Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh Hà Nội 'chạy sô' ôn thi vào lớp 10

Thứ tư, 14:35 16/05/2018 | Xã hội

Số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội tăng 22.000 trong khi các trường THPT công lập chỉ đáp ứng 62% nhu cầu. Để có 'vé' vào lớp 10, học sinh ráo riết 'chạy sô' ôn thi.


Học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2017 - Ảnh: NAM TRẦN

Một phụ huynh có con học lớp 9 trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội, phản ánh với Tuổi Trẻ Online trường này tổ chức ôn thi cho học sinh vào các buổi sáng nên buổi học chính khóa phải dời sang chiều gây bất lợi cho học sinh và phụ huynh học sinh, chưa kể số tiền phải đóng lên đến 1.352.000 đồng/học sinh.

Trò lo, thầy cũng lo

Trao đổi về phản ánh này, ông Nguyễn Văn Hiệp - phó hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, thừa nhận hiện nay học sinh lớp 9 đang được tổ chức ôn tập vào các buổi sáng. Mỗi lớp được chia hai nhóm theo trình độ và đổi chéo để học 2 ca/buổi ôn tập môn Ngữ văn và Toán.

Ông Hiệp cho biết trường đổi lịch học từ đầu tháng 5 ngay sau dịp nghỉ lễ. Theo đó các ca ôn tập của lớp 9 học sáng, giờ học chính khóa vào buổi chiều.

Lý do là theo chương trình, học sinh chỉ học 2 tuần đầu tiên của tháng 5 là kết thúc, sau đó những học sinh có nhu cầu ôn tập sẽ tiếp tục học tới cuối tháng.

Trong hai tuần đó, học sinh cũng không học kiến thức mới vì đã kiểm tra học kỳ, kết thúc các môn học để nhà trường vào điểm, làm hồ sơ công nhận tốt nghiệp THCS, chuẩn bị cho học sinh dự thi tuyển sinh lớp 10.

"Vì thế chúng tôi đổi lịch học chính khóa sang chiều và lịch ôn tập sang buổi sáng theo nguyện vọng của số đông phụ huynh. Lịch học này duy trì tới cuối tháng không phải xáo trộn lần nữa", ông Hiệp giải thích.

Ông Hiệp cũng cho biết trường thu học phí ôn tập là 26.000 đồng/ca/học sinh, "mức rất thấp" so với 100.000-150.000 đồng/ca/học sinh ở các trung tâm luyện thi bên ngoài.

"Trường không bắt ép học sinh phải học mà việc này hoàn toàn tự nguyện. Trường làm mọi việc đúng quy định và cũng chỉ vì rất lo cho học sinh trong kỳ tuyển sinh nhiều áp lực như năm nay", ông Hiệp chia sẻ.

Không riêng trường Lê Quý Đôn, thời điểm này hầu hết các trường THCS trên địa bàn Hà Nội đều tổ chức ôn tập cho học sinh tại trường.

Theo một giáo viên trường THCS Đống Đa, ngay từ đầu tháng 5, ngoài việc hoàn thành chương trình chính khóa, giáo viên môn Văn, Toán đã có những tiết tăng cường ôn tập. Trường cũng tổ chức ôn tập cho học sinh khi chương trình chính khóa kết thúc theo nguyện vọng của cha mẹ học sinh.

Một số giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại Hà Nội thừa nhận không chỉ ôn tập ở các tiết tăng cường, các buổi dạy thêm mà giáo viên chủ nhiệm chủ động "xin tiết" của các môn học không thi như Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật... để dạy thêm Văn, Toán.

Hầu hết các trường THCS đều kết thúc việc học chính khóa đối với lớp 9 trong tháng 4 để học sinh được ôn tập. Chiếu theo quy định của Bộ GD-ĐT thì các trường không làm đúng, nhưng do áp lực của học sinh cũng dồn lên vai các thầy cô giáo nên nhiều trường 'xé rào'.

"Năm học hết thì trách nhiệm của giáo viên cũng hết, nhưng giáo viên lo cho kết quả thi của học sinh như việc của mình", một giáo viên trường THCS Nguyễn Tất Thành, Hà Nội chia sẻ.

