Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khó lường như siêu bão Haiyan

Thứ hai, 10:36 11/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chưa một trận bão nào như cơn bão số 14 (tên quốc tế là Haiyan, tức Hải Yến) lại khiến người dân và các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương lo lắng, khẩn trương phòng chống đến vậy, nhất là khi nó đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân Philippines...

Khó lường như siêu bão Haiyan 1

Lực lượng biên phòng Quảng Ninh kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão an toàn. Ảnh: Minh Hải

 
Nơi thở phào, nơi cuống quýt

Cuối ngày 10/11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã họp báo thông báo sự chuyển hướng đột ngột của cơn bão Hải Yến. Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tâm bão được xác định là Hải Phòng, Thái Bình và Quảng Ninh. Sau đó, bão sẽ di chuyển tiếp lên phía Bắc, tan thành áp thấp nhiệt đới trên địa phận Trung Quốc. Ông Tăng đưa ra cảnh báo, các đảo Cát Bà, Cát Hải, Cô Tô cần phải khẩn trương phòng tránh bão vì đây là các điểm sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Lê Minh


Từ lúc còn ở ngoài khơi Thái Bình Dương, bão Hải Yến đã gây hoang mang cho người dân các tỉnh dọc từ miền Trung đến Đông Bắc Bộ nước ta. Sau khi quét qua Philippines khiến hàng nghìn người bỏ mạng, bão  Hải Yến  đã tiến vào khu vực biển Đông với hướng đi và bán kính được dự báo sẽ ôm trọn miền Trung. Ngay từ ngày 9/11, các địa phương từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã hối hả các phương án đối phó với cơn bão được xem là mạnh nhất thế giới trong năm nay.

Tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và Thăng Bình (Quảng Nam), người dân thậm chí phải đào hầm chữ A để làm nơi trú tránh khi bão về. Tại Đà Nẵng, quân đội đã huy động xe đặc chủng cho cuộc chiến với cơn bão Hải Yến đỏng đảnh. Từ Quảng Bình tới Phú Yên, chính quyền lên kế hoạch sơ tán, di dời gần 700.000 dân khu vực ven biển. Sự lo ngại về một thảm họa thiên tai khủng khiếp vùi dập miền Trung càng lên cao khi bão chưa vào nhưng đã khiến 3 người chết (hai người tử vong do bị ngã trong khi chặt cây phòng chống bão, một phóng viên đi tác nghiệp bão gặp tai nạn).

Các công trình thủy điện ở miền Trung – Tây Nguyên xả đón lũ. Vietnam Airlines hủy hàng loạt chuyến bay.  Các đồn biên phòng, trụ sở trường học, trụ sở UBND xã, huyện và các công trình kiên cố đều trở thành nơi trú tránh cho dân. Người dân ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế) thậm chí đã phải chủ động tự dỡ mái nhà trước khi bão đến. Tại Nghệ An, ngành giáo dục cũng đã cho tất cả học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học các ngày 10,11 và cả ngày 12/11 nếu tình hình thời tiết xấu.

Mọi sự chuẩn bị được xác định như một cuộc chiến khó tránh với cơn bão mạnh chưa từng có trong lịch sử. Thế nhưng, từ trưa 10/11, cơn bão Hải Yến bất ngờ bẻ cong đường đi, men theo bờ biển và áp sát miền Bắc. Các tỉnh miền Trung “thở phào” chốc lát rồi cấp tập đối phó với khả năng lũ lớn. Thanh Hóa hối hả hoàn tất việc di dân tại các khu vực xung yếu. Nhưng đúng 15h cùng ngày, tỉnh này ngừng lệnh di dân khi cơn bão Hải Yến uốn éo về vùng biển Vịnh Bắc Bộ, tìm tới khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình.

Sức mạnh khủng khiếp của bão Hải Yến đã khiến các tỉnh ven biển phía Bắc không một chút lơ là. Ngay trong ngày 10/11, UBND tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm cấm các loại tàu thuyền ra khơi hoạt động, các tàu đang hoạt động ngoài khơi phải về các nơi trú tránh an toàn. Các khu dân cư triền đồi, khu mỏ than phải chuẩn bị sẵn sàng. Tại Hải Phòng, trưa 10/11 người dân còn bình thản thì buổi chiều cùng ngày đã cấp tập dự trữ thực phẩm, chằng néo nhà cửa. Khu vực huyện đảo Cát Hải không còn bóng dáng tàu cá nào hoạt động. Bão được dự báo sẽ quét Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình từ 22h đêm 10/11 đến 4h sáng 11/11.
 
