Hà Nội
23°C / 22-25°C

Huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk): Người dân bất chấp tính mạng chèo thuyền qua dòng nước dữ

Thứ bảy, 06:55 15/06/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Nếu không muốn xa thêm hàng chục kilômét đường vòng thì người dân phải liều mình chèo bè qua sông để đi làm nương rẫy, mặc cho nước lớn, hiểm nguy rình rập…


Người dân liều mình vượt sông mặc cho nguy hiểm luôn rình rập. Ảnh: Đức Huy

Người dân liều mình vượt sông mặc cho nguy hiểm luôn rình rập. Ảnh: Đức Huy

Đánh cược tính mạng

Nằm cách huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) khoảng 30km, hàng trăm hộ dân thôn 19 và thôn 20 (xã Krông Buk, huyện Krông Pắk) hàng ngày bất chấp tính mạng chèo thuyền vượt sông E Mich đầy hiểm nguy. Chị Nông Thị Dung (trú tại thôn 20) cho biết, trước đây khi đập Krông Buk Hạ chưa xây dựng thì mực nước ở sông thấp, người dân có thể di chuyển qua sông bằng cầu tạm. Tuy nhiên, khoảng 6-7 năm trở lại đây, nước sông dâng cao, người dân 2 thôn phải tự đóng thuyền để vượt sông qua bờ bên kìa.

“Nhà tôi có gần 1ha rẫy trồng cà phê ở bờ bên kia sông. Ngày nào cũng như ngày nào tôi cùng bố mẹ qua bờ bên kia để làm rồi trưa hoặc chiều tối lại chèo về. Mùa nước cạn, gió không lớn thì tôi mới dám đi, chứ mưa to thì chẳng ai qua sông vì sợ thuyền đắm”, chị Dung nói.

Tương tự, bà Long Thị Ngấy (SN 1967, ở thôn 20) cho biết, khoảng 6-7 năm nay gia đình bà phải đi thuyền qua sông để làm nương rẫy. Do không có điều kiện nên nhà bà chỉ đóng được thuyền bằng gỗ. Tuy nhiên, vì thời tiết khắc nghiệt nên thuyền cũng hư và mục dần theo thời gian. Được biết, để làm một chiếc thuyền nhôm thì phải tốn hơn 10 triệu đồng nên gia đình bà không đủ tiền. Do đó, bà phải đi nhờ thuyền của người cháu để tiện việc qua sông.

“Từ bên này qua rẫy tôi chẳng biết bao xa, nhưng phải chèo thuyền gần 1 tiếng mới tới. Sáng tôi đi, có khi trưa về; còn hôm nào nhiều việc thì mang cơm theo rồi ở lại. Hôm nào có gió, tôi không dám đi. Sợ bị lật thuyền lắm. Năm vừa rồi, có 4 mẹ con chèo thuyền chở cà phê từ rẫy về nhà, nhưng chỉ mới đi được nửa đường thì gió to, thuyền lật. May mắn, 4 mẹ con được người dân phát hiện cứu kịp thời, còn 6 bao cà phê bị trôi hết”, bà Ngấy chưa hết bàng hoàng kể lại. Cũng theo bà Ngấy, do sợ bị lật thuyền nên gia đình bà mỗi lần mua phân bón cho cây hoặc tới mùa thu hoạch phải thuê thuyền máy để chở với giá 150.000 đồng/ngày.

Nhiều người dân cho biết, họ không chỉ vượt sông để đi làm nương rẫy mà nếu muốn ra trung tâm xã cũng phải đi qua con đường này. Còn nếu không muốn nguy hiểm rình rập, mọi người phải đi quãng đường dài 18km qua xã Ea Phê, rồi mới về xã Krông Buk. Do đó, những em nhỏ đang tuổi đến trường đa phần được gia đình cho đi học ở xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ) để thuận tiện việc đi lại.

Ngóng chờ cây cầu mới

Theo quan sát của chúng tôi, dù mới đầu mùa mưa nhưng mực nước ở sông vô cùng lớn. Hàng chục chiếc thuyền bằng gỗ và nhôm của người dân luôn được neo đậu hai bên bờ để thuận tiện cho việc đi lại. Những em nhỏ cũng được bố mẹ tập luyện cho chèo thuyền. Không những vậy, đa phần người dân di chuyển qua sông không có áo phao hay bất kì vật dụng gì để cứu hộ, cứu nạn khi gặp sự cố.

