Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam

Thứ sáu, 10:11 10/07/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Để tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của Áo dài Huế và chào mừng Festival Huế lần thứ XI năm 2020 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới”, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam.

Huế "chiếc nôi" của Áo dài Việt Nam

Theo tư liệu lịch sử, xứ Đàng Trong (1558 – 1777), tương truyền Đào Duy Từ từng khuyên chúa Nguyễn Phúc Nguyên đổi cách ăn vận của dân chúng xứ Đàng Trong cho khác biệt hẳn với xứ Đàng Ngoài, tuy nhiễn vẫn chưa thực hiện. 

Mãi đến năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục.

Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam - Ảnh 1.

Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam

Chiếc Áo dài trên đất Huế được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa. Năm 1802, vua Gia Long có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước. Từ đó, chiếc Áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tại Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, trang phục Áo dài Việt Nam sản sinh từ kinh thành Phú Xuân, Huế đã dần dần thay thế các trang phục cổ truyền của xứ Đàng Ngoài, từng bước được điều chỉnh để trở thành trang phục chung cho đàn ông và đàn bà Việt Nam.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Huế từng là Thủ phủ của xứ Đàng Trong vào thời các Chúa Nguyễn, là Kinh đô triều đại Tây Sơn và Nhà Nguyễn, nơi hội tụ các giá trị văn hóa tinh túy, đặc sắc nhất của cả nước từ mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, ẩm thực đến trang phục, trong đó có Áo dài truyền thống, lưu lại những giá trị văn hóa di sản tiêu biểu, đặc sắc của vùng đất Kinh kỳ và của dân tộc Việt Nam.

Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam - Ảnh 2.

Không gian triển lãm áo dài

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, chiếc Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử. Hình ảnh Áo dài đã được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn nhỏ và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền núi Ngự, sông Hương.

Phát huy giá trị tà Áo dài

Tại hội thảo "Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam" các nhà nghiên cứu, đại biểu  trao đổi, thảo luận, đưa ra những bài tham luận để khẳng định giá trị Áo dài truyền thống Việt Nam, Áo dài Huế trong bối cảnh hiện nay, đề xuất những ý tưởng, định hướng, để phát triển Áo dài Huế - Áo dài truyền thống Việt Nam, khẳng định Huế là kinh đô Áo dài Việt Nam.

Hội thảo Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam - Ảnh 3.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội thảo.

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình làng Việt đã khái quát, nhận diện bản sắc Áo dài của đàn ông Việt. Đồng thời, đã nhấn mạnh những nguyên nhân khiến áo dài của đàn ông (áo ngũ thân) bị lãng quên từ giai đoạn sau 1954 đến nay, đồng thời nêu lên thực trạng mặc áo dài hiện nay và đưa ra các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Áo dài Huế.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống, niềm tự hào và là một trong những biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam.

"Thời gian qua, một số hội thảo đã quy tụ được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lí, nhà thiết kế thời tran để phân tích, đánh giá về những khía cạnh lịch sử,  xã hội, nghệ thuật và bản sắc văn hóa của Áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nhận diện Huế là cái nôi đã sản sinh, nuôi dưỡng chiếc Áo dài Việt Nam và Áo dài cũng là một nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Huế vẫn còn bỏ ngõ, chưa nghiên cứu một cách toàn diện." TS Phan Thanh Hải cho hay.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, phát động nhiều chương trình để lan tỏa nét đẹp văn hóa Huế qua trang phục Áo dài truyền thống. "Tôi đã có thư ngỏ vận động cán bộ công sở, giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh cùng mặc Áo dài ít nhất 2 ngày/tuần. Miễn phí vé tham quan di sản Huế đối với phụ nữ mặc Áo dài truyền thống trong các ngày lễ, Tết", ông Thọ nói.

Ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, trong thời gian tới tỉnh sẽ triển khai các giải pháp để khích lệ, cổ vũ người dân mặc Áo dài truyền thống không chỉ trong các dịp lễ nghi mà có thể mở rộng trong các sinh hoạt cộng đồng, để tôn thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, phong cảnh và con người Huế làm cho Huế đẹp hơn, nên thơ hơn, khẳng định áo dài là quốc phục Việt Nam.

 Hoàng Dũng

Hoàng Dũng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top