Cẩn thận không thừa
 
Khó lường như siêu bão Haiyan 2

Bão không vào, nhưng cũng gây sóng to tại biển Đà Nẵng. Ảnh: Đức Hoàng


Sự phức tạp của siêu bão Hải Yến khiến công tác chuẩn bị ứng phó càng cận trọng hơn. Thậm chí, dự báo đường đi của bão của các đài thủy văn quốc tế cũng khác nhau. Nhật Bản tính toán hướng đi của tâm bão Hải Yến sẽ từ biển Đông xuyên giữa Vịnh Bắc Bộ và vào Trung Quốc. Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương của Việt Nam cho rằng bão sẽ tiến thẳng vào bờ các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, sau đó tiến đến Trung Quốc. Dự báo của Hải quân Hoa Kỳ cũng thể hiện đường đi bão Hải Yến gần giống như của Việt Nam. Khu vực Hòn Dáu (Hải Phòng) là tâm điểm của cơn bão khủng khiếp này.

Do vậy, một chuyện hi hữu trong lịch sử, các địa phương cách nhau cả nghìn cây số cùng chống đỡ với một cơn bão – đến 18h ngày 10/11 được dự báo là đang suy yếu dần nhưng không đủ khiến người dân các tỉnh phía Bắc an tâm. Thậm chí, ở miền Trung, hoàn lưu bão vẫn gây mưa lớn, gió giật mạnh và nguy cơ lũ lớn. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục kiểm tra, thị sát các công tác phòng chống, trú tránh, đặc biệt các điểm xung yếu điều tiết mưa lũ ở một số địa phương (từ Quảng Trị đến Thanh Hóa). Phó Thủ tướng yêu cầu chính quyền cần nắm chắc thông tin trước mọi diễn biến của cơn bão số 14 còn rất khó lường.

Tại Thanh Hóa, từ 16h30 ngày 10/11, người dân bắt đầu trở về nhà. Công tác di dân tại 6 huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia như lệnh khẩn cấp vào buổi sáng cùng ngày đã phát đi phải dừng lại kịp thời tránh lãng phí, gây mất an ninh trật tự. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn yêu cầu sẵn sàng thay đổi tình huống trong trường hợp mưa lớn, đặc biệt ở các huyện miền núi.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có phương án bảo vệ an toàn các cơ sở dầu khí trên biển và đất liền. Tại Hà Nội, với thông tin bão có thể gây ngập “khủng” ở mức 200-300mm, trên 600 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông ngay trong ngày 10/11 đã được yêu cầu ứng trực, làm nhiệm vụ trong thời gian diễn ra cơn bão Hải Yến; Huy động 16 chiếc xe cứu hộ để làm nhiệm vụ ứng cứu xe bị chết máy do ngập úng.

Chắc chắn, những sự phòng bị có thể tốn rất nhiều sức người sức của nói trên là cần thiết, để không bao giờ ân hận, hối tiếc nếu những điều tồi tệ nhất xảy ra.
 
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt
 
Ngày 10/11, Bộ Y tế đã phát đi khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm vệ sinh thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước và dùng Cloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trung nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế chỉ định để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm , đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

- Bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Trước đó, trong các ngày 7, 8, 9/11/2013, Bộ Y tế cũng đã phát đi các công điện về việc triển khai công tác chủ động ứng phó với siêu bão Hải Yến. Trong công điện số 7255/CĐ-BYT lúc 10h ngày 9/11 (công điện số 4 về ứng phó siêu bão Hải Yến), Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão của ngành y tế.

Võ Thu
 
Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo chống bão

Ngay từ khi bão số 14 hình thành và có dấu hiệu ảnh hưởng đến nước ta, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc chuẩn bị ứng phó bão.

- Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Cà Mau và 3 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum) chỉ đạo công tác đối phó với bão và mưa lũ sau bão. Thủ tướng đã cử các Phó Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tổ chức các đoàn công tác để trực tiếp chỉ đạo công tác đối phó với bão.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện số 90/CĐ-TW hồi 10h ngày 8/11 chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với tình hình ngập, úng do có thể mưa to tại Thủ đô Hà Nội. Và liên tục trong các ngày sau đó, đều có công văn đốc thúc thực hiện.

- Bộ NN&PTNT đã cử các đoàn công tác, chuyên gia để giúp địa phương trong công tác chỉ đạo, vận hành các hồ chứa và neo đậu tàu cá đảm bảo an toàn; Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản chỉ đạo các địa phương xả nước đón lũ các hồ chứa từ Thanh Hóa đến Phú Yên.

- Bộ Ngoại giao đã có công hàm tới Đại sứ quán các nước: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân, tàu, thuyền của Việt Nam vào tránh trú và hỗ trợ trong trường hợp bị nạn, gặp sự cố.

- Bộ Y tế, Bộ VH-TT&DL, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thủy sản, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có công điện và văn bản gửi các cơ quan liên quan chỉ đạo ứng phó.
 
Võ Hải
Việt Nguyễn
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 21 phút trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 2 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Top