Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiệu trưởng quyết định lương giáo viên: Tránh "chảy máu chất xám"?

Thứ hai, 15:40 14/01/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Sẽ thí điểm việc hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ quyết định mức trả lương cho giáo viên trong thời gian tới, đó là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị Kế hoạch và Ngân sách năm 2008 các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Khó thực hiện?

Cùng với việc tăng học phí theo nguyên tắc học phí cao, chất lượng cao và phân cấp cho các trường trọng điểm theo hướng với mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở xuống được tự quyết, việc giao cho hiệu trưởng quyết định lương giáo viên được hy vọng sẽ là một biện pháp mạnh tay, nhằm đổi mới cơ chế tài chính trong các trường đại học.

Tuy nhiên, chính Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định rằng đây là một vấn đề khá phức tạp và không dễ thực hiện, vì thế cần phải có đề xuất từ phía các trường.

Trong số báo này, GĐ&XH xin đăng ý kiến của TS Phạm Văn Ngọc – Trưởng ban Kế hoạch tài chính – Trường ĐH Quốc gia Hà Nội về các biện pháp gợi mở nhằm giúp cho việc thực hiện vấn đề này trong thực tế.

Theo TS Phạm Văn Ngọc, Chính phủ đã có quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Nghị định số 43/2006/NĐCP ngày 25/4/2006. Vì thế, vấn đề mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu ra là không khó với các trường ĐH, CĐ công lập. Vấn đề ở đây là nguồn kinh phí để chi trả khoản tiền lương cho giáo viên phải được tính toán thế nào để thu hút được nhân tài, tránh “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học từ các trường công lập sang các trường dân lập – trong trường hợp các trường dân lập trả một mức lương và các chế độ hấp dẫn hơn. Từ đó, ông Phạm Văn Ngọc đưa ra những giải pháp từ cả hai phía Nhà nước và các cơ sở đào tạo.

Nhà nước: Chính sách và cơ chế rõ ràng

Về phía Nhà nước, theo TS Ngọc cần phải có chính sách và cơ chế rõ ràng. Thứ nhất, tiền lương thay vì giao theo chỉ tiêu biên chế như hiện nay thì sẽ giao theo chỉ tiêu đào tạo của tất cả các hệ. Minh họa cho điều này, có thể lấy ví dụ như trong một trường đại học, ngoài hệ đại học còn đào tạo cao học. Tuy nhiên, hiện nay chế độ cho giáo viên đào tạo cao học chỉ đơn thuần là tiền công chứ không có tiền lương. Trong trường hợp giảng viên giảng dạy cao học đồng thời là giảng viên dạy hệ đại học của trường thì điều này khá đơn giản, nhưng nếu giảng viên dạy cao học chỉ dạy cao học thôi thì họ không được hưởng đầy đủ các chế độ khác như bảo hiểm xã hội hay phụ cấp. Như vậy, dễ dẫn đến việc các đối tượng này không nhiệt huyết với việc giảng dạy của mình vì quyền lợi không được đảm bảo. Vì thế, cần phải có chính sách tiền lương giao theo chỉ tiêu đào tạo cho tất cả các hệ, có như vậy mới xác định được tổng chi phí lương phải chi một cách chính xác.

Thứ hai, là Bộ GD&ĐT phải tính lại để quy định lại định mức giờ chuẩn hợp lý để giảng viên vừa có thời gian lên lớp, vừa có thời gian nghiên cứu khoa học và tham gia học tập nâng cao trình độ. Khi giao kinh phí nghiên cứu khoa học phải tính đến cả yếu tố tiền lương, vì nó liên quan đến việc đảm bảo giờ giảng của người tham gia nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, là thay đổi lại chính sách học phí phù hợp với mức chi cho một sinh viên. Cần phải tính toán được là chi cho 1 sinh viên/năm mất bao nhiêu, trong đó ngân sách nhà nước là bao nhiêu, còn lại bao nhiêu phải huy động từ các nguồn khác. Từ đó mới cân đối được các mức chi để tính lương cho giáo viên.

Đơn vị đào tạo: Chủ động và minh bạch

Về đơn vị đào tạo, TS Ngọc nhấn mạnh: Đầu tiên, các cơ sở đào tạo cần xây dựng mức tổng thu từ các nguồn, sau đó là có các giải pháp tạo nguồn thu từ nhiều lĩnh vực hoạt động, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Có như vậy thì việc đào tạo mới tạo ra những sản phẩm thực tế, mới khơi dậy được nhu cầu đặt hàng đào tạo cụ thể từ xã hội.

Các cơ sở cũng cần xác định tổng mức chi tiền lương theo nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chứ không phải theo thâm niên, chức danh, bằng cấp hay mức hệ số dành cho công chức nhà nước nói chung. Cụ thể, hiệu trưởng và một hội đồng nhà trường cần cùng nhau đề ra một hệ thống tiêu chí đánh giá chính xác và công bằng dựa trên một số tiêu chí như giờ giảng, nghiên cứu khoa học… Những tiêu chí này cụ thể tùy thuộc vào từng trường nhưng phải đảm bảo có tính định lượng rõ ràng. Từ hệ thống tiêu chí mà quy ra lương, lương cao hay thấp tùy vào việc đạt được nhiều hay ít tiêu chí. Hàng năm cần xét lại việc đảm bảo tiêu chí để khuyến khích sự phấn đấu của các giảng viên. Một tiêu chí rất quan trọng mà các trường nên lưu tâm đó là sự phản ánh từ phía sinh viên về việc tiếp thu bài học.

            Diễm Anh (ghi)

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top