Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạ lùng chuyện xây nhà trọ để… nuôi gà

Thứ ba, 07:00 28/06/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng trăm phòng trọ vừa được xây dựng lên, chưa kịp thu hồi vốn thì rơi vào cảnh bỏ hoang vì không có người thuê khiến người dân điêu đứng. Trong tình cảnh bỏ hoang quá lâu, nhiều người phải đập bỏ để chuyển đổi hình thức kinh doanh khác, một số lại dùng những phòng trọ này để chăn nuôi.

Những dãy trọ cao tầng khang trang còn thơm mùi sơn nhưng vắng bóng khách trọ. Ảnh: T.G
Những dãy trọ cao tầng khang trang còn thơm mùi sơn nhưng vắng bóng khách trọ. Ảnh: T.G

Khốn khổ vì xây nhà trọ không có khách thuê

Suốt nhiều tháng qua, hàng trăm hộ dân xã Nghi Xá (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đứng ngồi không yên khi nhìn vào cảnh tượng những dãy nhà trọ san sát nhau vốn nhộn nhịp nay bỗng vắng tanh, yên ắng lạ thường. Các dãy nhà trọ tập trung chủ yếu tại các xóm 8,9 và 11 (xã Nghi Xá) quanh Công ty BSE (Khu công nghiệp Nam Cấm), theo quan sát của phóng viên, hầu như gia đình nào cũng kinh doanh dịch vụ phòng trọ. Những dày nhà trọ này hiện đang trống khoảng 50 - 70% số lượng phòng trọ, thậm chí nhiều dãy trọ còn không có người ở.

Đưa ánh mắt nhìn về phía dãy nhà trọ hai tầng đang bỏ hoang bên cạnh, ông Nguyễn Duy Thuận (SN 1960, trú xóm 11, xã Nghi Xá) lo lắng, năm 2012, khi thấy nhu cầu của công nhân thuê trọ rất lớn nên ông cùng con rể của vay mướn tiền, đầu tư hơn 800 triệu đồng xây 29 phòng trọ phục vụ công nhân làm việc gần đó. Trong 2 năm đầu, các phòng trọ luôn kín người, nhưng bây giờ thì để trống quá nửa số phòng gần cả năm trời. Ông Thuận than thở: “Hiện tại với 29 phòng, nhà tôi chỉ có 7 phòng là có khách ở. Một phòng vừa mới báo sang tuần sẽ chuyển, cứ thế này không biết bao giờ mới thu hồi được vốn đã đầu tư”.

Ông Thuận kiểm tra và sửa chữa lại những cánh cửa phòng trọ bị hư hỏng do lâu ngày không có người ở.
Ông Thuận kiểm tra và sửa chữa lại những cánh cửa phòng trọ bị hư hỏng do lâu ngày không có người ở.

Suốt mấy tháng qua, anh Nguyễn Duy Sâm (SN 1985, trú xóm 11) cũng đứng ngồi không yên vì hơn nửa số phòng trọ của mình phải bỏ hoang từ nhiều tháng qua. Bỏ ra hơn 300 triệu đồng để xây nhà trọ, cho đến nay vẫn chưa thu hồi được 1/3 số tiền vốn thì lại gặp cảnh trớ trêu như vậy. “Hiện cả 5 miệng ăn trong nhà chỉ còn biết trông chờ vào mấy đồng tiền phụ hồ của tôi. Còn hơn 200 triệu tiền mượn để xây dãy trọ thì không biết xoay đâu ra để trả trong tình trạng như thế này”, anh Sâm lo lắng.

Cũng theo anh Sâm, từ khi công nhân chuyển từ ở trọ sang đi xe đưa đón về nhà, không những các hộ cho thuê phòng trọ “hết cần câu cơm” mà những hộ buôn bán các mặt hàng từ tạp hóa, quán ăn cho tới các người bán thực phẩm phục vụ công nhân đều rơi vào cảnh ế ẩm. Biết tình cảnh các công nhân thu nhập không cao, các hộ dân nơi đây đã giảm giá phòng từ 500.000 đồng/phòng xuống còn 400.000, 350.000đồng/phòng nhưng vẫn không khả quan hơn.

Ông Hoàng Duy Dương - Trưởng công an xã Nghi Xá, cho biết có khoảng 140 hộ kinh doanh trên 1045 phòng trọ. Giai đoạn cao điểm, có gần 1.500 công nhân ở trọ, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 1/3 số phòng trọ có công nhân ở. Phần lớn các công nhân ở không xa nơi làm đều chuyển sang đi xe đưa đón công nhân về nhà, dẫn đến tình trạng số lượng phòng trọ trống nhiều. Người dân cho rằng do xe chở công nhân về nên công nhân không ở lại, từ đó đã chặn đường, cấm xe đi vào KCN.

