Hà Nội
23°C / 22-25°C

Huyền thoại những ngôi đền cá Ông

Thứ bảy, 14:00 21/04/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Dọc những vùng biển có cá Ông (cá voi) dạt vào và ở lại tại Quỳnh Lưu- Nghệ An đều lưu truyền những câu chuyện lạ lùng nhuốm màu kỳ bí.

Những câu chuyện ấy như để chứng minh cho sự linh thiêng của loài cá mà ngư dân nơi đây đang thờ cúng hàng trăm năm qua.

Những ngôi mộ cá Ông được xây cất cẩn thận trong ngôi đền Đức Ông ở Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

 
Xây mộ, dựng đền, lập miếu
 

Tục thờ cá Ông là tín ngưỡng lâu đời của người dân biển Quỳnh Lưu, như trở thành một nét văn hóa gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Cá Ông chính là cá voi xanh, khi gặp người bị nạn trên biển sẽ cứu sống đưa lên bờ. Bắt nguồn từ lẽ đó mà người dân quan niệm rằng cá Ông sẽ mang lại may mắn, phước lành, làm ăn phát đạt cho người đi biển.

Xã Quỳnh Thọ là một trong 14 xã bãi ngang ven biển của huyện Quỳnh Lưu. Nằm sâu trong làng, gần với con đê chắn biển là ngôi đền thờ cá Ông đã có từ rất lâu đời, cũng như chôn cất nhiều cá Ông nhất so với các xã ven biển khác. Đằng sau ngôi đền vẫn còn nguyên ba ngôi mộ của ba Ông và theo như lời người dân thì ngôi đền vô cùng linh thiêng, không chỉ với những người đi biển mà với tất cả mọi người.

Theo lời kể của cụ Ngô Xuân Trước (94 tuổi), người am hiểu và nắm rõ nhất về lịch sử ngôi đền: Đền Đức Ông đã có từ thế kỷ XIII. Ngày đó, ngồi đền không phải thờ cá Ông mà thờ vua nhà Trần, sau đó thì thờ cả Sát Hải tướng quân Yết Kiêu, người có biệt tài về nghề sông nước, có công đánh giặc Nguyên Mông.

Đến thời nhà Nguyễn (Đồng Khánh năm thứ nhất), Ông cá voi đầu tiên mới dạt vào đây và được nhân dân đưa vào ngôi đền tôn làm Đại Nhân ngư ông cùng thờ. Sau đó, ngôi đền được đưa vào trong làng để nhân dân tiện thờ cúng, chỉ còn lại cái móng phía ngoài biển.

Tuy nhiên vùng đất Lạch Thơi chẳng biết có nhân duyên gì mà năm 1942, lại có tiếp một Ông cá voi nữa dạt vào. Điều đặc biệt là lúc đó Ông vẫn còn sống. Người dân tìm cách đưa Ông trở lại biển khơi nhưng Ông vẫn cứ quay về cửa lạch. Đến đúng ngày 17/3 thì Ông từ trần. Ngư dân làng Quỳnh Thọ bèn lập lại ngôi đền ở móng cũ ngoài cửa biển, rồi thờ rước các vị ngày xưa cùng vào thờ với Ông. Từ đó ngôi đền tọa lạc yên ổn ở vùng đất quay mặt ra biển.

Sự việc lại tiếp tục xảy ra khiến người dân càng tin hơn vào sự thiêng liêng của mảnh đất này khi cách đây 25 năm, tức năm 1987, một cá Ông nhỏ, gọi là Tiểu Nhân Ngư hoàng Cô dạt vào và cũng được nhân dân đưa vào đền.

Ông Mai Văn Nhâm (70 tuổi) là người hiện đang trông coi ngôi đền cho biết: "Hàng năm, dân làng chúng tôi vẫn vẫn lấy ngày 17/3, chính là ngày mà Ông thứ hai đã về đây rồi mới từ trần làm ngày giỗ chung của các Ông. Các Ông linh thiêng lắm! Còn nhớ ngày Ông về, Ông vẫn còn sống. Ông đi từ phía ngoài Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Hải... rồi vào đây, cứ lặn xuống, rồi lại nổi lên phụt nước như một con tàu. Nhưng hễ ngư dân dùng thuyền đưa ông trở ra biển thì Ông lại quay vào.
 