Về vấn đề này, ông Hứa Văn Vân (Bí thư Chi bộ thôn 19, xã Krông Buk) cho biết, trước kia khi nước chưa ngập, bà con có thể đi lại trên con đường liên thôn bằng xe hoặc đi bộ. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, mỗi khi đập Krông Buk Hạ trữ nước để cung cấp cho các xã khác thì việc đi lại rất vất vả. Khi đó, khoảng cách hai bên bờ rất xa nên người dân phải đi bằng thuyền. “Bà con không phải đi lại ngày một, ngày hai mà đi làm nương rẫy cả năm. Một con thuyền bình thường cũng đóng từ 3-4 triệu đồng. Tuy nhiên, thuyền bà con tự làm nên đi lại nguy hiểm, sóng to có thể lật thuyền bất cứ lúc nào. Mấy năm qua có 3-4 vụ lật thuyền, may mắn không có người tử vong nhưng nông sản và thuyền bị mất”, ông Vân cho hay.

Cũng theo ông Vân, đặc biệt đến mùa thu hoạch nông sản, bà con vận chuyển hết sức khó khăn, tốn nhiều công sức và tiền thuê vận chuyển. Không những vậy, mưa xuống nước ngập lên cao người dân 2 thôn cũng bị cô lập, tách biệt với những thôn khác.

Ông Vân còn cho hay, nếu có đường đi lại thì người dân đi qua bờ bên kia thuận lợi hơn cho việc ra trung tâm xã giao thương, khám chữa bệnh và cho con em đi học. Tuy nhiên, vì không có đường đi nên phụ huynh đành cho con mình ra huyện Krông Pắk ở trọ để đi học hoặc qua xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ), tùy điều kiện từng gia đình.

Nhận thấy những khó khăn và nguy hiểm rình rập, người dân đã nhiều lần có ý kiến lên các cấp chính quyền để xây dựng cầu, nhằm thuận lợi cho việc đi lại, khám chữa bệnh, con em học hành và phát triển kinh tế. “Vừa qua, nắm bắt ý kiến nhân dân, tỉnh và huyện cũng xuống khảo sát. Còn về cụ thể cầu có được xây dựng hay thời gian bao lâu, đã được phê duyệt chưa thì thôn chưa nắm được. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn nhà nước quan tâm, giúp đỡ xây dựng cho người dân cây cầu”, ông Vân nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Mai Kim Huệ - Chủ tịch UBND xã Krông Buk cho hay, thôn 19 và 20 có khoảng 180 hộ dân. Hai thôn này trước đây thuộc xã Ea Siên, đến năm 2011 cắt chuyển qua địa phận xã Krông Buk. Việc không có cầu đi lại khiến quãng đường di chuyển ra trung tâm xã của người dân xa và khó khăn hơn rất nhiều.

Ông Huệ cho rằng, UBND xã cũng nhiều lần có ý kiến lên huyện về vấn đề này. Mới đây, đoàn công tác của huyện đã xuống địa phương khảo sát để có chủ trương đầu tư bởi đây là vấn đề cấp thiết. Người dân địa phương cũng hy vọng cây cầu sớm được xây dựng để người dân có thể thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế, giáo dục.

Đức Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Xã hội - 10 phút trước

Tận dụng ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người trẻ ra công viên trải bạt, chuyện trò, chụp ảnh.

Người dân phương Nam thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân phương Nam thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 17 phút trước

Sáng 18/4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã thành kính tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày lễ trọng đại của dân tộc, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời

Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời

Xã hội - 1 giờ trước

Sau một thời gian dài chữa trị, Trung tá Quách Văn Trường đã qua đời. Hơn một năm trước, trong lúc làm nhiệm vụ, Trung tá Trường bị một đối tượng điều khiển xe máy đâm trọng thương.

Không cần hộ chiếu (passport) quốc gia này chuẩn bị cho nhập cảnh với tất cả du khách trên thế giới

Không cần hộ chiếu (passport) quốc gia này chuẩn bị cho nhập cảnh với tất cả du khách trên thế giới

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Đây là một trong số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thủ tục nhập cảnh tự động mà không cần đến hộ chiếu (passport).

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam xin lỗi về tin đồn 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam xin lỗi về tin đồn 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 1 giờ trước

Ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, xin lỗi vì "đã có một số hành động thể hiện sự quan tâm, quý mến đối với nhân viên nữ".

'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Với "chiêu" lừa chốt đơn quần áo qua mạng xã hội, Liễu lừa đảo nhiều người với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Thông tư 29/2015 của Bộ GTVT, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng phát hiện nhiều trang sức có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Xã hội - 5 giờ trước

Sinh thời, trong 9 lần về thăm Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về với Đền Hùng.

Hàng nghìn người đổ về Cố đô Hoa Lư kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh

Hàng nghìn người đổ về Cố đô Hoa Lư kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh

Thời sự - 5 giờ trước

Tối 17/4, tại khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Top