Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi tinh hoa là nếp sống dân thường!

Thứ hai, 08:00 08/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Cây rau khúc đã nở trắng như rắc phấn trên những đám ruộng vừa cày ải ở Đồng bằng Bắc Bộ. Hoa chạc chìu đã le lói dọc những triền đồi miền Trung. Mùa xuân đã đến rồi!

 

 

Vì sao phòng khách người Việt thường rộng nhất?

Trước khi chuẩn bị tiền thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên, Công ty may Trường Thọ tổ chức một chuyến đi từ thiện, mang áo ấm đến cho các cháu nhỏ vùng cao. Công nhân của công ty mỗi người may cho các cháu một chiếc áo ấm ba lớp, đảm bảo để trời rét đến mấy, các cháu cũng có thể đi học được.

Đây không chỉ là một chuyến đi từ thiện mà là một chương trình dài ngày, chia làm nhiều đợt và mỗi đợt nhắm tới một địa chỉ cụ thể. Địa chỉ của đợt đầu tiên này là Trường Mầm non xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nậm, tỉnh Bắc Kạn. Pác Nậm là một trong 63 huyện nghèo nhất Việt Nam và Giáo Hiệu là xã nghèo nhất nhì của Pác Nậm. Biết tin có chuyến đi này, một nhóm sinh viên tình nguyện cũng xin được tham gia. Các anh chị sinh viên mang cho các bé vùng cao bim bim, bánh quy và kẹo mút. Quà của sinh viên chỉ thế thôi nhưng tấm lòng thì thật đáng trân trọng. Người Việt Nam ta vốn như vậy: Bưng bát cơm ăn nghĩ đến người còn phải ăn cháo. Thương người như thể thương thân!

Đoàn chúng tôi đến thị xã Bắc Kạn khi trời đã tối hẳn. Biết tin có đoàn từ thiện ở Hà Nội lên, một bà mẹ trẻ tên là An đã ra tận ô tô mời cả đoàn vào nhà dùng cơm tối. Đoàn chúng tôi 18 người, thêm 4 người của gia chủ là 22 người, chị An phải dẹp toàn bộ phòng khách đi mới đủ chỗ ngồi cho mọi người. Trong mỗi căn nhà của người Việt, phòng khách là rộng nhất và đẹp nhất, khác với ở phương Tây, nhà của họ phòng ngủ và phòng ăn là rộng nhất. Chỉ là cái phòng khách thôi nhưng nó thể hiện tâm hồn Việt, văn hóa Việt.

Lấy ân báo oán

Trong kho tàng, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một câu rất hay – “Lá lành đùm lá rách”. Chỉ một câu ấy thôi đủ nói hết sự nhân hậu và bao dung trong tâm hồn người Việt. “Lá lành đùm lá rách” là sự đùm bọc sẻ chia, là cốt lõi của tinh thần đoàn kết dân tộc. Ở các nước trên thế giới, giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số có một khoảng cách khá xa mà lịch sử không xóa được nên luôn xảy ra xung đột, thậm chí phát triển thành những cuộc nội chiến khốc liệt. Còn ở Việt Nam thì không có mối xung đột giữa các dân tộc. 54 tộc người Việt Nam đều là một, như cây một gốc, sông một nguồn.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn                        (Ca dao)

Đó là cội rễ của đại đoàn kết dân tộc! Đó là một nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Trong tác phẩm “Tam Dân Chủ nghĩa”, Tôn Trung Sơn khẳng định: “Cái mà người Trung Quốc sùng bái nhất là chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa tông tộc, không có chủ nghĩa quốc tộc. Người ta hy sinh cho gia tộc và tông tộc. Còn đối với Quốc gia, trước nay người ta chưa hề có một lần hy sinh cực lớn, do đó sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ có thể đạt đến tông tộc, chưa mở rộng đến Quốc gia”. Ai đọc Tam Quốc diễn nghĩa đều thấy người ta giết nhau không phải vì đất nước mà để cho họ Lưu, họ Tào, hay họ Tôn cai trị thiên hạ. Xem những bộ phim truyền hình sau này, ta thấy các dòng họ của xứ người trả thù nhau liên miên. Và nhân vật nổi tiếng nào cũng nói câu: “Quân tử báo thù 10 năm chưa muộn”! Đó là triết lý của kẻ ngụy quân tử chứ không phải là quân tử đích thực. Người quân tử không báo thù!

