Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hào sảng chuông chùa giữa Trường Sa

Thứ bảy, 07:50 18/01/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng năm, Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đều cử các chư tăng ra 6 ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa làm nhiệm vụ Phật sự. Hầu hết các vị trụ trì sau khi đã ra nơi đầu sóng ngọn gió đều xem đó như một cơ duyên và thành tâm phát nguyện tiếp tục được lưu lại.

Hào sảng chuông chùa giữa Trường Sa - Ảnh 1.

Sư thầy Thích Tuệ Nhân, trụ trì chùa Trường Sa Lớn thỉnh chuông chùa. Ảnh: Cao Tuân

Điểm tựa tâm linh

Một chiều cuối năm, nghe tin vợ chuẩn bị sinh con đầu lòng, chàng chiến sỹ trẻ thuộc Trạm rada 11, Trung đoàn 292, Sư đoàn 377 - Quân chủng Phòng không Không quân đang công tác tại đảo Trường Sa đã xin phép chỉ huy sang chùa Trường Sa Lớn làm lễ cầu an. Sư thầy trụ trì Thích Tuệ Nhân ngồi thiền cùng với anh suốt nhiều giờ đến khi từ đất liền thông báo tin vui: Người mẹ đã "vượt cạn" thành công, sinh hạ bé trai nặng 3,3 kg.

Ở nơi đảo xa, mỗi khi nghe người thân báo tin lành, tin dữ về gia đình, họ mạc, quê hương bản xứ… những người lính và nhân dân trên đảo chọn chốn nương tựa tâm linh là ngôi chùa. Những ngư dân đánh bắt cá với hải trình dài ngày trên biển cũng vậy, họ thường viếng thăm chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng. Chùa còn là nơi những người con xa quê hương cầu nguyện cuộc sống hòa bình, quê hương vững vàng trước mọi bão giông, sóng gió cuộc đời...

Hào sảng chuông chùa giữa Trường Sa - Ảnh 2.

Từ sảnh chính chùa Vinh Phúc nhìn ra là Biển Đông, đón những tia bình minh đầu tiên của mỗi ngày.

6 ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa gồm các chùa: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết và chùa Vinh Phúc. Nếu chùa Song Tử Tây tọa lạc trước ngọn hải đăng cao vút, thì chùa ở Trường Sa Lớn tọa lạc cạnh đường băng, chùa Sinh Tồn sát bên cụm 7 hộ gia đình dân cư sinh sống. Chùa ở đảo Nam Yết sát cạnh bờ biển, in hình xuống bóng nước lung linh, chùa đảo Sơn Ca tọa lạc giữa triền cát trắng, tiếp giáp với ngọn hải đăng, phía đón những tia bình minh đầu tiên của mỗi ngày. Còn từ bên trong sân chùa Vinh Phúc nhìn ra sẽ thấy hai cột sừng sững, cảnh vật uy nghiêm và mái chùa cong cong in trên nền biển xanh. Điều đặc biệt của 6 ngôi chùa ở đây là sảnh chính diện đều hướng về Thủ đô Hà Nội.

Theo trụ trì chùa, việc đặt sảnh chính diện hướng về Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa thiêng liêng là hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời đó cũng như lời tri ân chân thành của quân dân huyện đảo Trường Sa đối với nhân dân Hà Nội: Ngôi chùa được xây dựng nhờ phần lớn kinh phí do nhân dân Thủ đô quyên góp.

Cột mốc chủ quyền

Hào sảng chuông chùa giữa Trường Sa - Ảnh 3.

Người dân sống trên đảo Sinh Tồn đến thăm viếng chùa dịp cuối năm.

Giữa biển trời mênh mông, mỗi sớm bình minh, mỗi hoàng hôn buông xuống, tiếng chuông chùa ngân nga như tiếp thêm cho quân dân Trường Sa sức mạnh về nội lực tinh thần, để những người lính ở đây thêm vững vàng tay súng canh chủ quyền Tổ quốc. Thời gian thỉnh chuông của 6 ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa đều bắt đầu từ lúc 4 giờ 30 phút sáng và 18 giờ chiều.

Theo lý giải của nhà tu hành, tiếng chuông chùa lúc 4 giờ 30 phút mỗi sáng, khi giấc ngủ đã căng tròn và bình minh bắt đầu hừng sáng một ngày mới, đó không chỉ là tiếng chuông thức tỉnh lương tri con người hướng về nguồn cội, mà còn là tiếng chuông báo hiệu một ngày mới an lành. Tiếng chuông lúc 18 giờ chiều như khép lại sau một ngày làm việc mưu sinh, là thời gian mọi người nghỉ ngơi, lòng hướng về Tam bảo.