Quá tải vì… học ở trường chưa đủ

Trao đổi với hàng chục học sinh lớp 9 ở Hà Nội, Tuổi Trẻ Online nhận được câu trả lời giống nhau là dù ráo riết ôn thi ở trường, các em vẫn học thêm ở ngoài, nhiều em phải học thêm 2-3 ca với mức phí 150.000-200.000 đồng/buổi. Phần lớn các em đều có nguyện vọng vào những trường tốp đầu.

Phụ huynh em H., học sinh lớp 9 trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội, cho biết con chị vẫn học ôn theo lớp tại trường, đồng thời học Toán với một giáo viên Trường THCS Giảng Võ có lớp ôn tập tại phố Thụy Khuê và học Văn với một giáo viên Trường Amsterdam có trung tâm ôn thi ở phố Trần Duy Hưng.

"Con tôi thuộc vùng tuyển sinh Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân nhưng các trường tốt trong khu vực này đều có mức điểm chuẩn hàng năm trên 50 điểm. Để có cơ hội, con tôi chỉ còn cách học thêm", bà mẹ này phân trần.

"Theo các thầy cô cho biết thì cấu trúc đề thi Toán của Hà Nội nhiều năm nay chỉ có 1 điểm cho các câu hỏi nâng cao. Như vậy nếu học tốt cơ bản thì cũng có thể đạt điểm 9. Nhưng em rất lo vì môn Văn hơi đuối nên cho dù có đạt điểm 9 Toán cũng chưa chắc đạt nguyện vọng 1, vì thế em phải đi học", một học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy chia sẻ.

Quận Cầu Giấy năm nay có khoảng 5.000 học sinh tốt nghiệp THCS dự tuyển vào lớp 10 nhưng cả quận chỉ có 3 trường THPT công lập. Một số trường ngoài công lập thì đều trong tốp trường có điểm đầu vào rất cao. Vì thế áp lực của các học sinh rất lớn.

Trong khi đó các trung tâm luyện thi tìm mọi cách để thu hút học viên. Rất nhiều nơi trưng biển "luyện thi vào trường chuyên" hoặc "luyện thi đạt ít nhất 50 điểm vào trường công lập", "thi đỗ mới nhận học phí"… để thu hút học sinh lớp 9 luyện thi cấp tốc.

Một trung tâm ở đường Xuân Thủy, Cầu Giấy thông báo một đợt học gồm 4 buổi, mỗi buổi kéo dài 2,5 tiếng, học phí là 1 triệu đồng/người.

Một địa chỉ khác ở đường Ngụy Như Kon Tum cho biết học sinh đóng tiền theo môn, với khoảng 12 ca/tháng, học phí từ 800.000 đến 1 triệu đồng/người (tùy thầy, cô nào dạy).

Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, đa số chọn thầy để đăng ký học thêm chứ không chọn trung tâm. Những giáo viên được giới thiệu đang dạy ở các trường THCS có uy tín ở Hà Nội trong những ngày này dạy kín từ sáng đến chiều. Mức phí học sinh phải đóng dao động từ 120.000-150.000 đồng/em/buổi.

Theo ông Phạm Văn Đại - Phó giám đốc sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2018-2019 Hà Nội đã cố gắng bổ sung thêm hơn 300 phòng học mới và nới sĩ số lớp 10 các trường THPT công lập lên 45 học sinh/lớp (trước là 40 học sinh/lớp) nhưng số lượng học sinh bị loại khỏi trường công vẫn còn 38%

Theo Tuổi trẻ

Đỗ Lực
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Pháp luật - 3 phút trước

Liên quan vụ nữ sinh lớp 11 tại Gia Lai bị đâm tử vong, Cơ quan điều tra cho biết, 2 nữ sinh này học tại 2 trường khác nhau, không quen biết nhau mà chỉ trao đổi qua mạng xã hội.

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ giảm mưa trời nắng, nhiệt độ trong ngày tăng nhanh. Trong khi Nam Bộ tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 2 giờ trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 2 giờ trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 2 giờ trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 12 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Top