Người Việt dặn nhau rằng: “Lấy ân báo oán thì oán tiêu tan. Lấy oán báo oán thì oán chất chồng”. Lịch sử 4.000 năm dân tộc Việt rất ít khi có chiến tranh giữa các dòng họ. Lịch sử Việt Nam ta từ Đinh, Lý, Trần, Lê, tên nước vẫn là Đại Việt, không mang tên một dòng họ nào cả. Và chỉ những người xả thân vì Tổ quốc mới được tôn là anh hùng. Đó là cái khác của tâm hồn Việt và văn hóa Việt.

Văn hóa là nền tảng

Các nhà tài trợ chụp ảnh với 10 cháu bé có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: T.L
Các nhà tài trợ chụp ảnh với 10 cháu bé có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: T.L

 

Gần 600 năm trước, Nguyễn Trãi đã lấy văn hóa làm nền tảng cho chủ quyền dân tộc. “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xây nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Cao hơn nữa, Nguyễn Trãi đã nêu lên thực chất của chế độ cai trị mà Việt Nam phải theo là con đường “Chí nhân, đại nghĩa”. Tinh thần đại đoàn kết là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. Tinh thần này thấm sâu vào tâm thức của người Việt và biến thành hành động cao cả. Công ty may Trường Thọ là một doanh nghiệp tư nhân. Không ai chỉ thị cho công ty phải may áo ấm cho các cháu nhỏ vùng cao. Nhưng ngay từ khi đợt gió mùa đầu tiên tràn vào miền Bắc nước ta, lãnh đạo công ty đã phát động chương trình “Đông ấm vùng cao” và được toàn bộ công nhân của công ty nhiệt tình ủng hộ. Lương tháng của công nhân ngành may ở nước ta không cao, nếu không muốn nói là thấp, nhưng mỗi công nhân vẫn tình nguyện may cho mỗi em nhỏ vùng cao một chiếc áo ấm. Ngoài ra họ còn bớt tiền lương để mua sách vở, giấy bút, đường sữa, mì tôm gửi lên Trường Mầm non Giáo Hiệu. Đó là “lá lành đùm lá rách”!

Có một cụ già gần 70 tuổi ở số nhà 28 phố Hội Vũ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, ngày nào cũng ngồi đan áo len gửi cho các em học sinh tiểu học ở các tỉnh vùng cao. Đó là cụ Cao Kim Doanh. Cứ đan được 200 chiếc áo là cụ Doanh lại nhờ các đồng chí Bộ đội Biên phòng mang lên các tỉnh miền núi để mặc cho các cháu. Tôi thật sự bất ngờ khi biết lương hưu của cụ Doanh chưa tới 3 triệu đồng/tháng. Đây là trường hợp lá rách ít, đùm lá rách nhiều. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt được khởi nguồn từ những tấm lòng như vậy. Những tấm lòng như vậy làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù. Trong bài phú Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã khái quát sức mạnh của dân tộc bằng 2 câu thơ:

“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng”.

Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì viết: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu, bốn biển một nhà. Biết chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa, sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin”. Như vậy là Bác Hồ đã nâng tâm hồn Việt, văn hóa Việt lên một tầm cao mới, tầm cao thời đại.

Cứu người là “đạo” lớn nhất

Võ Hoàng Yên sinh năm 1975 tại xã Cái Rồng, huyện Cái Nước, Cà Mau. Năm 12 tuổi, đang học lớp 6, đến giờ tan trường, cậu bé Võ Hoàng Yên mang ba lô sách đi thẳng đến chùa Cái Nước xin được tu ở đây. Bố mẹ đến năn nỉ hết lời nhưng Võ Hoàng Yên vẫn không chịu về nhà. Từ đây, cậu bé Yên đã lần lượt tu ở 16 chùa khác nhau tại các tỉnh miền Nam. Võ Hoàng Yên vừa học Phật pháp, vừa học chữa bệnh, vừa học văn hóa cho tới hết đại học. Tốt nghiệp đại học, Võ Hoàng Yên lang thang đi chữa bệnh khắp nơi trong cả nước. Nói chính xác là anh không chữa bệnh mà chữa tật, chỉ chữa bại liệt và câm điếc. Bệnh thì hôm nay bị, ngày mai có thể khỏi, còn tật thì khi nằm trong quan tài rồi vẫn là người tàn tật. Võ Hoàng Yên nói: “Số phận những người tàn tật khổ lắm. Lý tưởng cao nhất của đức Phật là cứu khổ nên tôi cố học khoa bấm huyệt để cứu giúp những người tàn tật”. Ngày đi chữa bệnh cho thiên hạ, đêm về một ngôi chùa nào đó xin ăn ngủ.