Đã thành lệ, các đoàn công tác ra thăm đảo bao giờ cũng đến chùa dâng hương lễ Phật, cầu mong quốc thái dân an. Sau lễ dâng hương, trụ trì chùa đã thỉnh 108 tiếng chuông. Đã từng đi qua nhiều vùng đất linh thiêng, nghe nhiều tiếng chuông chùa nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy xúc động như nghe tiếng chuông chùa ở đảo hôm ấy. Trong tiếng sóng rì rào, tiếng chuông chùa ngân dài trong không gian bao la của trời biển tạo nên một cảm giác bồi hồi khó tả…

Ở đảo Sơn Ca, trụ trì chùa Sơn Linh rất gần gũi với cán bộ, chiến sĩ ở đảo. Cánh lính trẻ tập luyện thể thao bị chấn thương vẫn thường nhờ thầy chữa giúp. Thầy là "bác sĩ" thứ 2 ở đảo sau đội ngũ lính quân y. Nhiều ca bị trật khớp, bong gân đều nhờ thầy chữa trị. Lúc rảnh rỗi, trụ trì chùa còn tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh, chào cờ với đơn vị bộ đội trên đảo hay đón khách từ đất liền ra thăm.

Ấn tượng nhất là ở chùa Trường Sa Lớn với nhiều cây bồ đề - loài cây gắn liền với Phật giáo được đưa từ đất liền ra. Cứ sáng Chủ nhật hàng tuần, anh Nguyễn Quốc Anh cùng vợ Nguyễn Thị Mỹ Dung và hai con Nguyễn Thị Mỹ Hòa và Nguyễn Quốc Bảo Châu lại đến chùa cầu nguyện và giúp trụ trì quét dọn khuôn viên chùa. Chị Hòa tâm sự: "Ở đảo, cứ ngày rằm, ngày Tết, ngày lễ, nhất là ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, mọi người đến chùa thắp hương cầu nguyện. Lễ ở đây cũng đơn giản, chỉ đĩa xôi, hoa quả tự trồng. Hoa quả đôi khi không chín đúng ngày rằm, nên đôi khi mâm quả cũng chỉ là đu đủ, chuối xanh. Tuy vậy, trong tâm tưởng chúng tôi lại rất bình yên…".

Cũng tại thị trấn nhỏ này, nơi được ví như trái tim của huyện đảo Trường Sa, bao đời qua các thế hệ con cháu được sinh ra, lớn lên tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha. Ngôi chùa ở Trường Sa chính là biểu tượng cho sự nương tựa về tinh thần, là chốn tâm linh để con người ngưỡng vọng thờ phụng và gửi gắm niềm tin vào sự che chở, cầu mong yên bình, an lạc. Chùa ở Trường Sa không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, không chỉ là địa điểm văn hóa tâm linh mà còn là cột mốc chủ quyền của người Việt vững vàng trước mọi bão giông.

Hòa thượng Thích Giác Nghĩa (Ban nghi lễ Phật giáo tỉnh Khánh Hòa) tâm sự với chúng tôi: "Những ngôi chùa hiện diện trên quần đảo Trường Sa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh và xác nhận chủ quyền của đất nước. Tôi đã từng tham gia nhiều lễ cầu siêu trên cả nước, nhưng lễ cầu siêu ở những ngôi chùa trên Trường Sa thật đặc biệt, khiến tôi vô cùng xúc động và cảm nhận rõ hơn mối giao hòa âm dương. Mong rằng hàng năm chúng ta tổ chức đại lễ cầu siêu nơi đây như một hành động tri ân với các liệt sỹ vị quốc vong thân".

Hoàng hôn trên đảo Trường Sa lắng đọng trong tiếng chuông chùa khoan thai loang ra trên sóng biển. Giữa tiếng sóng và tiếng gió biển đêm nhưng tiếng chuông chùa vẫn ngân nga vọng lại. Tiếng chuông chùa nơi đây nghe da diết như được gióng lên từ niềm khát khao hòa bình của người Việt giữa Biển Đông.

“Ngoài bổn phận thờ Phật, các chùa ở huyện đảo Trường Sa đều có ban thờ anh hùng liệt sĩ - những người đã hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Quân và dân trên đảo đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, nhưng nói chung khi đến chùa, mọi người đều một lòng thành kính, hướng về Tổ quốc Việt Nam, tin tưởng mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, đất nước sẽ thanh bình và phồn thịnh…”, Sư thầy Thích Tuệ Nhân, trụ trì chùa Trường Sa Lớn tâm sự.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Xã hội - 37 phút trước

GĐXH - Trong quá trình điều khiển xe máy lưu thông trên QL18 đoạn chạy qua địa phận phường Yên Thanh, chị T. bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo đi cùng chiều. Cú va chạm khiến chị T. cùng xe máy ngã ra đường và bị ô tô đầu kéo chèn qua tử vong.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 40 phút trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 49 phút trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin phản ánh 3 cây sao đen trăm tuổi trước các ngôi nhà mới xây trên phố Lò Đúc bị chết bất thường.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 28/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Top