Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạ kỳ tục xông hơi bàn thờ đêm Giao thừa

Thứ năm, 08:30 15/02/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Trong không khí ấm cúng của tiết trời ngày Xuân, khi những cành đào, cành quất đã “yên vị” trong không gian các gia đình, là lúc những “chủ nhà” dân tộc Tày bắt đầu chuẩn bị một nồi nước thơm với đầy đủ loại lá cây, rễ cây để xông bàn thờ trong đêm giao thừa. Không ít người bình thường vụng về là vậy nhưng lúc này lại tỉ mẩn, khéo léo đến lạ...


Thầy cúng đang làm các thủ tục tâm linh sau khi xông bàn thờ trong một lễ cúng của người Tày.     Ảnh: B.L

Thầy cúng đang làm các thủ tục tâm linh sau khi xông bàn thờ trong một lễ cúng của người Tày. Ảnh: B.L

Nồi lá xông đặc biệt

Một trong những nét độc đáo và đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân tộc Tày là tục xông hơi bàn thờ. Tục lệ này được người dân tộc Tày gọi với cái tên rất đỗi thân thuộc và thành kính là “tắm cho các cụ”. Từ xa xưa, người Tày vẫn tin rằng, bằng nồi nước thơm với các loại rễ cây và lá cây rừng, hương hồn những người trong gia tộc sẽ được “tắm táp” sạch sẽ, thơm tho để rong chơi trong ngày Xuân năm mới.

Đến hẹn lại lên, vào buổi chiều ngày cuối cùng của năm cũ, người dân tộc Tày tại vùng đất Chiêm Hoá, Tuyên Quang tạm gác tất cả mọi việc để toàn tâm toàn ý, chuẩn bị một nồi nước thật thơm để xông bàn thờ. Đây là việc làm thường niên rất đỗi quen thuộc của người dân nơi đây. Ngay cả với những người công việc thường ngày họ tỏ ra thô kệch vụng về thì khi làm việc ngày cũng tỏ ra tỷ mẩn, khéo léo đến lạ. Những nàng dâu mới về vùng Chiêm Hóa chưa tường tận việc chọn lá, rễ cây cho nồi lá xông có thể tìm đến thầy cúng trong thôn, bản gần đó để được chỉ bảo.

Bà Hà Thị Nở, 64 tuổi, ở thôn Bảu, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hoá, được dân trong vùng gọi là người “giúp việc người âm”. Bởi hễ gia đình nhà ai trong vùng có việc như cúng giải hạn, cúng cưới xin, ma chay, đám giỗ… bà Nở sẽ là người được bà con tin tưởng “nhờ cậy” đến hỗ trợ chuẩn bị những công việc dành cho người âm. Đó là gấp đồng bạc giấy, gấp người giấy để hoá vàng, ghép nhà “người âm phủ” bằng giấy màu… Từ những công việc “không tên” này, bà Nở cũng chính là người nắm rõ nhất về công thức để có một nồi nước xông “tắm cho các cụ” trong ngày Tết.

Chỉ với những loại lá cây, rễ cây đơn giản có trong vườn nhà, gia chủ có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình một nồi nước xông thơm nhất, chu toàn nhất. Theo bà Nở, đó là lá cây chanh, cây sả, lá bưởi già, lá thanh thảo, rễ cây mận hoặc cây mơ… Ngoài ra, nồi nước xông không thể thiếu một số loại lá cây rừng mà sống gần hết nửa đời người, bà Nở cũng không thể biết được tên gọi chính xác của nó. Chỉ biết rằng, những người dân sống trong vùng truyền tai nhau đó là những loại cây rừng tạo mùi hương đặc biệt, rất cần cho nồi lá. Số lượng những thành phần lá cây, rễ cây có trong một nồi nước thơm cũng không đòi hỏi quá cầu kỳ về số lượng, tỷ lệ mỗi loại cây chỉ cần một nắm nhỏ. Có những gia đình chỉ cần đôi ba loại lá cây để tạo mùi hương nhưng những gia chủ cầu kỳ lại quan niệm rằng, càng nhiều thành phần lá thì càng thơm, càng thể hiện lòng thành kính và Phúc - Lộc - Thọ vì thế càng tăng. Họ cho rằng, giống như việc thắp hương theo số lẻ, mỗi số sẽ ứng với một ý nghĩa khác nhau thì với nồi nước thơm của những gia đình cầu kỳ, chỉn chu cũng vậy. Nồi nước thơm của gia đình bà Nở cũng không ngoại lệ, cũng phải có 5 loại lá cây với ý nghĩa là sự toàn diện, đầy đủ những điều kiện tất yếu của cuộc sống, hoặc phải đầy đủ 9 loại cây, với ý nghĩa “cửu trùng”, mong muốn gia đình, dòng tộc trùng phùng tốt đẹp, viên mãn.

Thủ tục phải có của mọi gia đình


Cận cảnh nồi nước thơm và các lễ vật trước khi xông bàn thờ.     Ảnh: B.L

Cận cảnh nồi nước thơm và các lễ vật trước khi xông bàn thờ. Ảnh: B.L

Với những người sinh sống xa vùng núi như bà Nông Thị Thanh Tương (ở thị trấn Chiêm Hoá, Tuyên Quang), để có được những loại lá cây rừng tạo mùi thơm đặc trưng cho nồi nước xông trong đêm giao thừa, bà Tương phải nhờ người thân trong bản chuẩn bị từ lâu. Thậm chí, nhiều gia đình phải “tranh thủ” phơi khô, gói sẵn để sẵn sàng cho sự tươm tất trong đêm giao thừa.

