Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến: Tái hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ nhật, 11:39 18/12/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Ngược dòng lịch sử, cách đây 70 năm, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi thực dân Pháp quyết tâm quay trở lại cướp nước ta một lần nữa.

Sáng 18/12, lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2016) long trọng diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).


Chương trình được phát thanh, truyền hình trực tiếp từ 9h30 phút. Ảnh: Cao Tuân

Chương trình được phát thanh, truyền hình trực tiếp từ 9h30 phút. Ảnh: Cao Tuân

Tới dự lễ mít tinh có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải...

Ban Tổ chức cũng trân trọng đón nhận lẵng hoa chúc mừng của nguyên Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh.


Ban Tổ chức cho biết, có khoảng 3.500 đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Ban Tổ chức cho biết, có khoảng 3.500 đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

9h30, lễ kỷ niệm bắt đầu với chương trình nghệ thuật. Các tiết mục tại chương trình đã tái hiện lại hình ảnh Hà Nội 70 năm trước, nơi vang lên những tiếng súng đầu tiên kháng Pháp.


Chương chình nghệ thuật chào mừng Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến.

Chương chình nghệ thuật chào mừng Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện đầy hào hùng:

“Hỡi đồng bào toàn quốc.

Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!

Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm”.


Với khẩu hiệu “Mỗi nhà là một pháo đài”, tất cả vật dụng trong nhà đều được đem ra làm công sự. Nó đã trở thành những ổ kháng cự, giúp kìm chân quân Pháp 2 tháng ở thủ đô Hà Nội. Ảnh: Việt Hùng

Với khẩu hiệu “Mỗi nhà là một pháo đài”, tất cả vật dụng trong nhà đều được đem ra làm công sự. Nó đã trở thành những ổ kháng cự, giúp kìm chân quân Pháp 2 tháng ở thủ đô Hà Nội. Ảnh: Việt Hùng

Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, nhấn mạnh Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.


Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến.

“Trong thời khắc thiêng liêng và xúc động này, với niềm biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ và đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Chúng ta mãi mãi tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” – Bí thư Hoàng Trung Hải phát biểu.

Cụ Nguyễn Huy Du (SN 1930), sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, năm nay đã 86 tuổi đời, 67 năm tuổi Đảng, là Đại tá, nguyên là cán bộ Cục Khoa học quân sự- Bộ Tổng tham mưu, đã nghỉ hưu, là uỷ viên Ban liên lạc truyền thống quyết tử Liên khu I, Trung đoàn Thủ đô anh hùng nhớ lại: “Đúng 8 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, đèn điện phụt tắt, những quả đại bác đầu tiên ở pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh… nã vào thành Hà Nội. Giờ cứu nước đã đến, chúng tôi phải phải xông ngay ra đường để ngả cây cối, ngả cột đèn, rải mìn, rải chướng ngại vật ở phố hàng Da, phố Đường Thành để chặn địch tấn công từ trong thành ra. Tôi đã cùng Trung đội 3 tự vệ chiến đấu, đánh địch từ cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Gai… Được hơn 1 tuần, thấy tôi chiến đấu xông xáo, nhanh nhẹn nên trên điều tôi về làm trinh sát cho Tiểu đoàn 102 khu Đông Thành. Vì tiểu đoàn rất ít người nên bố trí tôi và một đồng chí nữa vừa làm trinh sát kiêm liên lạc.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ân cần hỏi thăm cụ Nguyễn Huy Du.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ân cần hỏi thăm cụ Nguyễn Huy Du.

Để trực tiếp chiến đấu có hiệu quả, tôi được trang bị một khẩu súng trường nòng dài để bắn tỉa quân địch. Ngoài việc trinh sát nắm địch, tôi còn làm nhiệm vụ dẫn bộ đội đi tập kích, phục kích và đánh phản kích địch khi chúng mở các cuộc tấn công. Có thể nói, tôi thuộc làu đường đi lối lại cả trong lẫn ngoài của những con phố khu Hoàn Kiếm và Đông Thành.

Sau 60 ngày đêm chiến đấu, lăn lộn, quần nhau với địch trong những căn nhà đổ nát, những khu phố bị bắn tan hoang, cuộc sống trong các chiến hào đầy gian khổ, thiếu thốn… nhưng với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm, không sợ hy sinh, lại được thư động viên của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Để bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài, tôi cùng Trung đoàn vượt vòng vây dày đặc của địch qua sông Hồng rồi rút khỏi Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc an toàn. Sau đó, tôi tiếp tục chiến đấu trong các chiến dịch cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ và trở về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954.


Cựu chiến binh từ khắp các tỉnh thành tham gia lễ kỷ niệm.

Cựu chiến binh từ khắp các tỉnh thành tham gia lễ kỷ niệm.

Trong kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam, tôi đã chuyển sang đơn vị pháo binh và tham gia chiến đấu ở các chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Hàng năm cứ vào dịp cuối năm, tôi không thể quên mùa đông 1946, mùa đông rét mướt, ác nghiệt, mùa đông có nhiều thử thách hiểm nghèo như trong thế ngàn cân treo sợi tóc, buộc quân và dân ta phải cầm súng bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt nhưng đã chiến thắng vẻ vang, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm vô giá về ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền”.


Những hình ảnh tái hiện đầy hào hùng.

Những hình ảnh tái hiện đầy hào hùng.

Tại buổi gặp mặt hơn 600 tướng lĩnh quân đội, công an đã nghỉ hưu trên địa bàn nhân kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 11/12 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh: “Cuộc chiến đấu ngoan cường 60 ngày đêm “giam chân” địch ở Hà Nội là khoảng thời gian tuy không dài so với lịch sử của Thủ đô và đất nước, song tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu Mùa đông năm 1946 mãi mãi là niềm tự hào, là bản anh hùng ca về ý chí quật cường, tinh thần gan dạ, dũng cảm”…

Cách đây 70 năm, đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc khi thực dân Pháp quyết tâm quay trở lại cướp nước ta lần nữa, ngày 18, 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp, quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.

Đáp ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta muôn người như một chung sức, đồng lòng, nêu cao ý chí quyết tâm sắt đá, chống giặc giữ nước. Phát huy hào khí Thăng Long, quân dân Thủ đô đã anh dũng đứng lên, nổ súng, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc với tinh thần "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Đúng 20h30 ngày 19/12/1946, tiếng súng từ pháo đài Láng phát ra báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Cùng với Hà Nội, nhân dân ở nhiều thành phố, thị xã trong cả nước đã anh dũng tấn công địch, làm chậm bước tiến của chúng, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Thủ đô Hà Nội ngày ấy “Mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sỹ”, nhân dân Thủ đô không quản ngại hy sinh, gian khổ ngày đêm lập những chiến lũy trên đường phố Hà Nội để ngăn cản bước tiến quân thù.

Mặc dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ nhưng đồng bào và chiến sỹ Thủ đô đã chiến đấu anh dũng, giam chân kẻ thù suốt 60 ngày đêm, tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị công nghiệp lên chiến khu góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 56 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top