Xây nhà trọ để…chăn nuôi gia súc

Nhiều năm không có người ở, nhiều người ở khối Hiếu Hạp dùng phòng trọ để nuôi gà, chim.
Nhiều năm không có người ở, nhiều người ở khối Hiếu Hạp dùng phòng trọ để nuôi gà, chim.

Từng được xem là nghề “ngồi không hái ra tiền”. Thế nên, ngay từ khi Trường cao đẳng nghề Du lịch & Thương mại Nghệ An được thành lập, hàng trăm hộ dân khối Hiếu Hạp (phường Nghi Thu, TX.Cửa Lò, Nghệ An) đua nhau đầu tư tiền của vào xây dựng các dãy nhà trọ cho sinh viên thuê.

Ông Võ Văn Lương (trú khối Hiếu Hạp) buồn bã cho biết, năm 2000, ông cùng 3 hộ dân khác trong khối này bắt đầu xây dựng nhà trọ để cho sinh viên ở. Do lượng sinh viên tìm đến thuê trọ rất lớn nên chỉ hai năm sau, các hộ dân trong khối hầu hết ai cũng đã có dãy trọ để cho sinh viên thuê. Các dãy nhà trọ san sát nhau nhưng không khi nào thiếu vắng người ở.

Theo ông Lương, trong khi những “dự án” kinh doanh phòng trọ này tiếp tục được mọc lên, năm 2010, Trường cao đẳng nghề Du lịch & Thương mại Nghệ an bắt đầu cho phép sinh viên vào ở ký túc xã thì số lượng phòng trọ bắt đầu dư thừa ngày một nhiều. Hầu hết các dãy trọ hiện chỉ còn chưa đến 40% số lượng phòng có người thuê. Tình trạng kéo dài trong nhiều năm qua, một số chủ nhà trọ đã quyết định phá bỏ để chuyển sang hình thức kinh doanh khác, một số lại dùng phòng trọ để làm nơi chăn nuôi gà…

“Một số hộ kinh doanh phòng trọ ở phía ngoài đường lớn họ mới phá bỏ để lấy mặt bằng làm việc khác, chứ những dãy trọ nằm sâu trong làng thì phá cũng chẳng làm chi cả. Mấy năm nay, dãy trọ 20 phòng của tôi lúc nào cũng dư hơn nửa nhưng chẳng biết phải làm sao”, ông Lương cho biết.

Bà Phùng Thị Lưu (SN 1949) cho biết, dãy trọ 16 phòng của bà ngày mới xây lúc nào cũng kín sinh viên ở. Thế nhưng mấy năm gần đây chỉ có vài ba sinh viên đến thuê vì không muốn ở trong ký túc xá ồn ào. Thỉnh thoảng mới có một số công nhân làm công trình đến thuê nhưng không lâu dài, chỉ 1, 2 tháng/kỳ nên chẳng ăn thua.

Ông Hoàng Khắc Phú – Khối trưởng khối Hiếu Hạp cho biết toàn khối có 240 hộ thì có tới 150 hộ có dãy nhà trọ cho thuê với hơn 650 phòng. Tuy nhiên do khách trọ ngày một giảm nên nhiều người đã phá bỏ để lấy mặt bằng làm việc khác.

Quanh xóm 11 (xã Nghi Xá), nơi có phần lớn các hộ có nhà cho thuê trọ và sống dựa vào nguồn thu nhập này thì hầu như nhà nào cũng chịu cảnh “buồn rười rượi” như nhà ông Thuận. Năm 2012, sau khi nhu cầu của công nhân đi thuê phòng trọ ở lớn, các hộ dân trong xã này bắt đầu đua nhau xây dựng nhà trọ để kinh doanh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các dãy nhà trọ bắt đầu thưa thớt người ở vì công nhân chuyển sang đi xe đưa đón về nhà ở khiến hàng trăm hộ dân nơi đây rơi vào cảnh đứng ngồi không yên.

Liên quan đến vụ việc người dân xã Nghi Xá ra đường chặn xe đưa đón chở công nhân vào công ty làm việc vì cho rằng việc các xe đưa đón công nhân quá nhiều đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Mới đây, UBND huyện Nghi Lộc đã tổ chức cuộc họp để tìm giải pháp tháo gỡ và đề nghị Khu kinh tế Đông Nam cần đứng ra để giải quyết về lâu dài, ổn định tình hình. Nghiên cứu quy hoạch khu đậu xe, đưa đón công nhân, đồng thời tạo ra các dịch vụ để tạo công ăn việc làm kiếm thêm thu nhập cho người dân địa phương. Giao cho chính quyền xã Nghi Xá tuyên truyền vận động người dân không tái diễn tình trạng chặn xe đưa đón công nhân.

Phan Ngọc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top