Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ I: Lời khẩn cầu sau "tiếng chổi tre"

Thứ hai, 16:24 26/11/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Khi các gia đình xúng xính chơi Tết, ồn ào ăn nhậu, các chị vẫn “bán mặt cho đường” quần quật với đống chất thải cao ngất trên từng xe rác. Vậy mà, mức lương cơ bản theo quy định là 450.000 đ/tháng, các chị vẫn chỉ được tối thiểu 350.000đ/tháng.

Thế nhưng, đã nhiều năm nay, những người lao công “thấp cổ, bé họng” ấy chưa được yên. Quyền lợi nhiều khi chẳng được bảo đảm, tố cáo thì bị... điều tra.

Những chuyện “lình xình” ở Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội, sẽ được khởi đăng trên Báo GĐ&XH từ số báo này.

20 năm không được ăn bữa cơm tất niên

19h ngày 22/11, chân cầu đường sắt Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, túm năm tụm ba toàn công nhân ngành môi trường đô thị. Từ phía các phố đối diện, các xe rác tiếp tục đổ về cao ngất, treo tứ phía các loại túi nilon đủ màu. Nhìn mãi cũng không thấy người đẩy xe vì chiếc xe quá lớn so với dáng hình nhỏ bé của họ. Cẩn thận đậy bạt che rác lại, người công nhân về muộn ấy sà vào quán nước, cùng hưởng niềm vui với mọi người bên cốc nước trà tuy đã nhạt nhưng ấm nóng...

Đó chỉ là vài phút trong chuỗi hàng ngàn ngày như thế của các công nhân tổ 15, Xí nghiệp môi trường đô thị số 2 thuộc Cty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội, tại nơi tập kết rác.

Hôm nay, dưới gầm cầu đường sắt phố Cửa Đông này, các chị em trong tổ 15, Xí nghiệp môi trường đô thị số 2 đang nhận lương kỳ 1 của tháng. Nhìn nét mặt các chị, ai cũng vui lắm, cười nói hớn hở. Xen lẫn trong đám đông có tiếng reo mừng vui “thế là có tiền đóng học cho hai đứa con rồi”.

Thế nhưng không khí đang vui bỗng dưng trầm lắng hẳn xuống, khi một người kêu lên: “Sao lương thấp thế, em chỉ có thế này thôi sao, ít hơn trước gần hai trăm rồi...”.

Cả nhóm dường như sực tỉnh, chăm chú theo dõi các con số vô hồn trong bảng lương. Hóa ra, từ tháng 8 năm nay, lương của họ đã bị giảm đi rồi, cho dù công việc vẫn như cũ, chưa nói là còn phải làm nhiều hơn, do người làm bị giảm đi.

Được chọn là người “cứng rắn” nhất tổ để nói chuyện với nhà báo, chị Mơ vẫn ngân ngấn nước mắt khi nói chuyện của chị em với chúng tôi.

“Hơn 20 năm trong nghề như tôi và cả hàng chục người có thâm niên trên 30 năm rồi, có năm nào được ăn tết với gia đình đâu. Ngày cuối năm linh thiêng ấy, khi mà mọi người ở nhà làm lễ cúng “ông bà, ông vải” thì chúng tôi vẫn ở ngoài đường. Mỗi công làm ngày tết ấy, nếu làm cả ngày lẫn đêm thì cũng được thêm 100 ngàn đồng, cực lắm chú ạ. Nhưng không làm thì lấy gì mà ăn, cả nhà trông vào cái xe rác hàng ngày ấy.

Nhiều hoàn cảnh đáng thương lắm, tội nghiệp không thể kể ra được. Như nhà tôi đây, mỗi ngày có 9 miệng ăn mà hầu như đều trông vào đồng lương của tôi. Một người mẹ già hơn 80 tuổi, một người anh chồng mù lòa và hai đứa cháu chưa đầy 5 tuổi” - chị Mơ kể.

Thế mà đã mấy tháng nay chị Mơ không lĩnh lương. Không lĩnh vì nhiều lý do lắm, trong đó lý do lớn nhất là vì lương vốn đã thấp nay lại bị giảm đi một cách vô lý. Chị cũng cho biết thêm, đã 13 năm nay “được tín nhiệm” của anh chị em mà thành ra có cái tên là lạ: “đầu kiện”.

Những giọt nước mắt vẫn rơi trên gò má người đàn bà 50 tuổi với nhiều khổ ải ấy, khi chị chỉ tay vào vách tường chân cầu Cửa Đông, nức nở: “Chỗ này đây, đã mấy năm nay là nơi nấu bếp bồi dưỡng anh chị em ngày Tết. Hai cái bếp than đỏ lửa, vài xô nước đi xin và số tiền bồi dưỡng chục ngàn đồng của Xí nghiệp, cũng thành cái bếp ngày Tết của chúng tôi đấy. Có năm, lãnh đạo xí nghiệp, công ty xuống chúc Tết, cầm 10 ngàn đồng các anh ấy mừng tuổi mà rớt nước mắt”...

Chuyện những người công nhân quét đường ấy bắt đầu như thế đó.

Cuộc “hỏi cung” để tìm người chống đối!

Trước khi đến gặp công nhân hôm 23/11, chúng tôi đã nhận được “đơn kêu cứu khẩn cấp” của nhiều công nhân của Xí nghiệp Môi trường đô thị số 2. Họ cho biết, nhiều năm nay họ phải làm việc nhưng lương nhận không thỏa đáng, thậm chí có dấu hiệu bị bớt xén nếu không được phát hiện kịp thời. Hoạt động giao việc, khoán việc không rõ ràng, đặc biệt là mức lương được tính rất kỳ cục.