Ông nội tôi lúc đó vốn là một nhà Nho, đồng thời cũng là thầy cúng, đã lập bàn thờ thắp hương và kính cẩn khấn vái thì lúc đó bỗng nhiên cá Ông từ từ  bơi về phía đầu làng rồi  tắt thở. "Cũng theo lời ông Nhâm thì cá Ông hồi đó to lắm, người đứng ở đầu với người đứng ở phần đuôi cá không nhìn thấy mặt nhau.  "Sau đó, nhân dân đã đưa  cá Ông vào lập đền thờ, rồi chính ông nội tôi là người đã thay mặt dân làng chịu tang Ông đúng 2 năm 3 tháng 10 ngày như để tang cha mẹ mình", ông Nhâm nói.

Không chỉ ở xã Quỳnh Thọ có đền thờ cá Ông mà ở những xã khác như Quỳnh Long, Quỳnh Tiến... đều có những ngôi miếu và mộ thờ cá Ông. Đối với những người dân biển, nơi nào được  cá Ông vào và ở lại đồng nghĩa là sẽ đem những may mắn, an lành, phát đạt. Vì thế họ luôn tổ chức làm đám tang, chôn cất rồi xây dựng đền, miếu để thắp hương thờ cúng cá Ông.

 Tháng 8 năm 2011, một cá Ông dạt vào bãi biển Quỳnh Tiến, nặng tới 9,8 tấn làm náo động cả một vùng quê biển. Bà Hứa Thị Sơn (66 tuổi) nói: "Hôm đấy quả là một ngày đặc biệt, tôi cứ nhớ như in cho tới tận bây giờ. Ông to lắm,vì thế người ta không thể chôn Ông theo cách bình thường được mà phải xẻ ông ra. Từ lúc bắt đầu xẻ ông ra cho đến lúc đưa sang làng bên kia (làng Sơn Hải, xã Quỳnh Tiến) để chôn cất trời mưa như  trút.
 
Cả làng từ già đến trẻ  khóc  khi đưa tiễn cá Ông từ 9h đêm tới tận 2 giờ sáng. Đến khi chôn cất Ông xong xuôi thì trời lại tạnh ráo, trong lành..." -  Bà Sơn cho biết thêm, mấy chục năm trước, dân làng tôi đi biển cũng vớt được một dẻ xương của cá Ông, dài đến gần 10m. Chúng tôi cũng đưa về làm tang, đưa ông vào miếu thờ, cái ngày chôn mảnh xương đó của ông xuống, trời cũng mưa rất to.  Cá Ông thiêng như thế cho nên dân chúng tôi rất tin và thờ cúng chu đáo lắm.
 

Ông Mai Văn Nhâm - người trông coi đền Đức Ông bên mộ cá voi.

 
Những chuyện ly kỳ
 

Ông Hồ Ngọc Cường, Phó chủ tịch UBND xã Tiến Thủy cho biết: Người dân biển họ luôn có một niềm tin đối với cá Ông, bắt nguồn từ việc cá voi là loài cá luôn cứu người hay tàu thuyền bị nạn trên biển. Ngày xưa đi biển, mỗi lần nhìn thấy cá voi là ngư dân lại rắc muối và gạo xuống. Xã Quỳnh Tiến có một ngôi miếu thờ cá Ông, tại đây chôn một cái xương cá do người dân đi biển vớt được, và một ngôi mộ cá Ông ở ngoài eo biển chôn cất con cá Voi mà năm ngoái đã dạt vào đây. Người dân đi biển vẫn thường ra 2 nơi đó thắp hương, cầu khấn để cá Ông phù hộ cho họ đi thuyền gặp nhiều may mắn, bội thu, thuận buồm xuôi gió và bình an trở về.

Xung quanh ngôi Đền Đức Ông (xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu) lưu truyền những chuyện vô cùng ly kỳ, bí ẩn. Người dân nơi đây vẫn nhắc với nhau về sự "trừng phạt" của các ngài khi có người cố tình mạo phạm.

Chuyện kể lại cách đây cũng khá lâu, có  một thanh niên vào đền nói năng bậy bạ, đập phá lung tung, về nhà bỗng phát bệnh. Gia đình chữa hết thầy này thuốc khác thuốc mà vẫn không khỏi. Anh ta cứ mê sảng suốt ngày. May mà người nhà đến đền đặt lễ, xin nước dược về uống thì bỗng chốc anh thanh niên đó khỏe lại ngay(?!). Ông Nhâm cũng nói: "Bây giờ người ta uống thuốc Tây nhiều chứ ngày xưa, trong dân làng có người bị ốm, cứ ra đền xin nước dược về uống là khỏi. Trong đền còn để sẵn cả một chum nước để người dân đến lấy nước. Có người, không biết thế nào lại đi lấy trộm cái chum về, đêm nằm thấy có người đến đòi mà phải mang ra trả đấy."