Năm 2009, Võ Hoàng Yên gặp một ca bệnh cực kỳ nặng mà y học thế giới đã bó tay. Đó là cô Nguyễn Thu Trang. Năm lên 4 tuổi, Thu Trang bị viêm não Nhật Bản và phải sống thực vật. Bệnh viện đã tích cực chữa trị cho Thu Trang suốt 2 năm trời nhưng không có chuyển biến gì. Các bệnh viện lớn trên thế giới sau khi biết bệnh tình của Thu Trang cũng từ chối chữa trị. Võ Hoàng Yên gặp Thu Trang khi cô đã 24 tuổi. Đây là một bệnh nhân “5 không” – không nghe được, không nói được, không ăn được bằng miệng, không ngồi được và không biết gì. Thế nhưng, sau 3 năm kiên trì cứu chữa, Võ Hoàng Yên đã trả lại cho gia đình ông Nguyễn Thanh Bình người con gái hoàn toàn khỏe mạnh và xinh đẹp. Năm 2014, Thu Trang đã lấy chồng là một kỹ sư tin học và năm 2015, cô đã sinh con trai đầu lòng.

Từ bấy đến nay, Võ Hoàng Yên đã chữa bệnh hoàn toàn từ thiện cho hàng vạn người. Đã có rất nhiều, rất nhiều những em bé bị câm điếc sau khi được thầy Yên bấm huyệt đã nghe nói được và đã cắp sách đến trường. Rất nhiều, rất nhiều những người bị bại liệt sau khi được thầy Yên bấm huyệt đã bỏ xe lăn, đứng lên và đi lại bình thường. Trường hợp sống thực vật mới nhất đã được Võ Hoàng Yên trả lại sự sống bình thường là Nguyễn Đăng Ngọc. Năm 22 tuổi, Ngọc bị tai nạn xe máy, chiếc xe lao xuống sông Kinh Thầy, còn Ngọc thì đâm thẳng đầu vào gốc cây, mũ bảo hiểm nát bươm, đầu bê bết máu. Ngọc được đưa tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cấp cứu và sống thực vật hoàn toàn. Sau 72 lần bấm huyệt, Võ Hoàng Yên đã biến một chàng trai sống thực vật trở thành một thanh niên khỏe mạnh bình thường. Nguyễn Đăng Ngọc trở thành con người bình thường, còn Võ Hoàng Yên thì đã làm được một việc phi thường.

Tôi là người Việt Nam!

Không phải ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, Võ Hoàng Yên cũng đã làm những việc phi thường. Ông là người thầy thuốc Việt Nam được mời đi chữa bệnh ở nước ngoài nhiều nhất. Thầy Yên đã đi chữa bệnh ở Đan Mạch, Canada, Nhật, Pháp, Úc, Trung Quốc, Hoa Kỳ… . Ở bang California (Hoa Kỳ), thầy Yên đã chữa khỏi bệnh cho hàng nghìn người. Ông làm việc giữa hàng trăm máy quay của rất nhiều hãng truyền hình của Hoa Kỳ. Hơn 1.000 bác sĩ Mỹ đã đến xem thầy Yên chữa bệnh tại chùa Việt Nam. Thống đốc bang California cũng đến xem Võ Hoàng Yên chữa bệnh. Có 2 ca bệnh khiến mọi người phải sửng sốt. Một là bé gái Lania 8 tuổi, chân phải ngắn hơn chân trái 5cm. Em không đi được, cố đi thì mỗi ngày ngã tới hàng chục lần. Sau hơn nửa giờ bấm huyệt, thầy Yên đã làm cho 2 chân của em dài bằng nhau và em đã đứng lên, đi một vòng chào mọi người, còn mẹ em thì quỳ lạy thầy Yên như một vị thánh. Ca thứ hai là một cụ già 75 tuổi, bị câm điếc bẩm sinh. 75 năm cụ không nghe, không nói được. Vậy mà sau nửa giờ bấm huyệt, Võ Hoàng Yên đã khiến đôi tai cụ nghe được như người bình thường. Và khi nghe thầy Yên tập nói cho cụ bằng tiếng Anh thì cụ nói rất trôi chảy. Thống đốc bang California đã đến tận chùa Việt Nam tặng bằng khen cho Võ Hoàng Yên và có nhã ý mời thầy Yên nhập quốc tịch Mỹ. Nhưng thầy Yên cám ơn và nói: “Tôi là người Việt Nam và quốc tịch của tôi mãi mãi là Việt Nam”.