Chị Hoàng Thị Mơ cho chúng tôi biết rằng, Nhà nước từ lâu đã thực hiện mức lương cơ bản là 450.000 đồng/tháng nhưng công nhân các chị chỉ được nhận lương tối thiểu là 350.000 đồng thôi. Đã thế, lấy lý do khoán quản công việc nên ở xí nghiệp của chị, có người thâm niên công tác hơn 20 đến hơn 30 năm thì lương cũng bằng người thâm niên 1 năm công tác, thật lạ kỳ!? Việc thực hiện chế độ đối với người lao động theo quy định của chính phủ, của UBND thành phố luôn mập mờ, chậm chạp đến khó hiểu.

Cầm trong tay một tập hồ sơ giấy tờ nặng cả mấy cân, bên cạnh là hàng chục chị em khác, chị Mơ cho chúng tôi xem một câu chuyện “đấu tranh bị vùi dập” mà chị cho biết là chuyện thường xảy ra đã nhiều năm nay ở Xí nghiệp 2.

Gần đây nhất là trường hợp của chị Phạm Thị Hương, tổ trưởng công đoàn Tổ sản xuất số 10. Thực ra, xuất phát từ thực tế lương công nhân bất ngờ giảm đi nhiều, nên với tư cách là tổ trưởng công đoàn, đại diện quyền lợi cho mọi người, chị Hương đã chủ động làm việc với các cấp lãnh đạo công ty và xí nghiệp.

Mục đích của cuộc họp tổ 10 hôm 26/9/2007 là đề đạt ý kiến lên cấp trên xem xét. Sau khi họp, cả tổ có đồng ý ký vào “Biên bản họp tổ 10” gửi lên lãnh đạo Xí nghiệp môi trường đô thị số 2 tổng cộng 5 kiến nghị.

Chuyện “động trời” xảy ra ngay sau khi lãnh đạo xí nghiệp 2 nhận được biên bản họp đó. Vậy là, một cuộc điều tra lập tức được mở ra, cả 10 công nhân ký trong biên bản thì đêm vẫn phải đi làm, nhưng ngày phải lên công ty để giải trình. Mỗi người được gọi một giờ riêng, được tách ra các phòng khác nhau để “làm việc”. Có người được gọi hỏi đến 4 lần, nhiều người hoang mang lo lắng đến phát ốm.

Điều nực cười là, theo như thông lệ, lãnh đạo cấp trên khi nhận được đơn kiến nghị sẽ nghiên cứu để trả lời những thắc mắc chính đáng của người lao động. Thậm chí, ở nhiều nơi, nếu công nhân gửi kiến nghị còn chưa đúng trình tự, thủ tục sẽ được hướng dẫn làm cho đúng, và khi chờ việc đó, các cấp lãnh đạo đã xem xét để giải quyết rồi. Thế mà các vị cầm cân nảy mực ở Xí nghiệp 2 lại yêu cầu lần lượt từng công nhân lên tường trình.

Riêng chị Hương được “đặc cách” lên nhiều lần nhất, và cao điểm là một quyết định tạm dừng công tác trong 7 ngày để “suy nghĩ” vì dám đứng đầu làm kiến nghị.

Chị Hương phải trả lời cho được rằng cuộc họp tổ 10 ngày 26/9/2007 do ai triệu tập? Do ai chủ trì và ai làm thư ký cuộc họp? Cuộc họp có bao nhiêu người tham dự và bao nhiêu người vắng mặt (thậm chí là vắng mặt vì lý do gì?); nội dung cuộc họp? Và ý kiến của từng thành viên tham dự cuộc họp đó?

Cao điểm hơn, vì quá sợ sệt cách “hỏi cung” của xí nghiệp, nhiều công nhân chối không dám nhận mình có ý kiến, kiến nghị nên nhiều người mỗi ngày lên khai báo lại khai một kiểu.

Trưng cầu giám định để tìm... người cầm đầu (?!)

Khi làm việc với phóng viên, ông Vũ Lương Đình - Giám đốc xí nghiệp môi trường đô thị số 2 cho biết: Để làm rõ xem ai đã đứng ra cầm đầu việc viết kiến nghị, xí nghiệp cuối cùng đã phải dùng đến biện pháp mạnh nhất là trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự về chữ viết trong biên bản họp tổ 10?

Kết quả là chữ viết ấy là của chị Hương, chứ không phải là của chị Mùi, thư ký cuộc họp. Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, thì chị Mùi hôm ấy bị đau mắt, chữ viết vì thế nhòe loẹt, phải tẩy xóa nhiều nên chị Hương đã viết lại giúp, nhưng chữ ký trong biên bản đó vẫn là của chị Mùi.

Về việc này, ông Đình cho hay là “cô Mùi sau đó đã nhận với chúng tôi rằng đã bị cô Hương ép ký, và các giấy tờ khác đều viết sau khi xảy ra chuyện xí nghiệp gọi hỏi”.

Trong hồ sơ lưu ở công ty, quả là có lời khai ấy của chị Mùi thật. Nhưng đáng buồn thay, một sự việc tưởng như đơn giản thì đã được làm cho lớn ra. Về việc này, ông Đình cho hay “chỉ có một trong năm kiến nghị là có lý thôi”. Phải chăng có người đã và đang dùng quyền của mình để răn đe cấp dưới đừng có ngo ngoe mà mất việc?

(Còn nữa)

Ngọc Tước

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 4 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 8 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top