Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làng đổi mạng sống... lấy gạo

Thứ năm, 14:39 11/06/2009 | Xã hội

Sáng sớm, chúng tôi lên xe về thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị). Qua những con đường mới mở, trên từng phiến đá lô nhô, đến 8 giờ sáng chúng tôi mới đặt chân tới đình làng. Người lớn đã đi làm hết, chỉ còn lại những đứa trẻ và các cụ già.

Nghề... gia truyền
 
“Sợ chứ... nhưng bọn trẻ lớn lên như bản năng rồi cũng làm như cha, như anh chúng. Chẳng ai cấm, không có cái ăn nên phải liều mà làm thôi...” - anh Hoàng, một người từng rà phế liệu ở làng này thở dài. Từ khi bị mìn nổ cụt mấy ngón tay, kèm căn bệnh tim, anh Hoàng không đi nhiều như trước mà “truyền nghề” lại cho con.
 
Nói đến cái chết ai cũng rùng mình nhưng đối với người dân nơi đây, tin người nào đó thiệt mạng cũng không gây bất ngờ vì cuộc sống của họ luôn phải đối mặt với cái chết. Họ buộc phải truyền nghề cho con, bởi đi rà phế liệu kiếm được 15.000-20.000 đồng/ngày, còn ở nhà biết lấy gì mà ăn. Gần như toàn bộ trẻ em trong làng được “đào tạo nghề” từ khi mới 10 tuổi.
 

Những đứa trẻ thôn Tân Hiệp đi rò phế liệu.

 
Theo hướng dẫn của anh Hoàng, chúng tôi chạy xe về phía rừng cách làng khoảng 15 km. Ở đấy, anh em Nguyễn Văn Vấn (12 tuổi) và Nguyễn Văn Hóa (13 tuổi) trong bộ quần áo lem luốc đang rà phế liệu. Đây là năm thứ ba hai em đi rà phế liệu. Bố của các em đã mất vì cái nghề các em đang sống nhưng hai em lại tiếp tục theo nghề để nuôi thân và đỡ đần mẹ.
 
Trở lại khu làng, chúng tôi gặp chị Trần Thị Gái, mẹ của hai em nêu trên. Chị cho biết: “Hôm nay tôi mệt nên để hai cháu đi với nhau. Cha chúng mất được một tuần, tui đã phải đi tiếp chứ không đành ngồi nhà nhìn mấy đứa nhỏ đói ăn. Tui cũng biết là nguy hiểm cho các cháu nhưng biết sao giờ...”.
 
Chị Mai Thị Thương, người trong làng tâm sự chị đã tận mắt chứng kiến cái chết của chồng lúc rà bom. Khi đó, chị cùng đi với anh nên bị mảnh đạn văng vào tay nhưng may mắn sống sót. Giờ chị vẫn phải bám trụ với nghề để nuôi con và bốn đứa con của chị đều đi rà phế liệu như chị.
 
Kiếp mồ côi
 
Đi quanh làng, điều khiến chúng tôi bất ngờ là những câu trả lời na ná nhau khi hỏi những đứa trẻ về bố mẹ chúng: “Bố mẹ cháu mất rồi...”.
 
Trong một căn nhà lụp xụp, mệ Hường đang chuẩn bị bữa ăn cho hai đứa cháu ruột và bốn đứa con của chị hàng xóm tên là Chìa. Bữa cơm chỉ có đĩa muối, hai miếng đậu hũ, một đĩa rau muống. Vậy mà bọn trẻ vẫn giành nhau chí chóe khiến mệ Hường phải chia phần.
 
“Cha mẹ chúng mất rồi. Trước đây, tui cũng đi rà phế liệu nhưng giờ già yếu nên chuyển qua nhặt ve chai, lâu lâu mới đi một bữa... Chị Chìa cũng đi rà phế liệu cách làng hơn 50 km, phải dựng trại 13-14 ngày trong rừng nên nhờ tui nuôi con giùm...” - mệ Hường cho biết. Nhìn mấy đứa con của chị Chìa, mệ trầm ngâm: “Chúng mà lớn thêm chút nữa rồi cũng sẽ đi rà phế liệu giúp mẹ chứ bây giờ mẹ nó đôi lúc phải nhịn đói nuôi con”.
 
Không đi rà phế liệu nhưng mỗi sáng, những đứa con của chị Chìa (nhỏ nhất năm tuổi, lớn nhất chín tuổi) đều thức dậy từ sớm, đi bộ 7 km ra thị trấn Cam Lộ nhặt ve chai... “Mong mau lớn để đỡ đần giúp mẹ” là ước mơ của con lớn chị Chìa.
 
Em Tuyền, 14 tuổi bộc bạch: “Mỗi ngày đi rà em chỉ mong tìm được nhiều phế liệu, còn chuyện... chết chóc thì chẳng để ý”. Bà ngoại của Tuyền, 87 tuổi, ngồi dưới mái nhà thủng lỗ chỗ, một nửa được che bằng bạt nói: “Con rể tui chết rồi, giờ chỉ còn mẹ nó. Tui ở nhà nhìn hai mẹ con đi rà phế liệu mà chỉ biết cầu trời...”.
 
Trời đã về chiều, những đứa trẻ trong làng lại ùa ra đón mẹ, đón anh chị. Và những đứa trẻ không còn cha mẹ thì ngồi co ro bên hiên nhà khiến ai trông thấy cũng cảm thấy xót xa.
 
Chúng tôi chia tay khu làng với những đứa trẻ mồ côi, những người vợ mất chồng. Sớm mai, những người phụ nữ, những đứa trẻ lại tiếp tục lên đường, tiếp tục công việc mưu sinh mà không biết ngày mai có còn thấy ánh bình minh...
 
Một thôn mà có trên chục người chết vì rà phế liệu
 
Cả thôn có 172 hộ dân thì có đến 54% hộ nghèo. Gần 100% người dân ở đây sống bằng nghề rà phế liệu, có trên chục người chết vì nghề này. Chính quyền cũng đã tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền cho bà con nhưng người dân không thể bỏ nghề. Đất canh tác ít nên họ chỉ biết làm nghề ấy dù vẫn biết đi rà phế liệu cũng như ra chiến trường...
 
Ông Hoàng Phương, Trưởng thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền
 
Theo Pháp luật TPHCM
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 36 phút trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top