Ông Ma Văn Định (28 tuổi) ở thôn Dõm, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang cho biết: “Các cặp vợ chồng, khi ra ở riêng bắt buộc phải biết hết các thủ tục hiếu kính với các cụ. Tức là thông thạo việc làm lễ, chuẩn bị đồ lễ sao cho chu toàn. Nhất là việc làm lễ, chuẩn bị lễ trong những ngày quan trọng của năm như đêm Giao thừa. Vợ chồng tôi cũng như bao cặp vợ chồng mới ra ở riêng khác, đã mất rất nhiều thời gian để học hỏi, ghi nhớ và chuẩn bị các thủ tục của các cụ cho chu toàn”.

Để nồi nước thơm sẵn sàng xông trước bàn thờ, gia chủ phải đun sôi nồi nước trong hàng tiếng đồng hồ để tạo mùi thơm đặc trưng của lá cây rừng; đồng thời, nung một thanh sắt trong lò củi để làm vật xông. Những loại lá mang hương thơm không thể không có và những loại lá tuyệt nhiên không được cho vào nồi xông cũng phải biết…

Trong thời khắc chuẩn bị bước sang năm mới, khi trên bàn thờ của mỗi gia đình, mọi lễ vật dâng cúng như bánh chưng, xôi nếp, gà, rượu, các loại bánh kẹo, hoa, trái cây… đã được sắp đặt và bày biện theo cách truyền thống; khi gia chủ đã kết thúc bài cúng là lúc các gia đình người Tày nhanh tay bỏ thanh sắt đỏ rực thả vào nồi nước thơm được đặt ngay dưới không gian thờ cúng. Hơi nước xông toả khắp không gian thờ tự sẽ toại nguyện tâm niệm của người Tày. Theo đó, rằng “các cụ” sẽ được tắm trọn vẹn, sẽ được sạch sẽ mà rong chơi những ngày Tết. Từ việc làm này, các cụ sẽ minh chứng cho sự thành tâm, chu đáo của con cháu. Qua đó, phù hộ, độ trì cho công việc của dòng tộc, gia đình, con, cháu được “xuôi chèo mát mái”, vạn sự hanh thông. Gìn giữ tục “tắm cho các cụ” cũng là muốn nhắc nhở con cháu phải gìn giữ truyền thống tốt đẹp, khẳng định và kế thừa những giá trị truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc.

Bữa cơm không được phép vắng mặt

Trò chuyện với PV Báo Gia đình & Xã hội trước thềm năm mới Mậu Tuất, bà Hà Thị Nở chia sẻ: “Sau khi xông nồi nước thơm và chờ tàn nửa cây hương, chủ nhà sẽ khấn xin hạ đồ lễ như gà, xôi và một ít bánh kẹo, cùng với những ly rượu cay nồng, tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng quầy tụ trước ban thờ thụ lộc và dành cho nhau những lời chúc trịnh trọng, chân thành nhất”.

Với quan niệm đầu năm là sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, trong những giây phút đầu tiên của năm mới, các thành viên trong gia đình bắt buộc phải quầy tụ bên mâm cơm trước ban thờ để thụ lộc các cụ. Bởi đây là thời khắc thiêng liêng của năm mới để các thành viên trong gia đình cùng cầu nguyện những gì tốt đẹp nhất đến với mình và gia đình nên không ai được phép vắng mặt.

Bà Nông Thị Khuyên (55 tuổi) ở xã Minh Quang, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang cũng chia sẻ rằng: “Không chỉ xông bàn thờ vào dịp Tết, tục xông bàn thờ còn được thực hiện trong những buổi cúng, lễ cúng, ma chay... Chu toàn với những phong tục có sẵn trong đời sống tín ngưỡng được truyền từ đời ông cha, cũng là mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho người quá cố, thể hiện sự hiếu thảo với những hương hồn trong gia tộc”.

Một trong những nét độc đáo là cách người Tày bày biện những đồng bạc trên ban thờ. Nó gọi là “chỉa chèn”, được chính tay gia chủ gấp bằng các loại giấy màu. “Chỉa chèn” sau khi gấp có hình hài giống như những lượng bạc cổ xưa của người Trung Quốc. Sau khi gấp xong, “chỉa chèn” được cắm chụm lại trên đầu một thanh tre có chiều dài khoảng 30cm. Đoạn thanh tre này sẽ được cắm vào bát gạo nhỏ hoặc thân cây chuối non cắt khúc để giữ thế đứng trên ban thờ. Ngày Rằm tháng Giêng là thời điểm các gia đình người Tày làm cơm hoá vàng, đồng thời sẽ hoá luôn những “chỉa chèn” trên ban thờ. Lý giải về phong tục này, bà Hà Thị Nở cho biết: “Chỉa chèn hoá vào ngày đó là sự chu toàn của gia đình với những người đã khuất, tượng trưng cho những lượng bạc, vàng gửi đến “các cụ” dự trữ cũng giống như người trần ta thường gọi là có của ăn của để vậy”.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Thời sự - 19 phút trước

Trong lúc thả diều, 4 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn rồi xô xát với 1 bé gái khác. Sau đó bé gái này về kêu mẹ ra "giải quyết". Hậu quả, 4 đứa trẻ nhập viện với nhiều vết thương trên người.

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 9 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 10 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 11 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Top