vực hợp tác mới để nâng cao hiệu quả ứng phó các thách thức và vấn đề cấp bách mới và mới phát sinh sẽ diễn ra trong thập kỷ tới.

38. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng và hoan nghênh đóng góp của các nỗ lực nâng cao năng lực của các nền kinh tế thành viên. Liên quan tới khía cạnh này, chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao các sáng kiến mới, bao gồm việc thành lập Tiểu quỹ Phụ nữ và nền Kinh tế, và khuyến khích đóng góp nhiều hơn nữa, nhất là các hình thức đóng góp không ràng buộc.

39. Chúng tôi cảm ơn vai trò lãnh đạo APEC của Việt Nam trong năm nay, 11 năm kể từ sau lần đăng cai đầu tiên, trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình APEC dựa trên tầm nhìn và nỗ lực của các nền kinh tế chủ nhà các năm trước.

Chúng tôi mong chờ Hội nghị tiếp theo tại Papua New Guinea vào năm 2018.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam

Đỗ Lực
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo về tử vi tháng 2/2024 âm lịch của tuổi Ngọ. Con giáp này sẽ có những sóng gió nên cần chú ý điều dưới đây.

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Cứ vào ngày 5, 10, 15... âm lịch hàng tháng, chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) lại tấp nập cảnh mua bán, từ những món đồ cổ có hàng trăm năm tuổi đến những sản phẩm điện tử với giá chỉ vài chục nghìn đồng, tất cả đều có thể tìm thấy tại đây.

Mẹ nữ sinh giao gà kêu oan rồi ngất xỉu tại phiên tòa phúc thẩm

Mẹ nữ sinh giao gà kêu oan rồi ngất xỉu tại phiên tòa phúc thẩm

Pháp luật - 51 phút trước

GĐXH - Quá trình xét hỏi, mẹ nữ sinh giao gà bị ngất xỉu, được kiểm tra y tế. Do các điều kiện không đảm bảo, cuối cùng chủ tọa đã phải thông báo hoãn phiên xử và chưa ấn định thời gian mở lại.

Từ tháng 3/2024, một quy định mới có hiệu lực cho những người đi máy bay đặc biệt phải chú ý

Từ tháng 3/2024, một quy định mới có hiệu lực cho những người đi máy bay đặc biệt phải chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Người dân đi máy bay cần chú ý một số quy định mới có hiệu lực về giấy tờ, thủ tục, đặc biệt là về hộ chiếu (passport).

Người lao động đón tin vui khi tăng thêm chế độ mới khi tham gia BHTN

Người lao động đón tin vui khi tăng thêm chế độ mới khi tham gia BHTN

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trong Dự thảo 2 Luật Việc làm mới được Bộ LĐTB&XH công bố, quy định tăng thêm 2 chế độ khi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Tử vi tháng 2/2024 âm lịch tuổi Mùi dự báo thích hợp để làm việc này?

Tử vi tháng 2/2024 âm lịch tuổi Mùi dự báo thích hợp để làm việc này?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Xem tử vi tháng 2/2024 tuổi Mùi âm lịch, vận khí của con giáp này được dự báo sẽ tăng mạnh trong tháng Đinh Mão này. Tháng này rất thích hợp để làm điều này.

TPHCM phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 1, 6, 10 năm học 2024-2025

TPHCM phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 1, 6, 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 5 giờ trước

UBND TPHCM đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2024-2025.

Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025?

Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: "Dự kiến 2025 sẽ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân. Khi đó Bộ sẽ nêu quan điểm, lấy ý kiến nhân dân và các cơ quan để lên phương án trình Quốc hội".

Chỉ cần IELTS 4.5 bạn có thể du học Úc dễ dàng

Chỉ cần IELTS 4.5 bạn có thể du học Úc dễ dàng

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Du học Úc thu hút nhiều học sinh quốc tế trên toàn thế giới, đặc biệt là các du học sinh Việt Nam. Với bằng cấp đa dạng được công nhận trên toàn thế giới, và luôn tạo điều kiện giúp du học sinh có thể học tập được tốt nhất.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được dẫn tới tòa, hàng nghìn nhà đầu tư cùng đội mưa đến tham gia phiên xét xử

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được dẫn tới tòa, hàng nghìn nhà đầu tư cùng đội mưa đến tham gia phiên xét xử

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Được triệu tập đến phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh với tư cách người bị hại, ngay từ sớm đã có rất đông các nhà đầu tư đội mưa đến làm thủ tục tham dự.

Top