Như thường lệ, Tết Bính Thân này, tôi lại về quê ăn Tết, đoàn tụ với ông bà, tổ tiên. Quê tôi là một làng cổ xứ Nghệ, nơi khởi nghiệp của danh tướng Cao Lỗ, thời An Dương Vương. Đền thờ vị danh tướng này đang tọa lạc ở làng tôi. Di vật của danh tướng Cao Lỗ cũng hiện hữu khắp nơi trong làng tôi. Đó là những cồn đá “cứt sắt” lớn, ghi dấu ngày xưa tướng Cao Lỗ luyện sắt để rèn đúc vũ khí. Và văn hóa nghìn năm của người Việt vẫn hiện hữu nguyên xi ở làng tôi qua tục gói bánh chưng đón Tết. Tôi ngả chiếc nong tre, trải lên đó 3 lớp lá để gói bánh, theo cách thức nghìn năm, lá lành đùm lá rách. Bánh chưng được gói bằng gạo nếp, nhân bánh bằng đỗ xanh, chiếc bánh được buộc bằng sợi lạt trúc dẻo dai và bền chặt. Tâm hồn của người Việt gửi trong chiếc bánh đó! Triết lý sống của người Việt hiện hữu trong chiếc bánh đó! Nó mộc mạc mà thơm thảo, giản dị mà gừng cay muối mặn.

Người châu Âu đêm Giao thừa bỏ một đồng tiền vàng vào giày của con trẻ để sáng mai chúng cầm lên và mơ ước về hạnh phúc. Còn người Việt Nam ta, Tết đến thì trồng cây nêu ở đầu làng để đuổi tà ma, quỷ quái và rước ông bà, tổ tiên về sum vầy cùng con cháu. Lễ vật mà con cháu dâng lên các bậc tiền nhân là chiếc bánh chưng xanh, trong đó “lá lành đùm lá rách”. Tất cả sản vật để làm nên chiếc bánh đều sinh ra từ đất Việt, không có bóng dáng một thứ ngoại lai nào, không có nền văn minh kim tiền, cũng không có nền văn minh điện tử.

Tất cả chỉ là tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam!

Tháng 7 năm 2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng mang tên Võ Hoàng Yên. Đây là cơ sở chữa bệnh công lập đầu tiên ở nước ta mang tên một người thầy thuốc đang sống. Đây cũng là cơ sở chữa bệnh duy nhất ở Việt Nam, bệnh nhân không phải trả tiền dịch vụ khám, chữa bệnh và ăn uống cũng không phải trả tiền. Bếp ăn từ thiện của Trung tâm mỗi bữa phục vụ từ 200-250 suất ăn.

 

“Lá lành đùm lá rách” là một trong những câu thành ngữ hay nhất của người Việt Nam ta. Cao hơn cả một câu thành ngữ, “Lá lành đùm lá rách” trở thành triết lý sống cao cả của người Việt. Hơn 90 triệu người dân Việt Nam biết câu thành ngữ này và sống theo triết lý này! Đó là tinh thần đùm bọc yêu thương nhau, vượt ra ngoài phạm vi gia tộc, tông tộc và cả quốc tộc. Nhờ triết lý sống “Lá lành đùm lá rách” mà người Việt ta cố kết lại với nhau tạo thành sức mạnh vô địch, vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù. 

Nhà văn Hoàng Hữu Các/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top