Thời cải cách, thực hiện việc bài trừ duy tâm và mê tín dị đoan, người ta cũng đã đến để dỡ ngôi đền này. Tuy nhiên, khi có người trèo thang lên, vừa chạm tay vào viên ngói một cái là người đã ngã ngay xuống đất, nhưng lại không hề hấn gì. Thấy vậy, người ta mới sợ, không dám phá đền nữa.

Đến những năm 1980, khi bộ đội, dân quân muốn xây chòi canh biển ở chỗ ngôi đền này, nhân dân lập bàn thờ cúng xin các thần cho phép, lễ xong thì ngôi đền bốc cháy rừng rực. Người ta bảo nhau: "Thế là các ngài cho phép rồi đấy" lúc đó mới tiến hành xây dựng. Đến nay, đền thờ chỉ là một phần phía sau của đền ngày xưa thôi và đã được tu tạo lại nhiều.

Sự linh thiêng, kỳ bí của đến thờ Đức Ông còn được ông Nhâm kể lại bằng chuyện chính ông "tai nghe, mắt thấy, tay sờ". Ông kể: "Cách đây mới chỉ có 3 năm, lúc đó chúng tôi định xây lại tường bao ngoài đền cho chắc chắc, khi đào móng lên thì gặp phải phiến đá chắn lại, dưới đó ngóc lên cái đầu một con rắn hổ mang to như bắp chân. Ai cũng sợ, không dám đào tiếp. Nhưng tôi lại tin chắc chắn rằng đó không phải là một con rắn bình thường, mà là thần hiển linh.
 
Một mình tôi dám cầm xà beng, nạy phiến đá ra rồi thò tay cầm cổ con rắn hổ mang kéo lên mà không hề bị cắn. Sau khi lôi lên, tôi nhẹ nhàng thả xuống, con rắn từ từ cuộn mình trườn về phía mộ cá Ông rồi biến mất". Ông khẳng định đây là chuyện hoàn toàn có thật vì "nếu lúc đó chỉ một mình tôi trông thấy thì không nói làm chi, nhưng sự việc xảy ra ngay giữa ban ngày. Từ lúc lôi ra con rắn cầm lên đến khi thả xuống, bao nhiêu người đứng bên ngoài la hét vì sợ tôi bị cắn mà".

 Tin vào sự linh thiêng của ngôi đền với nhiều những câu chuyện kỳ lạ xảy ra nên cứ vào ngày rằm và mùng 1 là người dân lại đến thắp hương rất đông. Không chỉ dân ở trong làng Quỳnh Thọ mà còn dân cả những nơi khác đến nữa. Họ đến mang theo ít hoa quả, hương vàng, thắp nén nhang để cầu xin Ông cho sức khỏe, may mắn, thành đạt trong công việc. Hay đơn giản là đổi lấy sự bình an trong tâm mình khi tin rằng những lời thành khẩn đến được với đức Ông thì sẽ  được phù hộ cho người thân đang đi đánh cá ngoài khơi xa được an toàn và bội thu.

Ngư dân xã Quỳnh Tiến cũng thờ cúng cá Ông rất thành kính. Bà Thị Sửu  cho biết: "Con trai tôi đi biển, cứ mỗi lần tàu thuyền ra khơi là ở nhà con dâu tôi lại mang hương ra mộ cá Ông hoặc ra miếu thắp hương để cầu bình an cho chồng".

Bá Hứa Thị Sơn cũng khẳng định: "Người dân biển chúng tôi tin vào cá Ông lắm. Từ ngày Ông về đến nay, công việc làm ăn của dân ở đây phát đạt hơn nhiều. Thuyền bây giờ mỗi lần ra khơi, cứ chu kỳ 15 ngày là về, thuyền lớn thì cũng thu được đến 500 triệu, thuyền bé hơn thì 250 - 300 triệu, còn trung bình là 400 triệu đồng. Tôi có 2 người con đi câu nên cũng vẫn thường đến miếu, hoặc ra ngôi mộ ngoài biển thắp hương cầu khấn Ông phù hộ".
Hồ Hà
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 5 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 6 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top